Pages

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Người biểu tình Hong Kong 'được tập huấn'

Đâu là nơi bạn gặp được một nhóm gồm người đào tẩu từ Bắc Hàn, một người Serbia tự nhận là chuyên gây rối trật tự, một người từng tham gia biểu tình Thiên An Môn và thành viên nhóm nhạc punk Pussy Riot trong cùng một căn phòng?
Trong khi sinh viên Hong Kong tiếp tục biểu tình và đàm phán không mấy thuận lợi với chính quyền, các nhà hoạt động dân chủ trên khắp thế giới, những người giúp tổ chức chiến dịch đấu tranh, đã họp nhau lại.

Diễn đàn Tự do Oslo là một trong số cuộc gặp gỡ lớn nhất thế giới giữa các nhà đấu tranh nhân quyền, và năm nay chương trình này có thêm mối căng thẳng khác, khi các nhà hoạt động cố gắng đối phó lại hành động của Bắc Kinh ở Hong Kong bằng cách giữ vững lập trường.
Các nhà hoạt động đang giận dữ trước điều mà họ cho là đề nghị của Bắc Kinh nhằm giải quyết cuộc bầu cử lãnh đạo mới của Hong Kong.

'Đào tạo biểu tình'

Tuy nhiên đây hoàn toàn không phải là cuộc biểu tình ngẫu hứng, cuộc họp ở Na Uy hé lộ bí mật rằng kế hoạch biểu tình đã được ấp ủ từ gần hai năm trước.
Ý tưởng là dùng hành động bất bạo lực như một loại “vũ khí hủy diệt hàng loạt” để thách thức chính quyền Trung Quốc.
Các nhà tổ chức lên kế hoạch thuyết phục 10.000 người xuống đường, chiếm cứ đường sá ở trung tâm Hong Kong hồi tháng tháng 01/2013.
Họ tin rằng động thái kiểm soát bầu cử Hong Kong của Trung Quốc sẽ đưa ra điểm nóng mà việc bất tuân của dân thường có thể hiệu quả, và lên kế hoạch dựa theo đó.
Chiến thuật của họ không chỉ là lên kế hoạch thời gian và tính chất biểu tình, mà còn về việc điều khiển nó như thế nào.
BBC được biết nhiều người tham gia biểu tình, có lẽ khoảng hơn 1000 người, được tập huấn rất cụ thể để có thể giúp chiến dịch này hiệu quả.

'Cuộc đua thế giới mới'

Ông Serdja Pôpvic nói cần 'phải hiểu được luật của chiến trường không quân sự'.
Jianili Yang, học giả người Trung Quốc, từng tham gia cuộc biểu tình bạo động ở quảng trường Thiên An Môn 25 năm trước.
Ông tư vấn cho người biểu tình Hong Kong gần như mỗi giờ.
Ông nói học sinh sinh viên tổ chức tốt hơn hẳn những người từng tham gia Thiên An Môn, với cấu trúc rõ ràng hơn, hiệu quả hơn cho các hoạt động và có mục tiêu rõ ràng về việc họ muốn đạt được điều gì.
Nhưng ông nói thêm rằng trách nhiệm với những gì xảy ra tiếp theo không chỉ phụ thuộc riêng vào người biểu tình hay nhà hoạt động dân chủ như những người tụ tập ở Oslo này, mà là của cả thế giới.
Jamila Raqib, giám đốc điều hành viện Abert Einstein ở New York, một tổ chức nhân quyền quốc tế, nói: “Người biểu tình được dạy cách cư xử trong lúc biểu tình.
“Làm sao để giữ hàng lối, cách nói chuyện với cảnh sát, làm sao để sắp xếp di chuyển, cách dùng những người giữ trật tự trong phong trào, người ta được đào tạo đặc biệt.
“Và cũng là cư xử như thế nào khi bị bắt – những chuẩn bị thực tiễn như nhu cầu nước uống và thực phẩm, phong trào sẽ tồn tại lâu hơn nếu người ta được chăm sóc, và làm thế nào để xử l‎ý khi bị phun vòi rồng và các kiểu bạo lực khác của cảnh sát.”
Và các cuộc biểu tình không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Serdja Popovic từng là một trong những lãnh đạo sinh viên tham gia vụ lật đổ cựu Tổng thống Serbia Slobodan Milosevic.
Từ đó ông đi đào tạo các nhà hoạt động trên suốt 40 quốc gia khác nhau, nhưng ông nói kỹ thuật hành động bất bạo động mà ông ủng hộ chỉ dẫn tới thay đổi thành công và lâu dài ở sáu trên bảy quốc gia.
Ông cho rằng nhu cầu về các phương thức tổ chức và chia sẻ vai trò lãnh đạo cao hơn bao giờ hết.
Ông nói sau cuộc đua quân sự của thế kỷ 20, “những gì chúng ta đang thấy là một cuộc đua thế giới mới – liệu cả người tốt lẫn kẻ xấu có rút ra được bài học?"

'Thủ thỉ để đạt dân chủ'

Hai thành viên nhóm Pussy Riot nói về trải nghiệm bị bắt giữ và giam cầm
Ông Popovic nói dù là ở Georgia, Ukraine, Ai Cập hay Hong Kong, “bạn có thể nhìn vào những phong trào này – và thấy quy luật của nó”.
“Bạn phải hiểu được luật của chiến trường không quân sự.”
Công việc của ông ở Oslo, cùng với việc viết lách về nhà hoạt động nhân quyền Gene Sharp, đòi hỏi rất nhiều thứ.
Có điều gì đó vô lý trong các cuộc họp ở Oslo – khi xuất hiện các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, tin tặc người Mỹ, nhà hoạt động từ châu Phi, Trung Đông và Nga, trao đổi thông tin qua những ly champagne và đồ ăn nhẹ.
Cũng như mọi cuộc họp nào khác, phần lớn công việc được hoàn thành sau giờ chính thức, dù cho đó chỉ là thủ thỉ để đạt được dân chủ.
Hai thành viên nhóm nhạc punk của Nga, Pussy Riot mà thành viên của nhóm từng bị Tổng thống Putin giam giữ cũng ở đây.
Họ nói muốn “mở quan hệ cá nhân” và gặp gỡ những người khác đang làm các công việc nhân quyền tương tự.
Sự kiện này cho thấy đấu tranh cho dân chủ hoặc nhân quyền ở thế kỷ 21 hiếm khi xảy ra đơn độc.
Nhà hoạt động, dù là những người đang ở đường phố Hong Kong, hay từ những khu vực khác trên thế giới đang chia sẻ thông tin nhanh hơn hẳn trước kia.

Không có nhận xét nào: