Pages

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Trúc Giang MN – Phạm Bình Minh không đi Mỹ là do bị Dương Khiết Trì cấm

1* Mở bài
Phạm Bình Minh không được đi Mỹ theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry là do bị Dương Khiết Trì qua tận Việt Nam cảnh cáo và ngăn cấm.
Ngày 2-5-2014, Trung Cộng kéo giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam.
Ngày 21-5-2014, trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Mỹ mời Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang thăm Mỹ.
Ngày 17-6-2014, Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ Trung Cộng sang Việt Nam mà tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) cho biết lý do như sau: “Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã cảnh cáo và ban huấn thị nội dung như sau: “Giàn khoan HD-981 nằm trong vùng biển của Trung Quốc. “Việt Nam phải kềm chế trước khi quá trễ”. “Phải ngưng quấy nhiễu việc thăm dò dầu khí của Trung Quốc”.”Phải tránh quốc tế hóa, không được làm phức tạp thêm vấn đề”.

Ông Dương nhấn mạnh: “Việt Nam không nên tìm kiếm sự ủng hộ về vật chất và tinh thần từ các nước khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên hứa với Dương Khiết Trì như sau: “Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, luôn luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, mong giữ gìn, củng cố không ngừng làm cho quan hệ Việt-Trung phát triển mạnh mẽ, ổn định và lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước dựa trên căn bản 16 chữ vàng và 4 tốt” (Nguyễn Phú Trọng)
Thế là Phạm Quang Nghị đi trước Phạm Bình Minh, mà đi một cách âm thầm để tránh bị quan thầy trở qua chửi bới, cấm cản thêm nữa.
Rõ ràng là Phạm Bình Minh bị Trung Cộng cấm đi theo lời mời nói trên. Đó là lý do đi trước, đi sau. Còn về nội dung thì được phân tích như dưới đây.
2* Nội dung trao đổi giữa Việt Mỹ
Quan hệ ngoại giao Việt Mỹ không chỉ dựa trên căn bản lợi ích của hai bên, mà còn có yếu tố thứ ba là Trung Cộng tác động vào cho nên chịu ảnh hưởng tay ba. Mỹ có tự do quyết định chính sách của mình, trái lại Việt Nam thì không. Bằng chứng rõ ràng là Phạm Bình Minh muốn sang Mỹ thì phải qua Trung Cộng trước. Trước kia cũng vậy, Trương Tấn Sang muốn đi Mỹ thì cũng phải theo thủ tục đó.
Trong mấy tuần qua dư luận trong và ngoài nước bàn tán xôn xao về việc Hoa Kỳ nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và việc ông Phạm Quang Nghị và Phạm Bình Minh đi Mỹ.
Ba việc được phân tích và bình luận là: việc mua bán vũ khí, gia nhập đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương và về Biển Đông. Cụ thể của vấn để Biển Đông là việc tập trận chung của hải quân hai nước. Nói rõ ra là Mỹ muốn VN cho Mỹ xử dụng cảng Cam Ranh để chuẩn bị tập trận.
Nếu nhìn tổng quát thì có thể thấy tuy ba mà là một. Đó là Mỹ đưa ra hai điều kiện, là cho gia nhập đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP=Trans-Pacific Partnership) và bán vũ khí sát thương để đổi lại là Việt Nam cho Mỹ xử dụng cảng Cam Ranh để lập trạm kiểm soát tuyến đường hàng hải từ Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca, đi ngang qua Biển Đông để ra Thái Bình Dương. Điều nầy rất cần thiết khi Trung Cộng xây dựng những cơ sở quân sự ở hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Về phía Mỹ thì việc bán vũ khí và cho gia nhập vào TPP rất dễ thực hiện, trái lại cho Mỹ xử dụng cảng Cam Ranh để tập trận chung rất khó đối với Việt Nam. Nếu VN vượt qua được cái khó nầy thì xem như bước đầu của việc “thoát Trung”, nhưng CSVN đã bị cấy “sinh tử phù” và đang đội cái vòng kim cô cho nên dù có muốn thoát Trung cũng không được. Hơn nữa bán nước là truyền thống của đảng CSVN.
Nếu mục đích chính không đạt được thì hai bên nhích lên một chút, tức là Mỹ bán vũ khí nhỏ giọt và cho gia nhập TPP ở mức độ hạn chế nào đó thôi. Trái lại Việt Nam cũng nhỏ giọt cho tàu Mỹ tiếp cận ở một mức độ có giới hạn.
Việc ông Phạm Quang Nghị và Phạm Bình Minh đi Mỹ vẫn nằm trong kế hoạch và sắp xếp của Đảng CSVN, không có ông nào được hành xử và phát biểu theo quan điểm cá nhân của mình cả.
Có ý kiến cho rằng đảng CSVN có ý muốn “thoát Trung” bắt đầu bằng việc xáp lại gần với Mỹ. Điều nầy rất khó thực hiện vì Nguyễn Phú Trọng thề ăn đời ở kiếp với Trung Cộng, hơn nữa đảng CSVN đã bị lún quá sâu vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm từ lâu rồi.
Nhưng nếu muốn chuộc lại tội bán nước của đảng CSVN bằng cách “thoát Trung” thì đó là hành động đáng được hoan nghênh.
3* Việc mua bán vũ khí
3.1. Vì sao Việt Nam cần mua vũ khí của Mỹ?
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, không mua vũ khí của Mỹ thì mua chỗ khác cũng vậy thôi, có gì đâu mà Trung Cộng phải lo cho mệt. Tuy nói thế, nhưng đã từ nhiều năm qua VN muốn mua cho được vũ khí của Mỹ.
Ngày 17-12-2009, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sang Hoa Kỳ xin bỏ lịnh cấm bán vũ khí sát thương để VN được mua các thứ vũ khí đó.
Ngày 21-1-2012, sau khi rời Việt Nam, trong cuộc họp báo tại Bangkok, Thái Lan, TNS John McCain cho biết: “Việt Nam đã có một danh sách dài về các loại vũ khí xin được mua từ HK, thế nhưng, Mỹ sẽ không bán vũ khí, nếu như VN bỏ “bước lùi” về nhân quyền trong những ngày gần đây”. TNS McCain cho biết thêm: “Hà Nội chưa có tiến bộ về nhân quyền, mà trên thực tế đã bước lùi về vấn đề nầy”.
Việt Nam cần mua vũ khí của Mỹ. Lý do dễ hiểu là những vũ khí hiện đại nhất mà VN đang có thì Trung Cộng cũng đã có, và có trước nhiều năm nay rồi. Qua xử dụng, Trung Cộng đã có kinh nghiệm, đã biết những điểm yếu của mỗi loại mà VN cho là hiện đại nhất. Hơn nữa, với trình độ khoa học kỹ thuật vượt trội, Trung Cộng đã nâng cấp những vũ khí như tàu ngầm lớp Kilo, chiến đấu cơ Su-30MK2, tàu chiến Gepard 3.9 cho nên vũ khí của VN trở thành lỗi thời so với những vũ khí cùng loại của Trung Cộng.
Lịnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đã có từ năm 1984 dưới thời tổng thống Ronald Reagan.
Việc mua bán vũ khí sát thương có liên quan đến nhân quyền, cho nên thời gian gần đây CSVN đã thả một số tù nhân lương tâm để chứng minh có tiến bộ về nhân quyền. Bày tỏ thiện chí như thế cũng chỉ vì muốn mua vũ khí chớ không phải thực chất nhân quyền của Việt Cộng. Chế độ nầy luôn luôn bắt cóc công dân của mình làm con tin để trao đổi những vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự với các quốc gia Tây phương…
3.2. “Trung Cộng không dám coi thường lực lượng quốc phòng Việt Nam”
Đó là nhận xét của GS Lyle Goldstein thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ, ông cho biết “Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam có khả năng đánh những đòn thí mạng, chí tử bằng ngư lôi hay hỏa tiễn hành trình chống hạm”.
Nhìn một cách tổng quát thì có thể nói như thế nhưng nếu nhận xét kỹ hơn thì Việt Nam chỉ có 6 tàu ngầm lớp Kilo mà Trung Cộng đã có 12 chiếc loại nầy và 51 tàu ngầm nguyên tử trang bị hỏa tiễn hạt nhân tầm gần và tầm xa tức là hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa.
Còn cái khái niệm gọi là “đánh chí tử” đối với CSVN thì chỉ là một ảo tưởng vì CSVN luôn luôn giương cao lá cờ 16 chữ vàng và 4 tốt để giải quyết tranh chấp trên biển, được thể hiện từ vụ hải chiến Trường Sa năm 1988 đến vụ giàn khoan HD-981 vừa qua.
Một dẫn chứng cụ thể vừa qua cho thấy, hồi tháng 5 năm 2014, khi Trung Cộng đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, lúc đó VN có chiến hạm hiện đại Gepard 3.9 được trang bị vũ khí hiện đại, đồng thời VN cũng đã triển khai hệ thống hỏa tiễn K-300 P Bastion. P  phòng vệ vùng biển mà trong khi đó Trung Cộng chỉ có những tàu bán quân sự là tàu hải giám và tàu cá bảo vệ giàn khoan.
Nắm được vũ khí vượt trội hơn kẻ địch tại mặt trận, thế mà VN lại đưa hông ra cho tàu Trung Cộng đâm vào bể sườn 25 tàu chấp pháp.
Khi xuất quân thì báo chí nhà nước tuyên truyền rùm ben, nào là đoàn tàu VN 29 chiếc với khí thế hăng say, với tinh thần quyết chiến quyết thắng, cầm gươm ôm sung xông tới, hùng dũng tiến ra phía trước để thi hành nhiệm vụ vinh quang là bảo vệ tổ quốc, thế nhưng vì tàu lạ đông quá, to lớn quá nên áp dụng chủ trương 16 chữ vàng và 4 tốt, đưa hông đứng nhìn tàu lạ đâm vào xem chơi.
Dẫn chứng cụ thể nêu trên cho thấy khái niệm “đánh chí tử” chỉ là một hoang tưởng đối với CSVN.
3.3. Vũ khí Việt Nam đủ sức răn đe Trung Cộng hay không?
Để trả lời câu hỏi nầy trước hết cần biết tổng quát về tương quan lực lượng giữa hai bên và kế đó là Việt Cộng có dám chống lại quan thầy Trung Cộng hay không?
Thiếu tướng Lê Mã Lương tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’, Lê Đức Anh
Việt Cộng đưa quân ra trận chiến đấu bảo vệ tổ quốc mà ra lịnh tuyệt đối không được nổ súng vào Trung Quốc. Vừa qua, trong vụ giàn khoan HD-981 cũng có lịnh như thế, và trước kia trong trận “hải chiến” (CQ-88), Trường Sa cũng có lịnh cấm nổ súng như thế. Cấm nổ súng vào quan thầy Trung Cộng đã trở thành cái truyền thống của đảng bán nước CSVN.
Mới đây một thiếu tướng Việt Cộng, Lê Mã Lương, là cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt – Trung tiết lộ như sau: “Trước khi xảy ra trận hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải nhận lịnh “không được nổ súng” trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”.
Về tương quan lực  lượng hải quân, xin liệt kê những tàu chiến và phi cơ hiện đại mà thôi.
  • Trung Cộng
  • Hạm đội: 3 (Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) = 168 chiếc tàu chiến.
  • Hàng không mẫu hạm: 1 (Liêu Ninh)
  • Tàu ngầm: 61
  • Phi cơ thế hệ 4 và 4.5: 100 chiếc (76 su-30MKK + 24 Su-30MK2)
       Việt Nam Su-1 30MK2            Chiến hạm Gepard 3.9                Tàu ngầm lớp Kilo
  • Việt Nam
  • Hạm đội: 0
  • Phi cơ thế hệ 4.5: 20 chiếc Su-30MK2
  • Chiến hạm Gepard 3.9: 4 chiếc
Đối chiếu lực lượng hai bên như thế, cho thấy dù VN có mua thêm bao nhiêu vũ khí cũng không theo kịp một cường quốc như Trung Cộng. Có lẻ đó là lý do để VN nêu cao tinh thần yêu chuộng hòa bình bằng cách giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, đối thoại.
Đối với kẻ cướp chuyên dùng sức mạnh thì mọi lý lẻ, phải trái, chẳng ăn thua gì. Lý lẻ của kẻ mạnh bao giờ cũng đúng.
Về việc mua bán vũ khí, ông Ernest Bower, giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết: “Kẻ cần mua và người cần bán là điều không thể tránh khỏi vì lợi ích đôi bên. Vấn đề quan trọng là lập trường chính trị của đảng CSVN có bị chi phối hay không. Những lãnh đạo chính trị và quân sự có tư tưởng thân Tàu, lệ thuộc Tàu đang nắm chính quyền. Họ bị mua chuộc thì liệu việc mua vũ khí sát thương có gì bảo đảm cho việc bảo vệ chủ quyền hay không. Một khi anh nhượng bộ kẻ thù, nhu nhuợc trong việc bảo vệ ngư dân, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải thì có vũ khí cũng chẳng có lợi ích gì.”
4* Nói về đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
1
Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership-TPP) là khu vực thương mại tự do, hàng hóa được tự do lưu thông vì đã được miễn các loại thuế quan và các rào cản như quota xuất nhập cảng chẳng hạn.
4.1. Hoa Kỳ bao vây Trung Cộng về mặt kinh tế
Trong chiến lược xoay trục, trở lại châu Á mà tổng thống Obama đã khẳng định “Chúng tôi trở lại để ở lại (We are back to stay). Ngoài vòng đai quân sự ra, Hoa Kỳ còn thiết lập một vòng đai kinh tế gồm 10 quốc gia châu Á Thái Bình Dương mà Trung Cộng cho rằng Mỹ đã bao vây họ về quân sự và kinh tế.
1). Tổ chức đầu tiên: Hiệp định P-4
Ngày 3-6-2005, bốn quốc gia nguyên thủy là Singapore, Chile, New Zealand và Brunei đã ký Hiệp định P-4 (Pacific-4), có hiệu lực từ ngày 28-5-2006, thành lập một khu vực thương mại xóa 90% rào cản thuế quan và giao kết đến năm 2015 thì không còn bất cứ rào cản nào nữa trong việc xuất nhập cảng hàng hóa giữa 4 nước.
2). Gia nhập TPP bằng đàm phán song phương
Tháng 9 măm 2008, Hoa Kỳ đàm phán và đã gia nhập vào P-4. Hoa Kỳ gia nhập sau nhưng vì thị trường Hoa Kỳ quá lớn nên chủ động đàm phán song phương với quốc gia nào muốn vào thị trường Mỹ một cách tự do mà không có thuế và rào cản nào cả.
Hiện có 11 quốc gia đã qua 7 cuộc đàm phán (Negociate) với Mỹ là: Mỹ, Singapore, Chile, Brunei, New Zealand, Úc, Peru, Malaysia và Việt Nam.
Một số quốc gia chuẩn bị hồ sơ xin vào đàm phán gồm có: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Canada và Philippines.
3). Điều kiện để gia nhập vào đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương 
Điều kiện căn bản để được gia nhập TPP là nền kinh tế thị trường tự do (Market Economy) của chủ nghĩa tư bản, trong đó cạnh tranh công bằng giữa tiền vốn tư nhân đối với tư nhân. Trái lại, trong kinh tế quốc doanh thì tiền vốn do ngân sách nhà nước khổng lồ, bơm vào không có giới hạn, do đó vốn tư nhân không thể cạnh tranh được với nhà nước.
4). Những nội dung đàm phán giữa Mỹ và Việt Nam
  1. Về xuất xứ hàng hóa
Ví dụ như sản phẩm dệt may và da giày. Nếu vải và chỉ sợi được sản xuất tại VN thì hàng hóa được xem là sản phẩm của VN. Trái lại, nếu những vật liệu nầy nhập khẩu từ Trung Cộng vào, thì hàng hóa đó được xem như hàng gia công, không được xếp vào hàng hóa của VN. Da giày cũng vậy.
Về đồ gỗ. Phải chứng minh rằng gỗ không phải là do cướp hoặc buôn lậu gỗ trong rừng của Lào mà VN bị cáo là khai thác gỗ lậu.
  1. Về lao động
Phải cho công nhân được tự do thành lập công đoàn hay nghiệp đoàn độc lập, không thuộc nhà nước.
Việt Nam muốn được gia nhập đối tác kinh tế Thái Bình Dương (TPP) để hàng hoá tự do vào Mỹ mà không phải đóng thuế và bị giới hạn về các mặt khác.
Hoa Kỳ lấy việc nầy làm điều kiện để nâng cấp hợp tác quân sự, cụ thể là bán vũ khí sát thương và tham gia tập trận chung, nghĩa là cho phép Mỹ xử dụng các hải cảng, phi trường để Mỹ lập trạm kiểm soát tuyến đường hàng hải xuyên qua Biển Đông trong chiến lược bao vây Trung Cộng.
5). Những mặt hàng chủ yếu của Việt Nam bị đánh thuế ở Mỹ
- Thủy sản (cá phi lê, cá da trơn, tôm) năm 2009. Kim ngạch 500 triệu USD. Thuế 6%.
- Dệt may năm 2009. Kim ngạch 4 tỷ USD. Thuế 32%.
- Da giày năm 2009. Kim ngạch 1.3 tỷ USD. Thuế 37%.
- Đồ gỗ năm 2009. Kim ngạch 1.35 tỷ USD. Miễn thuế.
Nếu được cho vào TPP thì tất cả các mặt hàng đều miễn thuế, và xóa bỏ các rào cản khác.
6). Việt Nam phải cải tổ pháp lý của nền kinh tế
Kinh tế Việt Nam là “Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa mà kinh tế quốc doanh là chủ đạo”. Cái đuôi “kinh tế quốc doanh là chủ đạo” không phù hợp với kinh tế thị trường tự do.
Khi gia nhập TPP thì VN phải sửa đổi hệ thống pháp lý phù hợp để vận hành nền kinh tế thị trường như luật đầu tư, công đoàn độc lập… nói chung là tách vai trò của nhà nước ra khỏi nền kinh tế.
Những cải tổ về luật pháp như: luật về quyền thương lượng giữa công đoàn độc lập với chủ nhân, quyền thành lập công đoàn, quyền lao động của công nhân được quốc tế công nhận, luật đầu tư cho người nước ngoài, bỏ việc phân phối lao động của nhà nước…Tóm lại, công an không có quyền xía vào sinh hoạt của công nhân, mà do tòa án lao động xử lý theo luật lao động.
Khi được gia nhập vào TPP thì phải cho nước ngoài tự do vào VN để kinh doanh, trái lại VN cũng được tự do kinh doanh ở nước ngoài theo quy định của tổ chức đã được ký kết chấp nhận.
Muốn được “kết nạp” vào TPP, Việt Nam có một lô công việc phải cải tổ. Đó là những lý do Mỹ lợi dụng để làm khó, bắt chẹt. Những cải tổ đó rất có lợi cho nhân dân vì các quyền tự do đuợc mở rộng ra.
4.2. Nói về thuế chống bán phá giá của hàng hóa quốc doanh.
Kinh tế thị trường tự do của Tư bản dựa trên sự cạnh tranh công bằng giữa các công ty tư nhân với tư nhân.
Công bằng là tư nhân cạnh tranh với tư nhân trên căn bản tiền vốn của tư nhân với nhau.
Không công bằng là, vốn nhà nước do ngân sách quốc gia bơm không giới hạn vào các công ty quốc doanh, sẽ chiếm ưu thế hơn khi nhà nước cạnh tranh với tư nhân. Các nước tư bản với thị trường tự do, vì bảo vệ các công ty nội địa của họ, nên nâng giá hàng hóa quốc doanh bằng một thứ thuế gọi là thuế chống bán phá giá. Nhất là Trung Cộng cố ghìm giá trị của đồng nhân dân tệ ở mức thấp để có giá thành thấp, dễ cạnh tranh với hàng nội địa như ở Hoa Kỳ và Liên Âu.
Kể từ tháng 7 năm 2009, VN bị kiện ra tòa án quốc tế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO=World Trade Organization) 39 vụ vì tội bán phá giá (giá rẻ). Chuyện bất công buồn cười là bị phạt vì tội bán hàng giá rẻ. Khi vào TPP thì không bị phạt về tội bán phá giá, tức là đã có cạnh tranh công bằng giữa tư nhân với tư nhân.
5* Ai cần hơn ai?
Quan hệ Việt Mỹ căn cứ vào nhu cầu của hai bên. Bên nào cần nhiều vào đối phương thì phải chịu lép vế, chịu thiệt thòi trong việc mặc cả, nếu muốn đạt được mục đích yêu cầu.
5.1. Mỹ cần gì ở Việt Nam?
  1. Về quân sự
Nói trắng ra là Mỹ muốn nâng cao mức độ hợp tác quân sự với Việt Nam ở Biển Đông, cụ thể là việc tập trận chung của hai nước mà mục đích của Mỹ là muốn được xử dụng cảng Cam Ranh để lập trạm kiểm soát bảo vệ tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông.
Xử dụng cảng Cam Ranh không phải là yếu tố quan trọng nhất và rất cần thiết đối với Mỹ, vì có nó hay không có nó, cũng không làm thay đổi nhiều về vòng đai chiến lược bao vây Trung Cộng từ Alaska xuống Honolulu, Okinawa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Úc châu, Singapore…
2). Về kinh tế
Về kinh tế, Mỹ không có quyền lợi đáng kể nào ở Việt Nam, trái lại Mỹ và Trung Cộng đều được hưởng lợi về kinh tế của hai nước. Về mặt nầy Mỹ cần Trung Cộng hơn cần Việt Nam.
Xét về hai mặt đã nêu, Mỹ ở thế thượng phong đối với VN.
5.2. Việt Nam cần gì ở Mỹ?
1). Về kinh tế
Việt Nam muốn được gia nhập vào khu vực đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), một mặt thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Cộng, một mặt được vào thị trường tự do miễn thuế và các rào cản khác.
2). Về quân sự
Việt Nam cần Mỹ gia tăng áp lực lên Trung Cộng ở Biển Đông để ngăn chặn hành động xâm chiếm biển đảo của Trung Cộng.
5.3. Hoa Kỳ cần Trung Cộng hơn cần Việt Nam
Hoa Kỳ và Trung Cộng đều hưởng lợi qua thị trường của hai nước.
Hoa Kỳ cần Trung Cộng ở Hội đồng BA/LHQ để không bị phủ quyết, bị thọc gậy bánh xe, về những biện pháp trừng phạt Bắc Hàn, Iran, Syria và việc chống khủng bố quốc tế…
Mỹ bao vây để kìm chế Trung Cộng chớ không có ý định tiêu diệt nước Cộng Sản nầy.
Tóm lại, trong việc mặc cả Mỹ Việt, Hoa Kỳ ở thế thượng phong cho nên Việt Nam phải nhượng bộ hơn nếu như muốn đạt được hai mục đích nêu trên.
Tuy nhiên, vì VN đã lệ thuộc vào Trung Cộng cho nên mức độ nhượng bộ về cảng Cam Ranh cũng có giới hạn. Việt Nam đã tuyên bố ba không trên biển:
Ba không trên biển
Hôm thứ năm 22-5-2014 trang mạng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc lại 3 không của quốc phòng Việt Nam:
  1. Không tham gia liên minh, đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào.
  2. Không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.
  3. Không dựa vào nước nầy để chống nước kia.
Nhận xét về lập trường nầy, GS Tương Lai, cựu cố vấn thủ tướng nói với đài VOA rằng: “Quan điểm trên là tự trói mình, không phù hợp với thực tế”. Ông cho biết tiếp: “Khi mà cái thằng kẻ cướp nó đã vào tận sân nhà mình rồi. Nó chỉa dao, mác, súng ống vào nhà mình. Nó uy hiếp, mà những người trong nhà vẫn nói rằng, Việt Nam không liên minh với một nước khác để chống lại nước thứ ba, như thế không có sự mơ hồ và kỳ cục nào tưởng tượng nổi, nếu không nói đó là một sự ngu xuẩn”.
6* Việt Nam có dám “thoát Trung” hay không?
Căn cứ vào những sự kiện hiện tại và quá khứ thì thấy rằng đảng CSVN chưa muốn thoát ra khỏi cái truyền thống làm tay sai bán nước lâu đời của Đảng.
Khi Dương Khiết Trì đích thân qua cảnh cáo thì việc đi Mỹ của Phạm Bình Minh bị gác qua một bên. Trước khi qua Mỹ, ông Minh phải qua trình báo, cam kết, xin phép chứng tỏ đứa con hoang đã trở về mái nhà đại gia đình các dân tộc Trung Quốc. Đi phải thưa, về phải trình đúng là đứa con ngoan có lễ phép.
Mới đây, ngày 25-9-2014, Việt Nam đã khánh thành đường “cao tốc” Việt-Trung để xoá bỏ ranh giới địa lý giữa hai nước.
Rồi nào là đủ thứ: lập Viện Khổng Tử, xây cung hữu nghị, định hướng dư luận, tổ chức ăn mừng quốc khánh mẫu quốc tưng bừng suốt 10 ngày bằng kỷ niệm ngàn năm Thăng Long. Ông Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long không phải là một sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc. Cũng như Hồ Chí Minh đẻ ra ngày sanh là ngày 19 tháng 5 để đón rước thằng Tây nào đó đến VN.
Một việc vô cùng quái gở là Nguyễn Thiện Nhân cam kết sẽ tổ chức giáo dục người dân VN hòa đồng với các sắc tộc ở Trung Hoa.
7* Kết quả việc mua bán vũ khí sát thương
Ngày 3-10-2014, sau cuộc gặp gỡ giữa John Kerry và Phạm Bình Minh thì Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, việc dỡ bỏ chỉ áp dụng cho mục đích bảo vệ an ninh trên biển. Bán thứ vũ khí nào thì sẽ được giải quyết từng trường hợp.
Một quan chức Mỹ xin giấu tên tiết lộ: “Nhu cầu của khu vực là tăng cường khả năng của các nước bạn bằng cách duy trì sự hiện diện quân sự  để giải quyết xung khắc chủ quyền”
Cụm từ “tăng cường khả năng của các nước bạn bằng cách duy trì sự hiện diện quân sự” có thể hiểu là Mỹ muốn duy trì sự hiện diện quân sự ở Cam Ranh.
Một chi tiết được giới phân tích nhấn mạnh là việc thông báo bán vũ khí cho Việt Nam chỉ một ngày sau cuộc gặp gỡ giữa Ngoại trưởng John Kerry với Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc. Có lẻ vì thế mà khi Phạm Bình Minh đang ở New York đáng lẻ chỉ đi “vài bước” thì đến gặp John Kerry, nhưng ông ta phải qua Canada trong khi Vương Nghị ở Washington.
Human Rights Watch cho biết, chính quyền Mỹ bỏ cấm vận quá sớm. Chính quyền Việt Nam chưa xứng đáng được thưởng vì họ tiếp tục bắt giam người, số người được thả ít hơn số người bắt thêm.
Về nhân quyền, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, muốn nới lỏng thêm về cấm vận thì Việt Nam phải có tiến bộ về nhân quyền.
Tóm lại, việc bán vũ khí nhỏ giọt, còn vấn đề gia nhập TPP có lẻ cũng không có tiến bộ gì khi Mỹ chưa được cho quân đội có mặt thường xuyên ở khu vực. Cam Ranh.
8* Kết luận
Báo chí nói nhiều về chuyến đi của hai cán bộ họ Phạm. Hy vọng Phạm Bình Minh sẽ tạo ra một bước khởi sắc cho VN. Nhưng thật ra Phạm nào cũng rứa mà thôi, tức là không có Phạm nào dám phát biểu ý kiến riêng của mình cả. Mà Phạm nào cũng phạm tội đồng lỏa bán nước của Đảng. Đảng viên cao cấp thì tội nặng hơn đảng viên tép riu.
Việc mua vũ khí. Truyền thống cấm nổ súng vào Trung Cộng khi ra trận, vậy thì mua vũ khí để làm gì? Để bịp. Vì trong nước đã có những công dân can đảm dám nói về việc bán nước, cho nên mua vũ khí để chứng tỏ Đảng có ý chí và quyết tâm cao độ trong việc bảo vệ lãnh thổ và tổ quốc. Lại bịp.
Việc gia nhập vào đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) tùy thuộc vào mức độ hợp tác quân sự là Hoa Kỳ được xử dụng cảng Cam Ranh để tập trận chung. Nếu không đạt được như ý muốn thì mỗi bên nhích lên một chút để chứng tỏ có tiến bộ trong bang giao giữa hai nước. Xích lại gần với Mỹ là nguyện vọng của đa số người VN. “Đi với Mỹ thì mất Đảng, đi với Tàu thì mất nước”. Lại là đòn chính trị của Đảng.
Căn cứ vào tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để biết tương lai của VN như thế nào:  “Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán của Đảng. Nhà nước và nhân dân Việt Nam, luôn luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, mong giữ gìn, củng cố không ngừng làm cho quan hệ Việt-Trung phát triển mạnh mẽ, ổn định và lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước dựa trên căn bản 16 chữ vàng và 4 tốt” (Nguyễn Phú Trọng)
Cha nội nầy ăn gian, lạm dụng hai chữ “nhân dân” vì ngoài đảng CSVN ra, đại đa số nhân dân VN, không có nhân dân nào muốn bị lệ thuộc vào bọn Tàu khựa nầy cả.
Trúc Giang
Minnesota ngày 3-10-2014

Không có nhận xét nào: