Việt Nam trong nước đang chuyền tay nhau, âm thầm kỷ niệm 3 năm ngày hàng ngàn sinh viên học sinh, blogger cùng nhau xuống đường phản đối Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa, cũng như phản đối công hàm bán nước của thủ tướng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng. Không ai bảo ai nhưng mọi người đều nhớ ngày 9 tháng 12 hàng năm, một ngày lịch sử của cuộc phản kháng bất ngờ tự phát từ Nam chí Bắc, làm hoảng loạn toàn bộ hệ thống an ninh mật vụ Cộng sản Việt Nam.
Hoảng sợ đợt kỷ niệm này, Cộng sản Việt Nam đã tung ra đợt đàn áp blogger khốc liệt nhất, bắt giam blogger Anh ba Saigon tức luật sư Phan Thanh Hải, và tăng thời gian giam cầm với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Lý do là những nhân vật này được coi là một trong những tên tuổi làm dấy lên phong trào. Ngay trong buổi sáng 9 tháng 12, hàng loạt các blogger quan trọng đều bị công an gọi lên, thẩm vấn, cầm giữ nhằm tránh một cuộc kỷ niệm phản kháng, có thể làm phật lòng quan thầy Trung Cộng và hơn nữa, lộ thêm bộ mặt bán nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điểm lại sự kiện nói trên, có các cột mốc như sau: Vào tháng 7 năm 2007, một đơn vị Hải Quân Trung Cộng bắn chết 1 ngư dân Việt và làm một số bị thương, cũng như đánh chìm ngư thuyền Việt, gần đảo Trường Sa vì lý do họ gọi rằng những ngư thuyền này ôxâm phạm lãnh hảiọ của họ. Vụ bắn giết này xảy ra trước sự chứng kiến của tàu Hải Quân Cộng sản Việt Nam. Tàu Hải Quân chỉ đứng nhìn chứ không có hành động nào để bảo vệ những ngư phủ của mình.
Trong khi đó, Trung Cộng công khai tuyên bố rằng đã có thỏa thuận chung giữa Trung Cộng và Việt Nam về chủ quyền của Trung Cộng trên vùng biển này. Trước đó vào năm 1999, Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã bí mật ký một hiệp ước với Trung Cộng nhằm phân định biên giới phía Bắc Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam đã lén lút nhượng đất cho Trung Quốc. Nhiều dãy núi trước đây thuộc tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn của nước ta nay thuộc về lãnh thổ của Trung Hoa.
Năm 2000, người dân Việt Nam lại một lần nữa bàng hoàng khi biết rằng chế độ khiếp nhược của họ lại ký một hiệp ước khác, nhượng 11 ngàn cây số vuông thuộc Vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng. Đến tháng 11 năm 2007, một giọt nước cuối cùng đã làm tràn ly nước, khi Quốc Vụ Viện của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thiết lập huyện Tam Sa để chính thức quản trị các quần đảo của VN thì cả ngàn sinh viên Việt Nam tại các Đại Học Hà Nội và Saigon đã đồng loạt biểu tình phản đối.
Để đàn áp, nhà cầm quyền cho hàng ngàn mật vụ và quân đội mặc quần áo dân sự, được huy động đến để triệt tiêu các cuộc biểu tình này. Bất chấp những bất mãn của người dân, ngày 29 tháng 4 năm 2008 công an đánh đập dã man sinh viên Nguyễn Tiến Nam và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa khi họ tham gia biểu tình cùng một số người dân ở Thanh Hóa, Thái Bình, Hải Phòng đổ về Hà Nội biểu tình phản đối Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa, cũng như lên án việc hải quân Trung Cộng bắn giết ngư dân Việt Nam trong Biển Đông.
Nhà cầm quyền tiếp tục đàn áp dã man những người dân lên tiếng phản đối Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa, như việc hành hung và bắt cóc bloger Điếu Cày, bỏ tù anh hai năm rưỡi với tội danh bịa đặt trốn thuế. Cho xã hội đen hành hung cô Phạm Thanh Nghiên giữa đường phố Hải Phòng và kết án cô 4 năm tù vì hành vi toạ kháng tại nhà và treo băng rôn có hàng chữ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, phản đối công hàm bán nước 14 tháng 9 năm 1958.
Từ tháng 4 năm 2010 người ta bắt đầu thấy xuất hiện những tờ rơi kêu gọi bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa. Và để đối phó lại với sự truy bức bắt bớ của nhà cầm quyền người dân tìm cách biểu lộ nhanh hơn, kín đáo hơn, những chữ viết tắt Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện ở những nơi hoang vắng, trên bờ tường, bên vệ đường, nơi bến xe, góc cột đèn. Khẩu hiệu này xuất hiện ở khắp nơi, công khai nơi cổng trường học, bên góc phố, nơi tấp nập đông người qua lại, ở Bình Dương, Củ Chi, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Hới, Quảng Bình, Thanh Hoá, Nam Định, Phan Thiết, Ban Mê Thuột, Saigon.
Những chữ viết tắt Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam thay ngàn người, thay ngàn lời giải bày lòng yêu nước với quê hương, nó đến từ trái tim, từ trách nhiệm, từ những giòng lệ nóng của người cựu bộ đội, từ nỗi xót xa của người sinh viên trẻ, nó bày tỏ tấm lòng của người ở ngoài nói với người trong tù, của những con người tay không đối diện với cường quyền, vẫn đang âm thầm đấu tranh để lột bộ mặt gian trá của chế độ Cộng sản Việt Nam và bật lên tiếng nói yêu nước, bất chấp họng súng, tù đày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét