Pages

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Những cú đòn ngoạn mục của Sang hay Trọng ?


Tiếng chuông báo hiệu kết thúc trận đấu tranh giành chức Tổng Bí Thư đang đến hồi gần kết. Mặc dù đã chặt chẽ để danh sách đề cử đưa ra, bao gồm ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm TBT, Trần Đại Quang làm Chủ Tich Nước, Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng, Nguyễn Kim Ngân làm CTQH được thông qua trung ương 14, đưa ra giới thiệu tại đại hội.

 Thế nhưng những kẻ đã dày công soạn thảo kịch bản, tạo món cỗ ngon lành sắp bưng lên mâm dường như vẫn chưa dám tin chắc rằng mình sẽ được ăn trọn vẹn.

Đây là một ê kíp lý tưởng cho Nguyễn Phú Trọng.

Trần Đại Quang được ông Trọng và Sang đưa ra từ miền Nam để bất ngờ thăng tiến nhanh chóng trong Bộ Công An, nắm chức Bộ Trưởng công an mà nhiều người trong ngành công an đều tin chắc rằng thứ trưởng thường trực bấy lâu là Đặng Văn Hiếu sẽ nhận được.

Trần Đại Quang có thành tích dẹp loạn ở Tây Nguyên, bằng cách cho công an trà trộn đóng giả người Thượng trong đám biểu tình. Rồi dùng gậy gộc đánh những người biểu tình, đập phá nhà dân, gây hỗn loạn để gây chứng cớ cho quân đội và công an sắc phục vào đàn áp. Đề tài tiến sĩ của Trần Đại Quang tóm lại là những kế sách để đàn áp phong dân chủ. Vì hành động và tư tưởng của Trần Đại Quang phù hợp cho việc sắt máu bảo vệ đường lối bảo thủ mà Trọng chủ trương. Rất nhanh chóng Quang được đưa vào Bộ Chính Trị, là Bí thư Đảng uỷ Bộ Công An.  Sự thăng tiến đột ngột trong Đảng của Trần Đại Quang bắt đầu khi Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí Thư.

Cả quá trình công tác của Trần Đại Quang luôn gắn liền với nhiệm vụ Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ. Có nghĩa là bảo vệ chế độ CNXH.

Nguyễn Phú Trọng đã chọn Quang làm con cờ chủ lực để giữ gìn cái đường lối cực đoan để bảo vệ lý tưởng CNXH mà ông Trọng theo đuổi.



Một người như Trần Đại Quang với bề dày thành tích trung kiên sắt máu bảo vệ chủ nghĩa cộng sản cực đoan như thế, được ngồi vào ghế CTN sẽ là mối đại hoạ cho cho nhiều người. Đầu tiên là chính những đảng viên đảng cộng sản VN phải vào khuôn khổ cứng rắn, độc đoán mà Nguyễn Phú Trọng theo đuổi và Quang là công cụ áp đặt. Thứ hai là những nhà đấu tranh dân chủ sẽ hy vọng gì ở một chủ tịch nước  chuyên ngành trấn áp dân chủ đầy thành tích trong quá khứ như Trần Đại Quang. Điều thứ ba quan trọng hơn cả, những quốc gia tiến bộ đang đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam sẽ đòi hỏi được gì về cải thiện nhân quyền ở một người lão luyện đàn nhân quyền như Trần Đại Quang.


Trần Đại Quang vào chức CTN là một sự đe doạ nguy hiểm cho tiến bộ.

Thế nhưng một người có tên là Bùi Quang Vơm mới đây trong bài viết có nhan đề

Vận Mệnh Dân Tộc Vào Tay Ai.?

Trong bài viết này, Bùi Quang Vơm viết khiến dư luận cảm thấy an tâm, rằng Trần Đại Quang không hề có vấn đề gì nguy hại cho các đảng viên và cho dân tộc.


Trích từ bài viết của Bùi Quang Vơm.

'' Nhưng khi đưa được ông Trần Đại Quang vào chân Chủ Tịch Nước, thì ý đồ nhân sự cuả Bộ Chính Trị, tới thời điểm hiện tại, đã rõ.
Sau một năm, có thể hai năm, thông lệ là nhân sự giữa nhiệm kỳ, bộ đồng phục màu trắng trên người ông Quang sẽ mờ dần, người ta sẽ bớt hoảng sợ khi thấy một ông Cảnh Sát đứng lù lù trên đầu Dân tộc.''


Có lẽ tác giả Bùi Quang Vơm lên nói luôn, ý đồ của Bộ Chính Trị chính là ý đồ của Nguyễn Phú Trọng cho người dân dễ hiểu hơn. Đến lúc này thì bất kỳ người dân nào quan tâm đến đại hội 12 đều biết rằng Bộ Chính Trị là của Nguyễn Phú Trọng điều khiển, dẫn dắt bởi tài năng gây chia rẽ qua cách tạo ra mâu thuẫn, hận thù giữa các Uỷ viên BCT.

Đến đây xin các bạn đọc một phần trích đoạn trong tác phẩm Lối Thoát Cuối Cùng của nhà văn Lỗ Ma Ni tên Virgil GheorgHiu, thế giới biết đến nhà văn này nhiều hơn ở tác phẩm Giờ Thứ 25. Tuy nhiên Lối Thoát Cuối Cùng là tác phẩm đặc sắc không hề thua kém Giờ Thứ 25.

Constant Virgil Gheorghiu sinh ngày 15- 9 - 1916 tại Lỗ Ma Mi, Constant Virgil Gheorghiu nghiên cứu triết học và thần học ở Gucarest và Heidelberg trước khi trở thành ký giả, rồi khâm sứ tại Bộ Ngoại giao Lỗ.


'' Boris có vẻ không bằng lòng. Thông thường đi công tác hắn có thói quen hạ nhục một điền chủ hạng bự trước mặt quần chúng. Sau đó, hắn ra lệnh tịch thu tài sản và chia đều cho nông dân. Cứ theo phương pháp đó, đám dân làng lỏng lẻo tự nhiên bị khích động và cuộc đấu tranh bắt đầu. 
   
   -     Vậy thì cho tôi danh sách các người thuộc giai cấp thứ hai vậy. 
  
    Nhưng viên lý trưởng bình tĩnh trả lời:
  
    -     Cũng không có ai ở giai cấp đó cả, vì muốn liệt vào hạng đó ít nhất phải có hơn năm sào ruộng. Ở Piatra, không ai có nhiều ruộng đến thế. 
  
    Đám dân làng sung sướng, nghĩ rằng không có ai giàu có, điền chủ. Họ ngờ là Boris sẽ khen ngợi làng Piatra lắm, nhưng Boris đã cố tình moi móc thêm : 

     -     Những chủ máy xay, chủ quán, những quân cảnh cũ, nghĩa là tất cả những ai đã bóc lột nhân dân dưới chế đó tư bản đều thuộc về hạng thứ hai cả. 
   
   -     Viên quân cảnh không còn ở trong làng nữa. Ông ta trốn đi sau ngày chiến thắng. Không có chủ máy xay ở đây vì một lẽ giản dị là làng này không có máy xay, làng chúng tôi nghèo lắm. Chúng tôi phải đi xay bắp và lúa ở làng khác. Cà phê cũng phải mua ở làng bên cạnh. 
    
  Giọng Boris trở nên rắn rỏi, hắn muốn tìm cho ra những kẻ thù của nhân dân : 
   
   -     Cho tôi danh sách tay sai của tụi tư bản cũ và các viên lý trưởng hồi trước. 
    
  -     Chúng tôi chỉ có một lý trưởng từ hai mươi năm nay, ông ta đã chết và vừa mới chôn cất ba tuần lễ nay.

Chúng ta thấy có gì giống nhau tư duy và hành đông  của tên bí thư Boris cách đây hơn nửa thế kỷ và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của ĐCVN ngày hôm nay đang làm.?

Không phải một mình Nguyễn Phú Trọng, trong Bộ Chính Trị , trong uỷ viên trung ương đương nhiệm hay đã về hưu, một số họ đều có những tư duy của tên bí thư Boris. Đảng cộng sản Việt Nam đang được Nguyễn Phú Trọng nhồi nhét cơn hận thù, ghen tức và cái ích kỷ muốn nhìn người khác bị hại để lên đồng hăng máu tìm kẻ thù nhân dân, tiêu diệt kẻ thù ấy đó.

Và một kẻ thù lý tưởng ấy mà Nguyễn Phú Trọng phát động tìm kiếm là ai?

Hãy xem tiếp đoan trích nữa, các bạn đừng sốt ruột. Đây sẽ là một bài viết dài nhất của tôi từ trước đến nay. Nếu có mệt, xin cứ tạm ngừng lại rồi đọc tiếp.

Bodnariuk đã ra lệnh cho nhân viên phải tìm tòi trong quá khứ mỗi người thuộc thành phần lên án, vì ai cũng có thể phạm một vài lỗi lầm. Điền chủ nào mà cả đời không hề đánh đập một người đầy tớ, gia chủ nào lại không có lần xô ngã một tên đầu bếp, nhà giàu nào mà không có lần lái xe cán phải một con chó của một người nghèo? Tất cả sự kiện đó cần phải được tố cáo để biến chúng thành những căm thù giai cấp. Bất cứ một viên lý trưởng nào cũng có điều bất công lúc xét xử, vị điền chủ nào cũng có thể là một kẻ bóc lột công của các tá điền. Đó là những bất công xã hội. Cũng như mọi linh mục đều là kẻ lợi dụng giai cấp lao động vì họ không có những hoạt động chính trị, sống bám vào sức lực kẻ khác. Tất cả điều đó cần phải được ghi vào biên bản để kết tội những kẻ đã đàn áp bốc lột nhân dân để có thể bỏ tù hay loại trừ họ. Biên bản đó rất cần thiết để khởi động óc tranh đấu giai cấp...''


Sự điên cuồng của Bois khi đi tìm kẻ thù của Đảng, y hệt sự điên cuồng Nguyễn Phú Trọng đi tìm kẻ thù để làm trong sạch Đảng từ lúc ông ta làm TBT từ năm 2011 đến nay.

Kẻ thù lý tưởng hội tụ những điểm để  Nguyễn Phú Trọng gây dựng lòng căm thù trong dư luận quần chúng và đảng viên chính là đồng chí Nguyễn Tấn Dũng của ông Trọng.

 Thử hỏi nếu đối thủ của ông là Nguyễn Tấn Dũng cũng tâm địa như ông Trọng,  sẽ có bao nhiêu uỷ viên, bao nhiêu cán bộ của Đảng CSVN phải khốn nạn trong suốt thời kỳ ông Dũng làm thủ tướng.?

Câu hỏi này dành cho các đại biểu đi dự đại hội Đảng CSVN toàn quốc khoá 12 tới đây.

 Tiếp tục trích đoạn .

  Boris nhìn về phía họ và nói tiếp:
    
  -     Tôi chiến đấu cho công lý của dân tộc. Tôi không muốn phản bội giai cấp công nhân, và đây là một bằng chứng. Trước kia tôi là bạn thân của người này, ông ta trở thành một người trí thức trưởng giả và đã phục vụ trong giai cấp tư sản, cho nên bây giờ ông ta phải bị trừng phạt. Điều mà trước kia tôi đã là bạn thân của ông không có một chút gì quan trọng cả, bởi vì tôi không thể nào phản bội cả giai cấp nông dân Lỗ ma ni chỉ vì một người bạn cũ có thời đã từng là một tên bồi bếp cho lũ tư bản. Tôi hứa với các đồng chí là tôi sẽ trục xuất ông ta ra khỏi làng.
     
 Dân làng không ai vỗ tay cả. Họ không muốn có một thứ công lý như vậy. Họ không muốn có gì oan ức xảy đến cho Pillat. ...

Boris yên lặng, cái yên lặng nặng nề và đe dọa, đến độ người ta có thể nghe tiếng mưa rơi và tiếng gió thổi cùng với nhịp tim đập trong lồng ngực mọi người. Boris vẫn yên lặng, vì hắn biết rằng sự yên lặng của hắn dày vò đám đông ngay ngô đó và hắn muốn kéo dài sự dày vò đó. Sau cùng hắn sang sảng nói:

      -     Hỡi các đồng chí, bổn phận của các lãnh tụ đảng là phải tranh đấu để đem lại công lý cho các đồng chí. Chúng tôi biết nhiều hơn các đồng chí. Các đồng chí chỉ là những nông dân khốn khổ vừa mới thoát ách thống trị, chưa biết bảo vệ quyền lợi của mình. Bổn phận đầu tiên của chánh phủ nhân dân là bảo vệ cho các đồng chí. Lũ phản động, mật vụ bị chánh phủ theo dõi thường về ẩn núp các làng mạc như những con chó sói khoác bộ áo lông cừu. Chánh phủ không cho phép lũ vô lại đó đánh lừa nhân dân. Chúng là những con chó sói chứ không phải là những con lừa như đồng chí lầm tưởng. Chúng tôi sẽ lột da chúng ra. Tụi trưởng giả là những con chó sói sinh sống bằng xương máu của nhân dân. Pillat cũng là con chó sói và chánh phủ sẽ giúp các đồng chí chống lại chúng.

Xin các bạn hãy đọc 2 lần những đoạn trích trên, để so sánh với những gì đang diễn ra ngày hôm nay.    Chúng ta nghĩ gì một người đồng chí của Nguyễn Phú Trọng đang bị lên án, dơn thư tố cáo là thân tư bản, là đôc ác thủ đoạn như con sói, cần phải loại trừ để bảo vệ Đảng vững mạnh trong sạch.?


Boris đứng dậy. Dân làng yên lặng trong lúc Marie âm thầm khóc. Boris dặn nhỏ Severin: «Hãy qui tụ đám thanh niên lại và thành lập những đội dân quân. Cung cấp vũ khí cho họ. Gieo căm hờn trong lòng họ. Rồi họ sẽ gieo căm hờn trong làng mạc. Không có căm hờn thì không thể nào khích động quần chúng được. Chừng nào đám nông dân chưa biết căm hờn thì ta chưa thể trông cậy họ trong vai trò xây dựng một xã hội cộng sản được. Làng mạc sẽ nằm ngay trong trạng thái cách đây 3000 năm và chiến thắng của Hồng quân không đem lại được gì; cho nên phải gieo căm hờn, đồng chí biết chứ, căm hờn, có phải thế không? Hở Serghei Severin?»


Đoạn trích nêu trên lý giải vì sao gần đây nhiều đơn thư tố cáo, bài viết khích động  hướng tới mục đích là biến Nguyễn Tấn Dũng thành mục tiêu căm thù của toàn Đảng, toàn dân.


 Boris cố tìm trong trí nhớ một màu khác, nhưng ngay cả trong trí nhớ cũng chỉ có hai màu đen và trắng. Tất cả dỉ vãng của hắn chỉ là đen hoặc trắng mà thôi. 
    
  Vào lúc đó, Boris không biết là hắn đã đạt đến lý tưởng của Đảng và các đồng chí hắn. Tức là chia vũ trụ làm hai màu : đen và trắng. Cũng như hắn nhắm mắt thì thấy đen và mở mắt thấy trắng, nhân loại cũng thấy sự vật trắng hay đen tùy theo nhu cầu của lịch sử. Điều đó đã là lý tưởng rồi. Một vũ trụ trong sáng, chính xác không màu sắc. Màu sắc vừa vô ích vừa rắc rối. Trắng và đen là đủ rồi. Hoặc có hoặc không là đủ rồi. Vũ trụ không cần giải đáp nào khác ngoài hai chữ có hay không. Những câu trả lời khác đều là phản động, hay chỉ là những dị biệt nho nhỏ.

Việc tấn công Nguyễn Tấn Dũng gần đây từ Bộ Chính Trị tức Nguyễn Phú Trọng dưới cái cái gọi là chống tham nhũng, trong sạch đảng, loại trừ những phần tử cá nhân có vấn đề về quan điểm chính trị lệch lạc. Thực chất là công tâm hay không, chẳng ai dám khẳng định. Người của phe Nguyễn Phú Trọng đồng loạt sử dụng mọi phương tiện  truyền thông, để  xác nhận đường lối ấy của Nguyễn Phú Trọng là trong sáng bằng cách liệt kê ra những sai trái của Nguyễn Tấn Dũng.

Không biết người dân Việt Nam có  như dân làng Piatra mà GheorgHiu miêu tả, phản đối Nguyễn Phú Trọng bằng cách bất động không vỗ tay hưởng ứng Boris hay không.

Nhưng nếu căn cứ qua những gì mà nhà văn GheorHiu miêu tả, người đọc sẽ thấy hành động của Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn khớp với những gì tên bí thư Boris đã làm. Mục đích của Boris là tạo căm thù, mâu thuẫn, qua đó kiểm soát toàn bộ quyền lực về tay mình.

Cũng có thể kết luận Nguyễn Phú Trọng không hề trong sáng, ông ta đang thực hiện việc nắm giữ quyền lực y như Boris đã làm.

Đấy cũng là câu trả lời cho những người đang hoan nghênh hành động của Nguyễn Phú Trọng hôm nay.

Bùi Quang Vơm cũng mập mờ đưa ra ý xác nhận Nguyễn Phú Trọng đang làm đúng về việc triệt hạ Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng nên hiểu rằng cái mà ông gạt được là ông Dũng tham nhũng, chứ không phải khát vọng thoát Tàu và khát vọng hoà quyện với nhân loại của người Việt chân chính


Đây là đòn rất hiểm vào Nguyễn Tấn Dũng, sau những nhận định cá nhân mình cho rằng ông Dũng không phải là người dân chủ, chỉ là vô tình bị mang tiếng dân chủ, để gạt bỏ những ý kiến muốn bênh ông Dũng. Bùi Quang Vơm khéo kết luận hành động gạt Nguyễn Tấn Dũng của Nguyễn Phú Trọng là vì chống tham nhũng. Ông Vơm cũng khéo bao che cho Nguyễn Phú Trọng rằng, ông Trọng gạt Nguyễn Tấn Dũng vì tham nhũng chứ không phải gạt khát vọng chống Tàu của nhân dân đâu.


Bùi Quang Vơm tiếp tục đi vào chuyện kể lể hai bên để dư luận rối mù, sau khi thành công là mặc định cho dư luận thấy

1- Trần Đại Quang làm Chủ tịch Nước là giải pháp khả dĩ trung dung, ông này sẽ không có hại gì cho phog trào dân chủ tương lại khi bộ quân phục mờ đi, người ta sẽ không sợ.

2-  Nguyễn Phú Trọng loại Nguyễn Tấn Dũng là chống tham nhũng, chứ không phải là gạt bỏ tinh thần chống Tàu như nhân dân ngộ nhân.

 Sau hai cái trên, Bùi Quang Vơm diễn giải lê thê cho thiên hạ rối mù, để đôt kích vào dư luận rằng trường hợp thủ tướng của Nguyễn Xuân Phúc cũng chẳng có gì nên bức xúc. Ra vẻ trung dung kể tội Nguyễn Xuân Phúc cũng không tử tế gì, nhưng kết luận của Vơm về Phúc  là thế này.

. Nhưng cũng chắc không quá lâu. Ông sẽ được “đưa lên” làm Thường trực Ban Bí Thư, rồi…về!


Cũng vẫn cái phép biện luận như với trường hợp của Trần Đại Quang, Bùi Quang Vơm xoa dịu mũi dùi chĩa vào Phúc là ông ta rồi sẽ tại vị không lâu, sẽ về thôi.

Tại sao Bùi Quang Vơm không nhìn luôn trường hợp Nông Đức Manh, Nguyễn Phú Trọng. Hai kẻ mà ai cũng ngỡ không có gì đâu, nhưng ngồi vào ghế thơm rồi thì mới biết. Cả hai đều cố bằng được để kéo dài thời gian ngồi ghế đến mức tối đa đấy thôi. Huống chi một kẻ mà ông Vơm nói là gian hùng, tham vọng sẵn sàng bán Chúa cầu vinh như Nguyễn Xuân Phúc lại dễ dàng ngồi một thời gian không quá lâu rồi về.



Đến đây thì đã rõ, bài viết của Bùi Quang Vơm nhằm mục đích để dư luận đồng tình xuê xoa với danh sách đề cử nhân sư  của Nguyễn Phú Trọng đưa ra, rằng Quang sẽ hiền lành, rằng Phúc chỉ ngồi thời gian ngắn rồi về. Đồng thời cũng để dư luận xuê xoa  nghĩ rằng việc Nguyễn Tấn Dũng bị đánh cũng chẳng có gì ghê đâu, vì tham nhũng thôi chứ chẳng phải vì ngăn chống Tàu đâu. Cứ kệ đi , rồi thời gian nữa mấy ông tứ trụ này sẽ có chuyển đổi.

 Để đi dẫn dư luận đi vào mê cung và mặc định đồng ý với ý đồ của Nguyễn Phú Trọng đến như vậy, quả là đại cao thủ. Những cây bút chiến của phe Nguyễn Phú Trọng quá tài tình, điều đó không có gì lạ bởi ông Trọng đầy kinh nghiệm nắm giữ ngành tuyên giáo, tuyền truyền .

 Nhưng cao thủ hơn nữa là Bùi Quang Vơm đưa Trương Tấn Sang, người không có tên trong danh sách đề cử tứ trụ trở lại chính trường để lăm le chức TBT.

Ai cũng biết, Nguyễn Tấn Dũng không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính Trị bởi vì ông Dũng không xin Bộ Chính Trị, bởi vì trung ương đề xuất nhưng phe cánh Nguyễn Phú Trọng quá mạnh bác đi. Ông Dũng chỉ còn phó mặc số phận chính trị mình vào tay những đại biểu đi dự đại hội khóa tới.

Để làm hoả mù, để rối loạn các đại biểu phải phân tâm, tước đi cơ hội cuối cùng của ông Nguyễn Tấn Dũng. Bùi Quang Vơm thòng thêm trường hợp trong đại hội ông Sang được đề cử thay ông Trọng.

Không có gì đảm bảo ông Sang trên vị trí Tổng Bí Thư sẽ có Cải Cách, nhưng chắc chắn sẽ không có nhiều cơ hội hoành hành của chủ nghĩa Giáo điều.

Đây chắc chắn là giải pháp trung chuyển thật sự, giải pháp quá độ tới Dân Chủ.


Ông Sang sẽ mềm mỏng với Tàu, nhưng sẽ không ngại đưa Tàu ra Toà án Quốc Tế.
Ông Sang sẽ đưa người dân Việt Nam tới gần Mỹ hơn.

Nhưng quan trọng nhất là ông Sang sẽ là người duy nhất chặn nhát kiếm từ tay ông Quang chém xuống người ông Dũng.

Đây rõ ràng là giải pháp dễ chấp nhận nhất cuả cả Đại Hội lẫn dư luận tinh hoa.


Một đòn phòng thủ khá chặt chẽ và tinh vi của phe Nguyễn Phú Trọng, loại bỏ luôn trong đầu họ trước khi vào đại hội đừng nghĩ gì đến cái tên Nguyễn Tấn Dũng trong danh sách đề cử tái nhiệm nữa. Đừng phải thương cảm hay bênh vực Nguyễn Tấn Dũng, tất cả đã an bài rồi, Đảng cũng đã lo lắng cho ông Dũng được an toàn khi về hưu. Giờ thì hãy chú tâm mà bỏ phiếu cho cái danh sách tối ưu mà Bộ Chính Trị đã đưa ra kia đi.

Kết luận Bùi Quang Vơm cho rằng tất cả những phương án không có tên Nguyễn Tấn Dũng kia là giải pháp dễ chấp nhận của đại hội và dư luận tinh hoa.

Không biết dư luận tinh hoa của Bùi Quang Vơm là dư luận nào, phải chăng dư luận ấy là những cây bút tuyển chọn bằng kinh nghiệm quản lý tuyên truyền của Nguyễn Phú Trọng.?


 Không rõ danh sách đưa ra của Bộ Chính Trị có tốt hay không. Nhưng riêng việc dùng thủ đoạn truyền thông tinh vi và xảo quyệt để thực hiện cú đòn  như thế này. Các đại biểu quốc hội nên bình tâm bác bỏ tất cả, các vị có quyền để quyết định lá phiếu, ý chí chọn lựa của mình theo cá nhân mình.

Hãy để tất cả trở lại con số không ban đầu, và cuộc lựa chọn bầu bán mới được diễn ra.

Bùi Thanh Hiếu

(Người Buôn Gió Blog)

Không có nhận xét nào: