Pages

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Như Thế Còn Hiền

Đàn áp biểu tình như kiểu đang xảy ra tại Việt Nam tuần vừa qua thực ra là còn hiền lành, nếu so với những độc chiêu truyền thống của nhà nước CSVN.

Bởi vì chỉ có quyền cước vài chiêu, như khi công an Sài Gòn dẹp biểu tình bằng cách phi thân kẹp cổ, hay như khi công an Hà Nội co cẳng đạp vào mặt người yêu nước… vẫn còn là “nhân đạo” vì vài ngày sau là bình phục thôi.
Có nghĩa là, nhà nước Hà Nội chưa xài hết các độc chiêu. Lẽ ra, người phát ngôn Nguyễn Phương Nga có thể nói thẳng những điều như thế.


Thí dụ gần nhất, anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị công an “làm cho mất tay.” Bà Phương Nga có thể tự hào nói rằng, chưa có người biểu tình nào trong mấy tuần qua bị mất tay như anh Điếu Cày cả.
Mà thậm chí, mất tay vẫn còn là nhân đạọ nếu so với lời Trung Tá Công An Hoàng Văn Dũng hù dọa anh Điếu Cày, “Tao sẽ đánh cho mày bác sĩ nhìn không ra, luật sư tìm không thấy. Tao sẽ làm cho mày suy kiệt mà chết. Tao sẽ làm cho mày mất khả năng đàn ông.” Câu nói này, hẳn là bà Phương Nga không muốn dẫn ra trong các buổi họp báo.
Buổi họp báo Bộ Ngoại giao chiều 25-8 tại Hà Nội được blog Basamnews, nguồn CTV TTX Vỉa Hè, ghi từ bản audio, trích:
“Financial Times: Xin cho biết phản ứng của Việt Nam trước sự sụp đổ mới đây của chính quyền Gaddafi?
Việt Nam rất quan tâm theo dõi tình hình Lybia. Chúng tôi tôn trọng mọi quyết định của nhân dân Lybia và mong muốn tình hình Lybia sớm trở lại ổn định để nhân dân Lybia có điều kiện khôi phục và phát triển đất nước.
DPA: Xin cho biết phản ứng về lá thư của gia đình 10 nhà hoạt động Công giáo mà người thân của họ đề nghị được cung cấp thông tin sau quá trình họ bị bắt giữ (từ ngày 30-7 đến ngày 16-8-2011).
Tôi đã chuyển quan tâm của bạn tới các cơ quan chức năng, và các cơ quan chức năng hứa là sẽ xác minh và sớm có trả lời cho bạn.”(hết trích)
Phải chi bà Phương Nga có thể nói rằng, “Chúng tôi tôn trọng mọi quyết định của nhân dân Việt Nam… và sẽ cho trưng cầu dân ý về chế độ dân chủ đa nguyên và các quyền căn bản như tự do báo chí, biểu tình…” Nhưng không, đối diện với ý muốn của nhân dân, nhà nước VN chỉ vung tay ra, co cẳng đạp. Dù vậy, tay đánh, chân đạp, miệng hù dọa… vẫn còn hiền.
Trong buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao cũng không nói thông tin gì mới về 10 nhà hoạt động Công giáo bị bắt và bưng bít mọi thông tin liên hệ. Nếu nhớ rằng, khi biện hộ về hành vi bạo lực dẹp biểu tình, bà Phương Nga đã dẫn ra trường hợp cảnh sát Anh, Pháp đã dùng bạo lực giải tán biểu tình ở London, Paris… chúng ta có thể đoán cách bà trả lời về chuyện bắt vào đồn công an, làm hồ sơ cảnh cáo vẫn còn là rất hiền, so với quốc tế và so với quá khứ của Đảng CSVN.
Thí dụ, so với quốc tế, người phát ngôn Nguyễn Phương Nga có thể dẫn ra trường hợp hồi đầu tháng 8-2011, nhà nữ đạo diễn phim ảnh Mahnaz Mohammadi đã bị công an Iran bắt ngay tại thù đô Tehran, vì các phim bênh vực nữ quyền và nhân quyền của bà. Như thế, nữ đạo diễn 36 tuổi này đã bắt giam 3 lần trong vòng 4 năm. Mấy tuần rồi, vẫn không có giấy tờ, thông tin nào về gia đình, dù là từ Bộ Công An Iran.
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao VN cũng có thể nói rằng công an VN vẫn còn hiền, và thay vì dẫn ra chuyện cảnh sát đàn áp ở Anh, ở Pháp, mà có thể dẫn ra trường hợp ngay ở đất nước đàn anh Phương Bắc vĩ đại: nhà hoạt động nhân quyền Cao Dong bị công an TQ bắt hồi năm 2006, ngay sau khi họp với ông Edward McMillan-Scott, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Châu Âu, khi ông McMillan-Scott tới Bắc Kinh điều tra về chuyện TQ đàn áp Pháp Luân Công.
Hay như khi công an TQ bí mật bắt nhà hoạt động Zhang Qi hồi tháng 5-2008, chỉ vì đứng chụp hình bên một xe tăng đã phế thải của quân đội giải phóng nhân dân TQ. Lý do, tấm hình bên chiếc xe tăng phế thải có thể giúp Đài Loan hiểu về hình dạng và cách thiết kế xe tăng TQ, và lúc đầu quy tội “âm mưu nổi loạn” và sau đổi thành tội danh “sở hữu bất hợp pháp bí mật quốc gia.” Nghĩa là, hình nảh đứng bên xe tăng phế thải cũng bị cấm.
Bà Nguyễn Phương Nga cũng có thể nói rằng công an VN vẫn còn hiền, vì lẽ ra có thể quy tội những người biểu tình ở Hà Nội là cố ý đứng bên bờ hồ và các tượng đàì để chụp hình, để có thể làm bản đồ tác chiến cho “thế lực thù địch.”
Người phát ngôn họ Nguyễn này trong lúc vui miệng lẽ ra cũng nên nhắc tới anh Điếu Cày, và nói lẽ ra mất một tay vẫn còn đỡ lắm. Bởi vì như quốc tế, mất cả 2 tay mà Liên Hiệp Quốc cũng chẳng làm gì nhau được.
Như trùng hợp mới xảy ra hôm Thứ Năm 25-8-2011 ở Syria. Một họa sĩ biếm họa nổi tiếng, người có những tấm tranh mô tả hy vọng thay đổi của dân Syria đã bị vây đánh khi ông rời phòng vẽ sáng Thứ Năm bởi một nhóm vũ trang bịt mặt, và rồi nhóm này đánh gãy tay của ông, ném ông qua vệ đường bên ngoài Damascus.
Là một trong những họa sĩ nổi tiếng của Syria, ông Ali Ferzat, 60 tuổi, từng được quốc tế vinh danh và được cộng đồng dân Ả Rập kính trọng. Những tấm biếm họa nổi tiếng của ông đã làm nổi giận các nhà độc tài như Saddam Hussein của Iraq, Moammar Gadhafi của Libya, và cac1 tháng gần đây là dòng họ Assad của Syria.
Ông được chở vào bệnh viện, đêm Thứ Năm băng bó cả 2 cánh tay, một dấu hiệu cho thấy không ai miễn nhiễm trước trận đàn áp của chính phủ.
Họa sĩ Ferzat nhớ rằng nhóm vũ trang nói, “Đây chỉ mới là cảnh cáo,” khi họ đánh đập ông. Và nói, “Tụi tao sẽ đánh gãy hai tay của mày để khỏỉ vẽ luôn.”
Các hội nhân quyền nói rằng quân lực Assad đã giết hơn 2,000 người từ khi dân chúng xuống đường đòi dân chủ từ giữa tháng 3-2011.
Thế đấy, công an VN vẫn còn hiền, vì công an Syria bắn chết hơn 2,000 người có sao đâu. Rồi đánh gãy 2 tay họa sĩ Ferzat mà có sao đâu. Cũng chẳng cần họp báo thanh minh thanh nga.
Thực ra, người phát ngôn Nguyễn Phương Nga cũng có thể nhắc tới quá khứ trấn áp ccá tiếng nói dị biệt. Thí dụ như nhà hoạt động nhân quyền Lê Trí Tuệ, trốn được sang Cam Bốt năm 2007, thế rồi bị bắt cóc, và biến mất luôn trên đời này. Không biết ai bắt cóc, vì công an Cam Bốt nói y hệt lời bà Nguyễn Phương Nga, “Tôi sẽ chuyển quan tâm của bạn tới các cơ quan chức năng.”
Nhưng trường hợp anh Phạm Văn Viêm, người dịch cuốn “Chế Độ Phát Xít” từ tiếng Bulgaria sang tiếng Việt, bị công an từ tòa đại sứ CSVN bắt cóc ngay ở căn chung cư anh đang ở Sofia, Bulgaria, vào ngày 23-10-1990, và từ đó tới giờ biến mất luôn, không tăm hơi. Như thế, bây giờ là hiền rồi, đâu có còn như hồi xưa.
Hay như lời cụ Nguyễn Văn Trấn — người trong thời kỳ chín năm kháng chiến, giữ chức Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9; sau 1954, tập kết ra Bắc, giữ chức Vụ Phó Ban Tuyên huấn Trung ương; năm 1964, làm ủy viên Ủy ban Thống nhất trong kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa, ngày 3 tháng 7 năm 1964 — từng bị gọi là hung thần Chợ Đệm khi thủ tiêu người quốc gia, trong đó có nhà báo Tạ Thu Thâu.
Như thế vẫn còn hiền, nói theo cách diễn lời bà Nguyễn Phương Nga, rằng trong 11 tuần lễ biểu tình vừa qua, công an chưa thủ tiêu ai bao giờ.
Tất nhiên, nếu người ta không nhớ nổi tới chuyện nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh bị đụng xe chết năm 1988 — một nghi án được nhiều người tin là công an dàn dựng đụng xe để giết nhà soạn kịch thiên tài này.
Nhưng còn một người nhớ tới. Nguyễn Văn Hoàn, công an thuộc Tổng Cục 2 đã xác nhận với nhà văn Nguyễn Xuân Nghiã như sau, “Anh có biết vụ tai nạn giao thông của Lưu Quang Vũ không? So với Lưu quang Vũ, anh thuộc loại vô danh tiểu tốt. Vụ tai nạn ấy cũng chìm đi. Còn anh chỉ là vô danh tiểu tốt thôi!”
Như thế, bà Nguyễn Phương Nga có thể tự hào trả lời quốc tế rằng, bây giờ vẫn còn là hiền đấy.

Không có nhận xét nào: