Pages

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Việt Nam giám sát chặt vi rút H5N1 biến đổi


RFA PHOTO
Một người chở gia cầm đi bán tại Huế,
ảnh chụp tháng 07/2011.

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011-08-29
Ngành Thú Y Việt Nam đã phản ứng thế nào đối với cảnh báo của Tổ chức Lương Nông LHQ về việc vi rút cúm gia cầm biến đổi có thể làm bùng phát dịch nghiêm trọng.

Cần xử lý kịp thời

Nam Nguyên trao đổi nhanh với TS Văn Đăng Kỳ, Trưởng phòng Dịch tễ Cục Thú y Việt Nam, từ Hà Nội TS Văn Đăng Kỳ phát biểu:


TS Văn Đăng Kỳ: Vắc xin cúm gia cầm hiện nay có vấn đề đặc điểm dịch tễ học, virút có thay đổi là loại H5N1 clade (phân nhánh) 2.3.2 Trung Quốc chưa làm được vắc xin này. Vấn đề này nguy cơ rất cao, nếu mình không giám sát phát hiện sớm xử lý kịp thời thì nó sẽ bị lây lan mà không có vắc xin phòng thì sẽ rất là nguy hiểm.
Vấn đề này nguy cơ rất cao, nếu mình không giám sát phát hiện sớm xửlý kịp thời thì nó sẽ bị lây lan mà không có vắc xin phòng thì sẽ rất là nguy hiểm.
TS Văn Đăng Kỳ
Từ tháng 9/2010 vi rút H5N1 đã biến đổi, trước đây vi rút cúm gia cầm lưu hành ở Việt Nam và Trung Quốc là clade 2.3.4 bây giờ là clade 2.3.2. Đây là một vấn đề rất quan trọng, nói đại dịch sẽ lây lan thì cũng chưa đến mức độ như thế, nhưng vẫn phải cảnh báo.
Nam Nguyên: Thông tin nói Việt Nam đã ngừng tiêm phòng cho đàn gia cầm ở miền Bắc và miền Trung…thế còn ở miền Nam thực tế là như thế nào?
TS văn Đăng kỳ: Vấn đề là các nhà khoa học tìm ra vắc xin để phòng chống virút clade mới này. Chúng tôi rất quan tâm tìm xem có loại văc xin nào để có sự chuẩn bị cho tiêm phòng đợt 2 vì đợt 1 đã không tiêm rồi. Hiện giờ vắc xin cúm gia cầm chủ yếu chỉ tiêm cho các tỉnh miền Nam, vì ở khu vực này vi rút là clade 1 vắc xin H5N1-RE5 vẫn có tác dụng tiêm phòng. Chúng tôi đã tiêm phòng 50 triệu liều và chuẩn bị 60 triệu liều nữa cho đợt 2.

Chờ vắc xin mới

Nam Nguyên: Việc lây lan giữa các vùng miền ở Việt Nam là điều khó tránh khỏi như xảy ra trong quá khứ, việc tiêm vắc xin loại cũ có thể là lãng phí và không hiệu quả?

HEALTH_FLU_POSTER200.jpg
Pano cổ động cảnh báo người dân về dịch cúm gia cầm ở Hà Nội, ảnh chụp trước đây. AFP PHOTO.
TS Văn Đăng Kỳ:
Đấy là đối với miền Bắc chứ! ở miền Nam vắc xin vẫn có tác dụng bình thường vẫn tiêm phòng chống dịch được và trong miền Nam vẫn tiêm phòng tiếp theo và lấy mẫu kiểm tra xem vi rút ở miền Nam có biến đổi hay không. Chúng tôi đã báo cáo bộ trưởng ( Bộ NN-PTNT) đặc tính dịch tễ của vi rút lưu hành thì ở trong miền Nam vẫn là clade 1 vẫn tiêm phòng được. Riêng Clade 2.3.2 không có tác dụng thì chúng tôi ngừng tiêm, chúng tôi đang chờ xem Trung Quốc có chế ra được vắc xin mới hay không hoặc là Mexico hoặc một nước khác, hơn nữa trong nước cũng đang nghiên cứu vắc xin. Đây là vấn đề chúng tôi quan tâm hàng đầu.

Nam Nguyên: Thưa TS, trong hoàn cảnh như hiện nay virút cúm gia cầm đã biến đổi phát hiện ở miền Bắc thì không có tiêm phòng nữa, còn ở miền Nam vẫn còn tiêm phòng. Vậy thực tế Việt Nam đang đối phó với nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm như thế nào?
Chúng tôi đang chờ xem Trung Quốc có chế ra được vắc xin mới hay không hoặc là Mexico hoặc một nước khác, hơn nữa trong nước cũng đang nghiên cứu vắc xin.
TS Văn Đăng Kỳ
TS Văn Đăng Kỳ: Đương nhiên bây giờ không có vắc xin phòng bệnh nữa thì mình phải giám sát thôi…xảy ra ở những ổ dịch nhỏ mà mình phát hiện sớm thì sẽ thu gọn dịch lại. Chúng tôi đã thông báo ổ dịch ở Phú Thọ, chúng tôi phát hiện sớm và xử lý ngay thì nó không lây lan tiếp tục sang nơi khác. Không có vắc xin phòng dịch thì vấn đề là chúng ta phải tăng cường hệ thống giám sát, phát hiện sớm, xử lý tiêu diệt ngay, còn nếu chúng ta lơ là để cho lây lan nơi này sang nơi khác thì sẽ lây thành đại dịch rất lớn. Hơn một năm nay chúng tôi không có ổ dịch cúm gia cầm nào lây cho người, do vậy tôi nghĩ độc lực virút để lây cho người chưa cao, rất may là vừa qua không có bệnh nhân nào bị nhiễm H5N1.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Văn Đăng Kỳ đã trả lời phỏng vấn.

Không có nhận xét nào: