Pages

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Từ Trung Đông tới Biển Đông

Người biểu tình dẫm lên hình Tổng thống
Bashar al-Assad ở Syria
Chuyện tuần này tại các phòng tin ở London đang chuyển nhanh từ Libya sang Syria.
Cùng thời gian, Trung Quốc và Việt Nam hẹn nhau bàn tiếp về lãnh thổ và lãnh hải trong bối cảnh lãnh đạo hai nước đều bị sức ép của dư luận.
 
Dù không liên quan, Trung Đông và Biển Đông vẫn làm nổi bật lên điểm yếu của cả Trung Quốc và Việt Nam.

Trước hết về Trung Quốc, nước đang bị thiệt vì không rõ ràng trong ngoại giao với Libya.
Báo chí Trung Quốc nói nước họ ít có cơ hội phục hồi lại các hợp đồng tổng trị giá trên 20 tỷ USD ký với Libya thời Gaddafi.
Trung Quốc luôn nêu nguyên tắc "không can thiệp" ở Bắc Phi nhưng vì có nhiều quyền lợi kinh tế nên chẳng thể đứng ngoài chính trị khu vực.
Cùng lúc, cách can dự nào cũng khó, vì ủng hộ Phương Tây ‘thay đổi thể chế’ là chuyện Trung Quốc không thể làm, mà hỗ trợ các chế độ đang lâm nguy cũng là "mạo hiểm", theo báo Hoàn Cầu.
Tờ báo Trung Quốc còn trích nhà nghiên cứu trong nước nói Bắc Kinh cần mở rộng quan hệ ra với nhiều giới khác nhau tại Trung Đông, kể cả tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo và đài truyền hình đầy thế lực Al-Jazeera.
Vì lâu nay, Trung Quốc chỉ làm ngoại giao theo cách truyền thống, giao lưu với các chính quyền và bỏ qua (hay coi thường?) các tác nhân xã hội và truyền thông dù họ đều quan trọng trong thời Toàn cầu hóa.
Trong chiến sự Libya, Trung Quốc vẫn kêu gọi “đối thoại” khi hai phe nổi dậy và quân Gaddafi đã dùng súng cao xạ nã vào nhau, tạo cảm giác các nhà ngoại giao Trung Quốc như đang sống trong thời đại nào khác.
Ngoại trưởng Dương Khiết Trì của Trung Quốc
Truyền thông Trung Quốc lo ngại về 'nền
ngoại giao kiểu cũ' của nước này trong
vấn đề Trung Đông
Báo Hoàn Cầu nay cho rằng Trung Quốc cần hết sức thực tiễn một khi kịch bản Libya tái diễn ở Syria.
Tờ Minh Báo ở Hong Kong đã thấy phiền lòng phải nêu rằng Trung Quốc cử tân đại sứ sang trình quốc thư lên Tổng thống Assad hôm 28/8 khi Damascus đang bị tố cáo là bắn giết dân biểu tình, và hỏi đây có phải là sự cố chấp cứ bám vào đường lối ngoại giao kiểu cũ.
Báo Đông Phương ra ở Thượng Hải thì khuyên rằng "Trung Quốc cần trách bị các đại cường ép buộc trong vấn đề Trung Đông và cần có tiếng nói riêng nhưng cũng phải duy trì quan hệ với mọi bên trong cuộc xung đột để lo xa cho quyền lợi của mình, tránh bị sức ép".
"Trung Quốc cần trách bị các đại cường ép buộc trong vấn đề Trung Đông và cần có tiếng nói riêng nhưng cũng phải duy trì quan hệ với mọi bên trong cuộc xung đột để lo xa, tránh bị sức ép"
Báo Đông Phương ở Thượng Hải
Chậm cả hai nơi
Đúng là trước diễn biến nhanh trên thế giới, Trung Quốc đang loay hoay chọn thế đứng trên diễn đàn quốc tế nhưng còn rất bị động.
Cũng vì thế, khó có thể tin rằng cách Trung Quốc nêu vấn đề Biển Đông thuyết phục được dư luận chung.
Bất kể báo chí Trung Quốc và khu vực nói gì, truyền thông Âu Mỹ đã từ lâu nay nghi ngờ các đòi hỏi của Trung Quốc về vùng biển này.
Có phải vì thờ Tôn Tử và ưa phép giữ miếng, tung hỏa mù nên trong cuộc chiến PR, Trung Quốc bị tụt lại thời Xuân Thu Chiến Quốc, khi loài người chưa có Internet?
Trên thực tế, kể cả khi Trung Quốc có được sự nhượng bộ từ đàm phán song phương với Việt Nam hay Philippines, chưa chắc Hoa Kỳ và một phần dư luận quốc tế đã đồng ý.
Việt Nam chia sẻ quan điểm về tự do hàng hải ở Biển Đông vì các tính toán riêng nhưng Hoa Kỳ cũng đã nói là họ cũng sẵn sàng bảo vệ quyền hải hành ở vùng Tây Thái Bình Dương một mình, nếu cần.
Việt Nam cũng lại giống Trung Quốc ở thế bị động trước việc nhận định thực chất của các vấn đề toàn cầu.
Tại Trung Đông, làn sóng dân quyền bùng lên là có thật và các nước Âu Mỹ lao vào cũng chỉ sau khi Mùa Xuân Ả Rập đã bùng lên với hy vọng đảm bảo kết quả có lợi nhất cho mình.
Nói rộng ra thì phong trào phản đối chính quyền đang là một hiện tượng toàn cầu, bất kể thể chế gì và vùng đất nào.
Tại châu Á những tháng qua chỉ có Hà Nội
là nơi duy nhất có hơn 10 cuộc xuống
đường phản đối Trung Quốc
Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hy Lạp đều đã chứng kiến biểu tình, thậm chí bạo động dù với căn nguyên khác nhau.
Tại nền dân chủ đông dân của Ấn Độ, một ông già 74 tuổi là Anna Hazare hô hào chống tham nhũng đã thu hút hàng vạn người theo.
Tuần này, một Julius Malema ở Nam Phi làm bùng ra cuộc xuống đường đòi Đại hội Dân tộc Phi (ANC) phải cải tổ bộ máy từng là ‘cách mạng’ nhưng nay nặng về bè phái, chia chác.
Cuộc biểu tình nào, kể cả ở nước bị kiểm soát chặt như Trung Quốc cũng mang lại kết quả ít nhiều, không ở dạng này thì dạng khác.
Tin mới từ Đại Liên nói tổng giám đốc công ty hóa chất gây ô nhiễm khiến 12 nghìn người biểu tình nay đã bị cách chức và nhà nước sẽ xét việc bồi thường cho nạn nhân vụ ô nhiễm.
Thời đại tin đi nhanh khiến người dân rất dễ tụ họp và có đầy lý do để phản đối, làm nhà chức trách ở đâu cũng chỉ có hai lựa chọn: trấn áp hoặc lắng nghe.
Logic của trấn áp đi từ nhẹ đến nặng, tới mức dùng xe tăng bắn dân như ở Syria, sớm muộn cũng dẫn tới đại loạn.
Đối thoại vừa giúp nhà chính trị câu giờ, tạm thời giải toả căng thẳng và lâu dài nếu tốt ra sẽ tạo cách ‘chia sẻ giải pháp’, thực chất là dân chủ hóa.
Vì thế, việc TP Hà Nội mời nhóm trí thức chủ trì biểu tình vào đối thoại là động tác rất khôn ngoan dù chưa rõ mục tiêu lâu dài là gì.
Trước mắt, các cuộc biểu tình ở Việt Nam và dư luận mạng tại Trung Quốc rõ ràng đã và đang gây sức ép lên hai chính quyền.
Bước vào cuộc họp về biển đảo đầu tháng 9, chắc cả hai đoàn đàm phán đều hiểu họ không ở thế mạnh, cả trên trường quốc tế và với dư luận nội bộ.
Trừ khi có gì đặc biệt xảy ra trong quan hệ hai Đảng, có thể suy đoán rằng Bấm họp Ủy ban chỉ đạo Việt - Trung lần thứ năm là dịp để hai bên PR rằng họ nỗ lực làm việc.
Bởi như lời Giáo sư Trung Quốc Lâm Lý Dân nói nhân chuyến thăm của Tổng thống Philippines, Biển Đông là vấn đề phức tạp, cần giải quyết về lâu dài, không thể nào xong qua một chuyến đi.

Không có nhận xét nào: