Pages

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Sự hợp lực và đồng thuận cần thiết của trí thức ở nước ngoài


RFA
Sinh viên thanh niên trong Đại Hội SV và
TN Việt Nam thế giới năm 2011 đang trao
đổi với phóng viên RFA. Ảnh minh họa
Gia Minh, biên tập viên
2011-08-31
Một bức thư ngỏ vừa được 36 trí thức Việt Nam đang sinh sống tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới gửi cho lãnh đạo các cấp Việt Nam về ‘hiểm họa ngọai bang và sức mạnh dân tộc’.
 
Đài Á Châu Tự do đã gửi đến quí thính giả ý kiến của một số vị ký tên trong bức thư ngỏ đó.
Vậy giới trí thức trong nước có ý kiến thế nào sau khi đọc được thư vừa nói?
Gia Minh trình bày trong phần sau.

Trí thức trong và ngoài nước đều cùng chí hướng

Ba mươi sáu trí thức sinh sống tại nước ngòai nêu rõ trong thư ngỏ đề ngày 21 tháng 8 năm nay, trước hết nhằm bày tỏ ủng hộ của chính những người ký tên về hai văn kiện của các trí thức trong nước. Đó là ‘Tuyên cáo’ ngày 25 tháng 6 năm 2011 của 95 nhân sĩ, trí thức trong nước tố cáo và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ Việt Nam. Thứ hai là ủng hộ đối với ‘Kiến nghị’ hôm ngày 10 tháng 7 gửi cho Quốc hội và Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi công khai hóa thực trạng mối quan hệ Việt- Trung, cần đổi mới hệ thống chính trị, tôn trọng các quyền tự do dân chủ của người dân để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.
Ngòai chia xẻ đồng cảm với những ý kiến của các nhân sĩ, trí thức trong nước, các vị ký tên trong thư ngỏ đưa ra những nhận định của họ về các vấn đề là hiểm họa ngọai bang, sức mạnh dân tộc, vị thế của chính quyền.
Ngòai chia xẻ đồng cảm với những ý kiến của các nhân sĩ, trí thức trong nước, các vị ký tên trong thư ngỏ đưa ra những nhận định của họ về các vấn đề là hiểm họa ngọai bang, sức mạnh dân tộc, vị thế của chính quyền. Cuối cùng là bốn đề nghị chính với các cấp lãnh đạo Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc thiết lập một lộ trình cải cách cụ thể.
Sau khi đọc được thư ngỏ của các vị trí thức ở nước ngòai, những vị trí thức trong nước mà chúng tôi hỏi ý kiến đều tỏ ra hoan nghênh bức thư ngỏ của những trí thức Việt hiện đang sinh sống và làm việc tại các nước khác.
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân từ Hà Nội nói lên ý kiến đó của bà:
Tôi rất trân trọng những ý kiến đó và tôi thực sự hy vọng Nhà Nước lúc này sẽ lắng tai để nghe và bình tĩnh hơn. Làm mất đi một tiếng nói đóng góp cho nhà nước là thiệt thòi cho tòan bộ dân tộc mà những người đại diện cho nhà nước này phải chịu trách nhiệm. Theo tôi hiểu trong hòan cảnh nào, nhân dân ta, dân Việt nói chung, những nhà khoa học, những nhà văn hóa, những trí thức ở nước ngòai không bao giờ bỏ rơi đất nước … Có lẽ sống giữa đất nước Hà Nội từ xưa đến nay, tôi thấy sự chia xẻ của mọi nguời xa gần có ý nghĩa hơn.
Tôi rất trân trọng những ý kiến đó và tôi thực sự hy vọng Nhà Nước lúc này sẽ lắng tai để nghe và bình tĩnh hơn. Làm mất đi một tiếng nóiđóng góp cho nhà nước là thiệt thòi cho tòan bộ dân tộc mà những ngườiđại diện cho nhà nước này phải chịu trách nhiệm.
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân
Một vị trí thức khác ở Đà Lạt là ông Mai Thái Lĩnh cũng có ý kiến tương tự:
Theo tôi hiện nay việc đấu tranh bảo vê chủ quyền dân tộc đòi hỏi sự đấu tranh của tất cả mọi người. Tôi cho rằng kể cả người ở trong và ngòai nước tất cả phải hợp lực mới có hiệu quả. Sự ra đời một văn bản như thế tôi rất hoan nghênh. Thực ra lâu nay trong cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, tôi thấy phần nào nhất là giới trí thức cũng chưa có một sự đòan kết rộng rãi, nên cần có sự đòan kết rộng rãi hơn không phân biệt quá khứ cũng như quan niệm về lập trường chính trị. Tôi nghĩ một kiến nghị như thế là một điều hết sức đáng hoan nghênh.
Trên trang blog Nguyễn Xuân Diện, vào ngày 31 tháng 8 có bài của tác giả Bùi Công Tự ở thành phố Hồ Chí Minh tựa đề ‘ Với những người anh em trí thức ở xa’. Trong bài viết, tác giả cho rằng ‘Chỉ có những người yêu nước mới nói về sự sống còn của đất nước một cách chân thành đến thế. Là các nhà khoa học nên bức thư của các vị diễn đạt một cách thẳng thắn, không cần rào đón, văn hoa.”

Đừng để mất trí thức và nhân tài

Theo các trí thức trong nước như kiến trúc sư Trần Thanh Vân và ông Mai Thái Lĩnh đây là cơ hội tốt để tận dụng được sức mạnh trí tuệ của Việt Nam cả trong và ngòai nước cho công cuộc phát triển và đối phó với hiểm họa xâm lăng.
Thực ra lâu nay trong cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, tôi thấy phần nào nhất là giới trí thức cũng chưa có một sự đòan kết rộng rãi, nên cần có sự đòan kết rộng rãi hơn không phân biệt quá khứ cũng nhưquan niệm về lập trường chính trị.
ông Mai Thái Lĩnh
Tuy nhiên họ vẫn băn khoăn không biết những nơi được gửi đến có đón nhận và lắng nghe bức thư ngỏ như những kiến nghị, tuyên cáo khác mà trí thức, nhân sĩ trong nước đã gửi đi.
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân cho biết:
Nhiều cơ hội bỏ lỡ lắm và đến lúc này người ta còn có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội.
Nhưng giới trí thức khác hẳn với các tầng lớp khác ở chỗ họ không chấp những điều như thế. Lòng của họ thế nào họ cũng đã thể hiện ra rồi. Sự quan tâm của họ đến đất nước bằng nhiều hình thức, bằng nhiều cách cũng đến lúc mà những ‘kẻ’ lâu nay vô cảm cũng phải suy nghĩ để làm sao ‘trân trọng mọi người hơn’. Dân ta ở nước ngòai nhiều lắm, bỏ rơi những ‘cái đó’ thiệt thòi quá.

Ông Mai Thái Lĩnh có nhận định:
Theo tôi nghĩ cho đến nay việc Đảng và Nhà nước xem xét, tiếp đón, tiếp nhận những kiến nghị thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các ý kiến của người dân. Trước mắt chúng ta chưa thể hy vọng có tác dụng gì lớn.
Nhưng đối với giới trí thức trước hết phải có sự đồng thuận với nhau. Điều này quan trọng nhất. Sự đồng thuận dẫn đến cùng nhau thống nhất về mục tiêu, phương pháp, biện pháp tiến hành đấu tranh.
Thường một Nhà nước độc tài bỏ qua các ý kiến của người dân. Nhưng giới trí thức khi có sự đồng thuận, đòan kết sẽ tạo ra sức mạnh lớn vì ảnh hưởng đối với tất cả các tầng lớp nhân dân.

Sự quan tâm của họ đến đất nước bằng nhiều hình thức, bằng nhiều cách cũng đến lúc mà những ‘kẻ’ lâu nay vô cảm cũng phải suy nghĩ đểlàm sao ‘trân trọng mọi người hơn’. Dân ta ở nước ngòai nhiều lắm, bỏrơi những ‘cái đó’ thiệt thòi quá.
KTS.Trần Thanh Vân
Trong khi đó một trí thức trẻ trong nước có một yêu cầu có thêm đối với các vị trí thức nước ngòai cũng như cả trong nước về cách thức để có thể đưa đến những hiệu quả mong muốn trong tình hình hiện nay:
Mình không kiến nghị cho chính quyền mà phải giúp cho những người dân còn lại có ý thức cùng đứng lên để kiến nghị; chứ không phải gửi kiến nghị yêu cầu Tòa án nhân dân xử ông công an này hay ông công an nọ xử vì họ chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, của Đảng Cộng sản đưa xuống…
Ngược lại không gửi kiến nghị nữa mà giúp nhân dân hiểu nhiều hơn để họ cùng gửi kiến nghị. Phải giúp thay đổi nhận thức của hơn 80 triệu dân còn lại; họ phải có đủ nhận thức để thay đổi, để cùng kiến nghị; tức phải có hành động gì đó nhiều hơn nữa để những người chung quanh cùng kiến nghị.

Câu kết trong bài của tác giả Bùi Công Tự trên trang blog của Nguyễn Xuân Diện nêu rõ :
“Trái đất quay nhưng không thể tự nó quay được. Chắc chắn có những lực tác dụng vào nó. Bức thư gửi lãnh đạo nhà nước của các trí thức người Việt đang sống ở nước ngòai có lẽ cũng có tác dụng như một lực góp phần làm cho trái đất quay’.
Qua ý kiến của một số người trong cũng như ngòai nước, và nhìn vào thực tế hiện nay tại Việt Nam, người ta thấy ‘lực ghì’ vẫn còn khá mạnh.

Không có nhận xét nào: