Pages

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

VIẾT LÊN SỰ THẬT CHO NHỮNG NGƯỜI Ở SAU SONG SẮT CỦA ĐỊA NGỤC CỘNG SẢN VIỆT NAM (CSVN)

Trân trọng kính chuyễn để QUÝ VỊ tham khảo, phổ biến rộng rãi trong ngòai nước. Mong rằng các LUẬT GIA, LUẬT SƯ, LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM TẠI THỤY SỈ và ĐỒNG BÀO KHẮP THẾ GIỚI, đã lến lúc phải kiện tội ác tầy trời, đất không dung, trời không tha của bạo quyền CSVN ra trước LIÊN HIỆP QUỐC, LIÊN HIỆP CHÂU ÂU, QUỐC HỘI ÂU CHÂU, TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ, CÁC TÒA ÁN HÌNH SỰ CÁC QUỐC GIA. Chúng ta không thể nào vô cảm, vô trách nhiệm, vô bổn phận, nhắm mắt làm ngơ để ác quyền CSVN tiếp tục tăng gia đàn áp, trù dập, bức hại các người yêu nước thương dân và yêu đạo của mình.
Kính mến,
Bs LÊ Thị Lễ

VIẾT LÊN SỰ THẬT CHO NHỮNG NGƯỜI Ở SAU SONG SẮT CỦA ĐỊA NGỤC

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Để còn nhớ đến các anh chị em bị đối xử dã man, vô nhân đạo,
hạ thấp phẩm giá con người trong các trại tù tập trung của Cộng sản Việt Nam

‘’Viết lên sự thật cho những người ở sau song sắt của địa ngục’’. Đó là tựa một bài viết (tiếng Pháp) của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt in nơi trang đầu của tập tài liệu Thông Tin đặc biệt về các Nhà Văn và Nhà Báo bị Cầm tù (Bulletin des Ecrivains en Prison) của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Tài liệu này đã được phổ biến rộng rãi trong Ngày các Nhà Văn Bị Cầm Tù (15 tháng 11 năm 2011) do ba Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại, Ý thoại và Pháp thoại phối hợp tổ chức tại ba thành phố Zurich, Lugano và Genève (Thư viện chính của thành phố Genève). Bài viết còn được đăng trên một số nhựt báo Thụy Sĩ, gồm cả Trang Thông Tin điện tử về Ngày Thế giới các Nhà Văn bị Cầm tù. Tờ báo ngôn luận độc lập Le Courrier ở Genève đã dành gần hai phần ba trang báo lớn cho bài viết này. Trước đó, hai bài viết khác của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, ‘Chúng ta đừng quên các Nhà Văn và Nhà Báo bị Đàn áp’ được đăng trên tờ báo Le Temps ngày 9 tháng 11 năm 2011 và ‘’Mễ Tây Cơ, nhiều Nhà Báo bị bức hại’’ trên nhựt báo Tribune de Genève ngày 1 tháng 11 năm 2011. Các văn hữu hoạt động ở Trung Ương Văn Bút Quốc Tế cũng như ở một số Trung tâm Văn Bút đã gởi điện thư cám ơn Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và hoan nghênh bài viết vừa kể trên.
Genève Đêm Giáng Sinh 24 tháng 12 năm 2011

Viết lên sự thật cho những người ở sau song sắt của địa ngục

Để tưởng nhớ Ngày các Nhà Văn bị Cầm tù, ngày 15 tháng 11 vừa qua, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực các Nhà văn bị đàn áp (CODEP) đã công bố một bản tổng kết đen tối. Người ta có thể nhìn thấy trong đó vài tia hy vọng đang lóe lên từ Tunisie, Ai-Cập và Miến Điện. Tuy nhiên, mùa xuân Á Rập dường như đang khiến cho các chế độ độc tài toàn trị, những chế độ thù ghét tự do trở nên hoảng sợ. Những chế độ đó đang tìm cách kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các phương tiện truyền thông, nhất là mạng internet, giống như Trung Hoa, Việt Nam hoặc Ba Tư đã làm. Tất cả các con mắt săn mồi của những nhà nước vi phạm nhân quyền đều đang chằm chằm theo sát các nhà văn, nhà báo độc lập, các tác giả bút ký điện tử hoặc các nhà bất đồng chính kiến trên mạng.
Trong mười hai tháng qua, nhiều vi phạm nghiêm trọng về tự do ngôn luận và quyền thông tin vẫn tiếp tục xảy ra và ở nhiều nơi chúng đều không bị trừng phạt. Ủy ban Bênh vực các Nhà văn bị đàn áp đã ghi nhận được gần 1000 cuộc tấn công các nhà văn và nhà báo. Để chống cự lại các thế lực độc tài, tha hóa hay các nhóm tội phạm võ trang, những người cầm bút đó chỉ biết dùng đến ngôn từ hay lời nói. Bị đe dọa rồi bị bắt giữ và tra tấn, nhiều người đã bị giam giữ bí mật trong nhiều tháng dài, thậm chí nhiều năm, mà không hề có tuyên bố buộc tội hay được xét xử. Đó là trường hợp của Dawit Isaac, nhà văn và nhà báo người Thụy Điển gốc Erythrée và những đồng nghiệp cùng là người Erythrée, đã bị bặt tin tức từ khi họ bị bắt tại Erythrée cách nay đã 10 năm. Còn nhiều người khác có thể đã qua đời vì tình trạng giam giữ tồi tệ, dinh dưỡng thiếu thốn hoặc không được chăm sóc y tế. Ở những nơi khác lại có hàng trăm người cầm bút đang phải chịu những án tù nặng nề sau song sắt.
Thê thảm hơn nữa là tình trạng của khoảng ba chục người anh em, nam nữ đồng nghiệp của chúng tôi đã bị biến thành sự im lặng tuyệt đối bằng lối kiểm duyệt cực kỳ độc ác : bị ám sát một cách dã man hoặc bị làm cho mất tích. Tại Mễ Tây Cơ, từ năm 2006 tới nay đã có 8 nhà báo bị mất tích, 33 nhà báo, 1 nhà văn viết tiểu thuyết và 1 nhà thơ đã bị ám sát. Riêng năm 2011, đã có 9 nhà báo bị ám sát, và 2 nhà báo bị mất tích. Trong số những nạn nhân xấu số đó, có 4 phụ nữ kèm theo người thân của họ. Người ta đã tìm thấy thi thể không còn lành lặn của Susanna Chávez Castillo. Hay thi thể trần truồng của Ana Maria Marcela Yarce Viveros và Rocio González Trápaga, bị chết ngạt, với một sợi dây quấn quanh cổ, tay và chân bị trói lại. Còn Angel Castillo Corona, bị giết cùng với người con trai 16 tuổi. Văn Bút Quốc Tế đã có những cố gắng để công luận biết đến, chia sẻ với thảm trạng chua xót, đau đớn đến phẫn nộ này nhân dịp Ngày Lễ người Quá cố ở Mễ Tây Cơ, mùng 2 tháng 11 vừa qua.
Năm nay, Ngày dành cho các Nhà văn bị Cầm tù đã tập trung sự chú ý vào những trường hợp tiêu biểu cho sự đàn áp không biên giới. Ví dụ: Tại Ethiopie, Reeyot Alemu, nữ ký giả viết thời luận, hiện đang bị giam giữ bí mật từ tháng Sáu năm 2011; tại Mễ Tây Cơ, Susana Chavez, nhà thơ nữ, đã bị ám sát vào tháng Mười Một năm 2011; ở Tây Tạng đang bị chiếm đóng, Tashi Rabten, nhà thơ, biên tập viên, bị kết án 4 năm tù giam hồi tháng Sáu năm 2011; tại Bahrein, Abdul-Jalil Al-Singace, tác giả bút ký điện tử và nhà hoạt động nhân quyền, bị tù chung thân từ tháng Sáu năm 2011; ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nedim Sener và Ahmet Shik, những nhà báo điều tra nổi tiếng, đang bị tạm giam từ tháng Ba năm 2011; ở Trung Hoa, Lưu Hiểu Ba, khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2010, đang chịu án 11 năm tù giam. Và đây nữa, tại Việt Nam, Linh mục Nguyễn Văn Lý, biên tập viên của tạp chí Tự Do Ngôn Luận (không được thừa nhận hợp pháp), đang thụ án 8 năm tù giam từ năm 2007, với cơ thể đang bị liệt nửa người phải và tiền liệt tuyến bị viêm với nguy cơ chuyển thành ung thư.
Cũng cần phải nhắc lại rằng vào tháng Chín vừa qua, Đại hội của Văn Bút Quốc Tế ở Belgrade (Serbie) đã thông qua khoảng một chục Quyết nghị lên án sự đàn áp và đe dọa nhằm vào các nhà văn, nhà báo và những nhà hoạt động nhân quyền. Người ta có thể thấy các nạn nhân của sự đàn áp ở Bahrein, Belarussie, Trung Hoa, Tây Tạng đang bị chiếm đóng, ở Tân Cương của người Ngô Duy Nhĩ, Nội Mông, Cuba, Erythrée, Ba Tư, Irak, Mễ Tây Cơ, Nam Phi (đang soạn thảo một dự luật có những điều khoản đe dọa sự tự do của nhà văn, nhà báo), ở Syrie, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Vẫn tại Việt Nam, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà báo và tác giả bút ký điện tử, đồng sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do Việt Nam (không được thừa nhận hợp pháp), thay vì được trả lại tự do sau một án tù bất công dài 2 năm rưỡi, vẫn đang bị giam giữ một cách bí mật từ tháng 10 năm 2010, không được gặp mặt gia đình, không được nhận thuốc men. Điếu Cày Nguyễn Văn Hải rất có thể đã bị mất một cánh tay trong thời gian bị giam theo như một tiết lộ vô tình từ một sĩ quan an ninh CS. Trong danh sách dài chưa được ghi chép hết của các nhà văn, nhà báo bị bức hại còn có Hòa thượng Thích Quảng Độ (83 tuổi), tu sĩ Phật giáo, nhà thơ, đang bị quản thúc tại gia từ năm 2003. Trong các trại giam và nhà tù vẫn còn các ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Trần Quốc Hiền và Trương Quốc Huy, bà Phạm Thanh Nghiên, các ông Phạm Văn Trội, Nguyễn Mạnh Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức (án 16 năm tù giam), Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, Vi Đức Hồi, Phạm Minh Hoàng, Lư Văn Bảy, Cù Huy Hà Vũ và Phan Thanh Hải (tác giả nhựt ký điện tử Anh Ba Sài Gòn). Đó chỉ là những trường hợp được biết tiếng nhiều nhất.
Ở Việt Nam, những nhà thơ, nhà văn, nhà báo độc lập, luật sư hay người bênh vực nhân quyền nào bị cáo buộc vào tội ‘’tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa’’ (hoặc chính xác hơn, là đảng cộng sản) đều có thể lãnh một bản án từ 3 đến 20 năm tù giam, theo điều 88 của bộ Luật Hình sự (điều luật còn được biết dưới một cái tên khác là ‘’luật còng số 8’’). Một khi bị kết án, họ sẽ bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Họ bị giam kín hoặc bị nhốt chồng chất trong những phòng giam bẩn thỉu, cùng với các tù nhân đại hình có thái độ hiềm thù hung dữ khác. Họ sẽ phải chịu đựng tra tấn, nhục hình, đối xử dã man, vô nhân tính hoặc làm hạ thấp phẩm giá con người. Phần lớn những người tù chính trị hoặc tù nhân ngôn luận và lương tâm đều ở trong một tình trạng sức khỏe rất xấu, vì điều kiện giam giữ vô nhân đạo. Tháng Chín vừa rồi, người ta đã nhận được tin người tù Trương Văn Sương đã chết trong trại giam, do bệnh nặng, sau hơn 30 năm bị giam cầm. Hồi tháng Bảy, ông Nguyễn Văn Trại, một người tù lâm bệnh khác, đã không thể sống qua bản án 15 năm tù. Hay là ông Nguyễn Hữu Cầu, đã gần như trở nên mù lòa và điếc đặc, sau gần 30 năm sau song sắt với không một tia hi vọng nào có thể còn sống để về với gia đình, người thân – những người cũng đã mòn mỏi, kiệt sức vì đợi chờ.
NGUYÊN HOÀNG BẢO VIỆT
Thành viên Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp
và Cầm tù của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại
và Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong.
HÀ TẢN VIÊN chuyển dịch ra tiếng Việt
Genève ngày 15 tháng 11 năm 2011
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue vietnamienne des droits de l’homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
————————————————




Other short articles published in the daily Tribune de Genève of 1 November 2011
and the media of reference Le Temps of 9 November 2011.
___________________________________________________
BULLETIN DES ECRIVAINS EN PRISON
PEN International – Centre Suisse Romand
15 NOVEMBRE 2011, Vol 12/1 www.penromand.ch
*Promouvoir la Littérature et Défendre la Liberté d’expression


Ecrire pour la vérité au delà des portes de l’enfer

En commémorant la Journée des Ecrivains Emprisonnés, le 15 novembre 2011, le Comité pour la défense des écrivains persécutés (CODEP) du PEN International a publié un sombre bilan. On constate avec espoir quelques bonnes nouvelles venant de Tunisie et d’Egypte ou de Birmanie. Toutefois, le printemps arabe aura fait peur à certains régimes totalitaires ou liberticides. Ces derniers cherchent à contrôler davantage les médias et surtout l’accès à l’internet, en suivant l’exemple de la Chine, du Vietnam ou de l’Iran. Et tous les Etats violeurs des droits de l’Homme fixent leur regard de prédateur sur les écrivains et journalistes indépendants, les blogueurs ou les cyberdissidents.
Les graves atteintes à la liberté d’expression et d’information se sont poursuivies au cours de 12 derniers mois. En toute impunité dans de nombreux pays. Le Comité pour la Défense des Ecrivains Persécutés a enregistré presque mille attaques contre les écrivains et les journalistes. Pour résister aux pouvoirs dictatoriaux et corrompus ou aux groupes armés criminels, ils n’ont que la parole ou les mots. Menacés puis arrêtés et torturés, certains d’entre eux sont détenus au secret durant de longs mois, voire des années sans aucune inculpation ni jugement. C’était le sort de Dawit Isaac, écrivain et journaliste suédo-érythréen et de ses collègues érythréens dont on est sans nouvelles depuis leur arrestation en Erythrée, il y a une décennie. D’autres seraient déjà morts à cause des conditions de détention déplorables, de malnutrition et du manque de soins médicaux. Ailleurs, des centaines de gens de plume purgent de lourdes peines de prison.
Pis, une trentaine de nos consoeurs et confrères ont été réduits au silence absolu par l’ultime forme de censure : l’assassinat sauvage ou la disparition forcée. Au Mexique, depuis 2006, 8 journalistes ont disparu, 33 journalistes, un romancier et un poète ont été assassinés. En 2011, 9 journalistes ont été assassinés et 2 portés disparus. Parmi eux se trouvaient 4 femmes et des membres de leur famille. On a retrouvé le corps mutilé de Susanna Chávez Castillo. Ou bien, les corps nus d’Ana Maria Marcela Yarce Viveros et de Rocio González Trápaga, tués par asphyxie, une corde autour du cou, pieds et mains attachées. Ou encore, Angel Castillo Corona, tué avec son fils de 16 ans. PEN International a voulu sensibiliser l’opinion publique à cette tragédie douloureuse et révoltante à l’occasion du Jour des Morts au Mexique, le 2 novembre dernier.
Pour la Journée des Ecrivains Emprisonnés, cette année, l’attention s’est portée sur plusieurs situations représentatives de la répression sans frontières. Par exemple: en Ethiopie, Reeyot Alemu, chroniqueuse, est en détention au secret depuis juin 2011; au Mexique, Susana Chavez, poète, a été assassinée en janvier 2011; au Tibet occupé, Tashi Rabten, poète et éditeur, condamné à 4 ans de prison en juin 2011; au Bahreïn, Abdul-Jalil Al-Singace, blogueur et défenseur des droits de l’Homme, à la prison à perpétuité en juin 2011; en Turquie, Nedim Sener et Ahmet Shik, journalistes d’investigation de renom, en détention préventive depuis mars 2011; en Chine, Liu Xiaobo, Prix Nobel de la Paix 2010, 11 ans de prison. Ou encore, au Viet Nam, Nguyen Van Ly, prêtre et rédacteur de la revue clandestine Liberté d’Opinion, 8 ans de prison en 2007, souffrant d’une paralysie partielle (côté droit) et d’une inflammation de la prostate qui pourrait être un cancer.
Il convient de rappeler qu’en septembre dernier, le Congrès du PEN International à Belgrade, en Serbie, avait adopté une dizaine de résolutions condamnant la répression et les menaces à l’encontre des écrivains, journalistes et défenseurs des droits de l’Homme. Les victimes se trouvent au Bahreïn, en Biélorussie, en Chine, au Tibet occupé, au Xinjiang desOuïgours et en Mongolie intérieure, à Cuba, en Erythrée, en Iran,enIrak,auMexique,enAfrique du Sud (un projet de loi contient des dispositions qui menacent la liberté des écrivains et des journalistes), en Syrie, en Turquie et au Viet Nam.
Toujours au Viet Nam, Dieu Cay Nguyen Van Hai, journaliste et blogueur, cofondateur du Club des Journalistes Libres du Viet Nam (illégal), au lieu d’être relâché au terme de sa peine injuste de 2 ans et demi de prison, a été détenu au secret depuis octobre 2010, sans accès à des visites familiales ou des fournitures médicales. Il aura perdu un bras en détention selon une récente révélation par inadvertance d’un officier de sécurité. Dans la liste non exhaustive des écrivains et journalistes persécutés se trouve le Vénérable Thich Quang Do (83 ans), moine bouddhiste et poète, en résidence surveillée depuis 2003. Dans les prisons ou les camps croupissent Nguyen Phong, Nguyen Binh Thanh, Tran Quoc Hien, Truong Quoc Huy, Pham Thanh Nghien (f), Pham Van Troi, Nguyen Manh Son, Tran Huynh Duy Thuc (16 ans de prison), Le Thang Long, Le Cong Dinh, Nguyen Tien Trung, Tran Anh Kim, Vi Duc Hoi, Pham Minh Hoang, Lu Van Bay, Cu Huy Ha Vu et Phan Thanh Hai (blogueur AnhBa SaiGon), pour ne citer que certains cas les plus connus.
Au Viet Nam, accusés de ‘’propagande contre l’Etat socialiste’’ (ou plus exactement, le parti communiste), les poètes, écrivains, journalistes indépendants, avocats ou défenseurs des droits de l’Homme risquent des peines de prison de 3 à 20 ans, selon l’article 88 du Code pénal (article connu sous un sinistre nom ‘’doubles menottes’’). Une fois condamnés, ils seront déportés dans des camps de travaux forcés. Ils sont tenus au secret ou entassés dans des cellules insalubres qu’ils partagent avec des criminels hostiles. Ils sont l’objet d’attaques physiques, de tortures, de traitements cruels, inhumains ou dégradants. La plupart des prisonniers d’opinion et de conscience ou des prisonniers politiques sont en très mauvaise santé en raison des conditions de détention inhumaines. En septembre, on a appris la mort de Truong Van Suong gravement malade, après avoir déjà passé plus de 30 ans dans le camp. En juillet, Nguyen Van Trai, un autre prisonnier malade, n’a pas pu survivre à ses quinze ans de prison. Ou encore, Nguyen Huu Cau, presque aveugle et sourd, qui se rapproche de ses 30 ans derrière les barreaux, sans avoir aucune lueur d’espoir de retour en vie à sa famille épuisée par le poids insoutenable et la durée implacable des temps d’attente.

NGUYÊN HOÀNG BẢO VIỆT
Membre du Comité des Ecrivains en Prison du Centre PEN Suisse Romand
et du Centre Associé des Ecrivains vietnamiens en exil (CEVEX) .

Không có nhận xét nào: