Nhà báo Hữu Thọ
Mạnh Đồng
Muốn chất vấn phải có hiểu biết thực tiễn, hiểu lòng dân để hình thành những câu chất vấn có giá trị. Ngoài ra, người chất vấn phải có dũng khí, không sợ bị trù úm. Quan trọng nhất là cuối cùng trách nhiệm thuộc về ai. Đó là mục đích cao nhất của chất vấn.
Đây là quan điểm của nhà báo Hữu Thọ, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa T.Ư, khi trao đổi với Đất Việt về việc triển khai thực hiện chất vấn trong Đảng – một trong những giải pháp mà Đảng đã xác định trong Nghị quyết T.Ư 4, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách nhất.
Đây là quan điểm của nhà báo Hữu Thọ, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa T.Ư, khi trao đổi với Đất Việt về việc triển khai thực hiện chất vấn trong Đảng – một trong những giải pháp mà Đảng đã xác định trong Nghị quyết T.Ư 4, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách nhất.
Theo ông, hoạt động chất vấn trong Đảng đến nay mới được bắt đầu triển khai thực hiện, trong khi việc này đã được áp dụng từ lâu tại diễn đàn Quốc hội. Liệu rằng việc này có chậm trễ?
Hoạt động chất vấn thực chất là hiện dân chủ trong quan hệ giữa đảng viên và những người lãnh đạo, là một nội dung quan trọng của giám sát cơ quan và nguồn lãnh đạo. Điều lệ Đảng đã có quy định Đảng viên có quyền phê bình và chất vấn mọi cấp và yêu cầu phải được trả lời. Trong Nghị quyết TƯ 4 lần này nêu rõ, phải thực hiện nghiêm túc quy chế chất vấn trong Đảng. Theo tôi biết thì quy chế ban hành năm 2002, là quy chế chất vấn trong Hội nghị BCH T.Ư. Đến năm tháng 5/2008, lại có quy chế chất vấn quy định khá cụ thể mà chúng ta chưa thực hiện đầy đủ, cho nên Trung ương yêu cầu phải thực hiện nghiêm. Ở đây có một vấn đề là thế nào là “thực hiện nghiêm túc”?
Nhà báo Hữu Thọ: “Phải quy định rõ trách nhiệm từng cá nhân trong tập thể thì mới xử lý được cá nhân. Vừa rồi, trong việc xử lý trách nhiệm, chúng ta nói mà không làm được là do trách nhiệm cá nhân không rõ ràng. Đã gọi là người đứng đầu thì bao giờ họ cũng có địa vị, có xử lý thì bao giờ bên cạnh tội cũng có công, cho nên hay nhập nhằng. Đó là chưa kể đã có chức vụ thì họ có “chiến hữu”, bạn bè, nể nang nhau, thậm chí bao che cho nhau”.
Theo ông, phải chăng khi chất vấn đối với những người lãnh đạo cấp cao hơn, tâm lý chung là sợ bị trù úm, định kiến? Đó có phải là nguyên nhân dù đã có quy chế, nhưng chưa ai “dám” chất vấn?
Đó cũng chỉ là một nguyên nhân thôi. Tôi cho rằng, nếu muốn chất vấn, bản thân những Đảng viên và những người trong từng tổ chức phải có kiến thức. Khi chất vấn cấp cao, đúng là có tâm lý sợ bị trù úm, sợ định kiến, tâm lý ấy phải được giải tỏa. Tuy nhiên, nếu anh không có kiến thức, những ý kiến chất vấn không sâu sắc, ít bổ ích thì hiệu quả không cao. Do đó, người chất vấn cần xuất phát từ tình hình thực tiễn, phải đại diện cho ý kiến của đa số đảng viên và nhân dân, mang câu hỏi của Đảng viên và nhân dân để chất vấn lãnh đạo và những đảng viên được phân công lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, chứ không phải là quan điểm cá nhân và bức xúc cá nhân.
Như vậy, phải có kiến thức sâu sắc về thực tiễn, hiểu biết đầy đủ, tâm tư, nguyện vọng của dân để hình thành những câu chất vấn có giá trị. Cho nên, muốn chất vấn tốt thì đảng viên phải gắn liền với thực tiễn, với nhân dân. Chính thực tiễn đó sẽ đánh giá được những chính sách, chủ trương của cấp trên ban hành là đúng hay chưa phù hợp.
Thực hiện chất vấn thực chất là tham gia một cuộc đấu tranh, cho nên phải có dũng khí. Khi trả lời chất vấn, thông thường người trả lời bảo vệ quan điểm của họ, không dễ dàng để họ tự nhận khuyết điểm, thiếu sót. Vì thế, trong chất vấn phải có truy vấn, hỏi thêm, hỏi lại để bắt người ta trả lời đúng sự thật.
Cuối cùng, sự việc nào cũng phải có người chịu trách nhiệm, cho nên quan trọng nhất là cuối cùng trách nhiệm thuộc về ai, từ đó mới có cơ sở để đánh giá cá nhân, ai làm tốt, sòng phẳng, ai quanh co, đổ lỗi để thấy hết trách nhiệm và phẩm chất từng người. Đó là cơ sở để ghi nhận và cất nhắc người hoàn thành nhiệm vụ, bỏ phiếu tín nhiệm hoặc xử lý đối với cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Đó mới là mục đích cuối cùng của chất vấn.
Nghiên cứu quy trình chất vấn thấy quy chế nêu việc chất vấn người cùng cấp. Trong khi đó Điều lệ Đảng lại cho phép đảng viên được phê bình và chất vấn mọi cấp, cho nên cũng cần bổ sung quy chế.
Nhưng thưa ông, về vấn để xử lý người đứng đầu, dường như những tiêu chí để đánh giá cán bộ có hay không hoàn thành trách nhiệm vẫn còn chưa thật rõ ràng?
Đây là vấn đề rất lớn. Quy định thì rất đúng, rất tốt, nhưng theo tôi có hai vấn đề cần lưu ý.
Đây là vấn đề rất lớn. Quy định thì rất đúng, rất tốt, nhưng theo tôi có hai vấn đề cần lưu ý.
Thứ nhất, muốn thực hiện được quy định này phải đấu tranh khắc phục căn bệnh đang khá phổ biến là bệnh báo cáo không trung thực. Tôi chỉ có thể đánh giá được anh trên cơ sở báo cáo trung thực. Rất nhiều trường hợp mới hôm qua là đơn vị Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, hôm sau đã mấp mé bên bờ vực phá sản và có những tiêu cực. Cho nên phải đấu tranh kiên quyết chống lại bệnh báo cáo không trung thực, chủ nghĩa phô trương, hình thức thì mới có thể nhận định được thực sự công việc anh làm, qua đó đánh giá đúng khả năng lãnh đạo của anh.
Bên cạnh đó, đối với việc bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm, lần này có việc đổi mới việc lấy phiếu tín nhiệm theo hướng mở rộng đối tượng. Việc “đổi mới” và “mở rộng đối tượng” bỏ phiếu như Nghị quyết đã nêu là rất quan trọng vì từ trước đến nay vẫn lấy phiếu tín nhiệm, nhưng nhiều phiếu thiếu trung thực, bỏ phiếu theo cảm tính, quan hệ bạn bè, bỏ phiếu theo nhóm lợi ích làm cho lá phiếu không phản ánh thực chất. Đổi mới thế nào để lá phiếu trung thực là rất cần thiết theo tư tưởng “Dân chủ rộng rãi” của Bác Hồ nhưng mở rộng đối tượng đến cấp nào tất cả còn chờ kế hoạch. Mong rằng kế hoạch phải kỹ càng, tỉ mỉ, nhưng trên hết vẫn là trách nhiệm của mỗi đảng viên với Đảng. Bỏ phiếu cách gì, đánh giá như thế nào về người lãnh đạo, đây là bài toán mà chúng ta phải tìm lời giải. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, có những việc phải làm ngay, nhưng có những việc phải kiên trì thực hiện. Cái khó chính là như thế.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Mạnh Đồng (thực hiện)
Theo: Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét