Ngày 26-12-2011, báo điện tử Vietnamnet của VGCS loan tin có tựa đề “Chỉnh đốn Đảng vì sự tồn vong của chế độ”. Tin này mở đầu với hàng chữ tô đậm : “Phát biểu khai mạc Hội nghị TƯ4, Tổng bí thư nói: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất phức tạp, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Phát biểu của “tổng bí” Trọng trước hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Hà nội, được bản tin tóm gọn là :“sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ” đòi hỏi phài “chỉnh đốn” cùng lúc qua 2 “đề án”. Thứ nhất là “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020”. Thứ hai là “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay”. Về điểm 2, trong một kỳ trước, chúng ta đã vạch rõ cho bọn “lú lẫn” cộng sản ở Hà Nội thấy rằng “trong tình hình hiện nay”, đảng cộng sản việt gian càng “chỉnh” càng “đốn”, cho nên việc “xây dựng đảng” là hoàn toàn “vô vọng”. Tại sao ? Xin nhắc lại.
Trước hết, không thể chối cãi : đảng ấy được “thiết kế” theo mô hình Bolshevick; nó sắc bén khi dùng để cướp quyền bằng bạo lực, nhưng nó bị “phản tác dụng” khi nắm giữ quyền bính mà nó cướp được. Cầm quyền với bộ máy Bolshevik, cộng sản trở thành nạn nhân của chính nó. Nói khác đi, đảng Bolshevik nào cầm quyền cũng “tự đào huyệt chôn mình”. Đế quốc Liên Xô đã chết như thế. Bọn “cộng sản sống sót” ở Châu Á rồi ra cũng phải chết như thế. Tại sao ? Tại vì cái “hệ giá trị” mà các đảng Bolshevik đem áp đặt lên các nước bị nó cướp quyền, ở đâu cũng bị “vênh” (chữ của “tổng bí” Trọng) với cái xã hội mà nó cai trị. Bẩm sinh “phản nhân tính”, những Goulags Liên Xô đã chết theo Stalin như thế nào, chẳng lẽ bọn “lú lẫn” ở Hà Nội không trông thấy ? Ít ra chúng cũng đã nếm mùi “tem phiếu”, nhai bo-bo suốt cuộc đời “dép râu nón cối” của chúng. Chẳng lẽ bọn “hậu duệ” chỉ biết “tự lừa dối” bằng câu “chúng cháu không có quá khứ”, chỉ “hướng tới tương lai”, trong khi cả lũ tiếp tục “mò mẫm”, chưa biết cái “tương lai” ấy nó ở nơi mô để mà “định hướng”. Mâu thuẫn bẩm sinh nằm ngay trong “thiết kế” mô hình đảng cộng sản : hệ giá trị “duy vật”, mà dựa trên “lực đẩy ý hệ” là một “giá trị duy tâm”. Quốc Tế Ca Cộng Sản với điệp khúc “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình”, rõ ràng nêu “giá trị vật chất” ra làm “đích đến của cách mạng”. Hơn thế, nó còn đặt “lợi” đứng trước “quyền”, chứng tỏ “quyền” chỉ là “phương tiện”, mà “lợi” mới là “cứu cánh”. Chính cái điệp khúc sặc mùi “duy vật” này đã “động viên” được khối “quần chúng bị bóc lột” hùa theo bộ máy Bolshevik đi “cướp quyền”. Khi “lợi quyền” đã “qua tay mình” rồi, chế độ cộng sản đứng trước câu hỏi “mình là ai?” và “mâu thuẫn ý hệ” hiện nguyên hình. Ý hệ cộng sản hướng tới một “chủ nghĩa tập thể” – collectivism – coi “chủ nghĩa cá nhân” – individualism – là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Chính ngay khi hô hào chỉnh đảng, “tổng bí” Trọng đã đổ thừa cho chủ nghĩa cá nhân làm cho đảng của y từ trên xuống dưới “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, rồi đòi hỏi từng đảng viên của y phải “tự kiểm điểm”, bộ máy đảng phải ráo riết “phê, tự phê”, lấy việc tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân trong từng cá nhân đảng viên làm biện pháp tối hậu để “chỉnh đốn” đảng. Ngay từ khi được/bị coi là “đối tượng đảng”, mỗi cá nhân “dự bị” cộng sản đều đã phải “đấu tranh tư tưởng” (dùng biện pháp “duy tâm”) tách cá nhân mình ra làm hai, nửa “vì tập thể” (cụ thể là “vì đảng”) phải tiêu diệt cho kỳ được nửa “cá nhân vị kỷ”, mới được/bị coi là “giác ngộ”, đủ “tiêu chuẩn” để được/cho tuyên thệ “chính thức” vào đảng. Trong lời thề khi vào đảng, hệ trọng nhất là câu “tuyệt đối trung thành với đảng”. Câu này suy rộng ra, “đảng là tuyệt đối”, phủ nhận “cá nhân” mình, gia đình mình, luôn cả tổ quốc mình. Câu tâm niệm “còn đảng còn mình” từ đó mà ra. Theo đúng “lý tưởng”, đối với tập thể đảng viên cộng sản, những con người mà tâm lý đã bị “điều kiện hóa”, câu hỏi “mình là ai” rất dễ trả lời : “mình là đảng; đảng là mình”. Nhưng đối với “quần chúng nhân dân” từng được/bị đảng “động viên” hùa theo “làm cách mạng”, đến khi “cách mạng thành công”, trả lời câu hỏi ấy là “có vấn đề”. Vấn đề nằm trong định nghĩa của cái chữ “mình” rất cơ bản – fundamental – kia. Loài Người nói rộng, hay mỗi Con Người nói hẹp, sinh thành với bản năng sinh tồn – instinct for existence – theo từng bước đi lên của văn minh mà phát triển thành “chủ nghĩa cá nhân”, cốt lõi là “bản thân mình” – oneself – rồi đến gia đình “mình”, của cải thuộc “sở hữu riêng của mình”. Ép uổng cách chi, thì cái khái niệm “đảng ta” cũng chỉ là “phó sản của hoàn cảnh” – circumstantial by-product. Theo các nhà tâm lý xã hội học, bản năng sinh tồn của con người “không thể vượt thắng bằng cường lực hay ý chí” – cannot be overcome by force or will. Cho nên, chủ trương đánh bại chủ nghĩa cá nhân để “cộng sản vượt thắng” là một ảo vọng. Cai trị bất cứ xã hội nào với hệ giá trị cộng sản, đảng Bolshevik tất yếu bị tha hóa, bởi vì Ý đảng bị “vênh” với Lòng Dân. Hơn thế, sau khi hô khẩu hiệu “đổi mới hay là chết”, hệ giá trị cộng sản được đem “pha chè” với hệ giá trị “tư sản” , thì mâu thuẫn trong chủ trương “kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa” tất yếu (lại “tất yếu”, nhái theo “ngữ cảnh xã hội chủ nghĩa”) đào sâu thêm tình trạng tha hóa nói trên, từ “vênh” biến thành “tử huyệt”. Đó là mối lo tâm huyết hiện nay, khiến “tổng bí” Trọng phải hô hoán chuyện “chỉnh đảng” qua “đề án” thứ nhất, về kinh tế xã hội.
Trong đề án kể trên, “tổng bí” Trọng nêu ra “ba khâu đột phá”, đứng đầu là “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cái “khâu” đứng đầu này, trước đây, khi hô hoán “cải tổ cấu trúc kinh tế”, y đã thú nhận nó có 3 căn bệnh trầm kha” : 1/ Lợi ích nhóm; 2/ Tư duy nhiệm kỳ; 3/ Đầu tư công kém hiệu quả. Bệnh số 3, cứ nhìn vụ Vinashin đủ thấy “hết thuốc chữa”. Bệnh số 2, chúng ta đã “kiểm điểm” rồi, tựu trung là càng “chỉnh” càng “đốn”. Hôm nay, hãy “chẩn mạch” cái “bệnh trầm kha” đứng đầu, là “lợi ích nhóm”. Chứng bệnh này từ đâu mà có ?
Bất cứ xã hội nào dưới quyền “toàn trị” – totalitarian – của đảng cộng sản, “chỉ có một” lợi ích, là “lợi ích tập thể” – collective interest – tuyệt đối không có “lợi ích nhóm” . Khái niệm “lợi ích nhóm” , chỉ kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản mới có : những cá nhân có “lợi ích tương đồng” – common interest – tập hợp thành “nhóm lợi ích” – interest group – để bảo vệ “lợi ích nhóm” – group interest – của mình. (lưu ý : sự hoán chuyển vị trí làm thay đổi nghĩa của từ ngữ). Cộng sản không tiêu diệt được kinh tế thị trường, phải “hội nhập để sống còn”, tuy vẫn “cố bám” cái đuôi “định hướng XHCN”, nhưng không cách chi ngăn trở được “lợi ích cá nhân” phát triển thành “lợi ích nhóm”. Từ đó, các “nhóm lợi ích” mọc ra và phình to theo tốc độ phát triển “vĩ mô” của kinh tế. Khoa học xã hội định nghĩa “nhóm lợi ích” đại khái là : tổ chức của dân chúng, chia sẻ nhau ý tưởng và thái độ, cùng nhau tìm cách ảnh hưởng vào “chính sách công” – an organization of people with shared ideas and attitudes who attempt to influence public policy. Theo định nghĩa này, câu hỏi đến ngay, là : tại sao “lợi ích nhóm” lại trở thành thứ “bệnh trầm kha”, có thể tạo nguy cơ đe dọa “sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ” ? Hãy xem nó ra đời như thế nào mà “đảng ta” không cản trở nổi, dù biết nó “rất phản động” với “chủ nghĩa tập thể”. Xin nhớ lại câu “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” – tâm niệm “để đời” của đảng viên cộng sản khi vào đảng và “thề tuyệt đối trung thành với Đảng” (chữ “Đ” luôn luôn phải viết Hoa). Khi quyền bính đã “qua tay mình”, cũng là lúc chữ “lợi” chiếm trọn “tư duy” cộng sản, từ trên xuống dưới. Chúng coi của cải toàn xã hội mà chúng vừa “cướp” được là “chiến lợi phẩm”, là “của chung”, nhân danh “quyền quản lý”, chúng chia nhau hưởng thụ. Năm 1954, cộng sản làm chủ chỉ nửa nước, dân Hà Nội đã chứng kiến cảnh “bộ đội về Thành” và toàn Miền Bắc biến thành “giòng thác” 1 triệu người bỏ quê mà đi, di cư vào Nam theo Việt Nam Exodus I. Năm 1975, cộng sản “cướp” trọn nước VN, bọn “cán ngố” từ Bắc vào Nam với chiến dịch “vào vơ vét về”, đã “giải phóng” sạch sành sanh của cải Miền Nam ra sao, đưa đến Việt Nam Exodus II – 3 triệu người bỏ nước mà đi (chết 2 còn 1) như thế nào – dấu ấn còn trong tâm khảm nhiều thế hệ Việt Nam Lưu Vong, không cách chi “xí xóa”. Chế độ và “hệ giá trị” cộng sản áp đặt ở Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ thế kỷ 20 đến thế kỷ 21, đã “đúc kết” thành một kho tàng “văn chương, văn hóa bình dân phản kháng” hầu như vô tận, ai cũng có thể kể ra vanh vách. Thí dụ về “thi đua sản xuất” :
Một người làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài mua xe …
Một người làm việc bằng ba
Để cho cán bộ mua nhà, (mua chức) mua quan …
Để cho cán bộ mua đài mua xe …
Một người làm việc bằng ba
Để cho cán bộ mua nhà, (mua chức) mua quan …
Chế độ “đặc quyền”, dành thưởng công cho bọn “tuyệt đối trung thành với đảng” làm nảy sinh loại “nhóm lợi ích” mà Djilas gọi là giai cấp mới – the new class – một học giả khác gọi theo tiếng Nga là nomenklatura. Ngay bọn còn trong “cơ cấu dự bị”, chờ đến phiên hưởng đặc quyền theo “tư duy nhiệm kỳ” cũng có tên là apparatchik . Đặc quyền đương nhiên đưa đến “đặc lợi”, và ngược lại. Khi bắt đầu “mở cửa” thu hút “đầu tư nước ngoài”, cấp tỉnh được thả lỏng cho mạnh ai nấy “chạy phương án”. Mỗi tỉnh trở thành một “nhóm lợi ích”, kết tụ theo hàng ngang. Khai thác tài nguyên quốc gia, hầm mỏ, thiết kế đô thị, than khoáng, điện lực, dầu khí, thị trường lao động, thuộc tầm “vĩ mô”, các “nhóm lợi ích” kết hợp theo hàng dọc. Nhưng rồi, làm ăn kiểu “vội vã vơ vét” theo “tư duy nhiệm kỳ”, (hết “nhiệm kỳ” thì “hết ăn”) các “nhóm lợi ích” trở thành “tư bản đỏ”, trong khí thế “tranh ăn vô tội vạ”, đua nhau “đầu tư dàn trải”, bất chấp “ngang dọc”, khiến cho Ba Dũng “đánh vật” với điều chỉnh vi mô/vĩ mô năm này sang tháng khác, “vênh” vẫn cứ “vênh”. Chủ trương tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân mà đòi “sống chung” với kinh tế thị trường, chẳng những “vênh” mà còn “đi vào ngõ cụt”, như cảnh báo của Janos Kornai. Quý “đồng chí cách mạng” năm xưa, nay đã trở thành quan cách mạng, được Dân Oan tuyên dương với câu “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Cái gọi là “đạo đức cách mạng” của “các đồng chí” ấy nay đã có “nội hàm” khác hẳn, của hệ giá trị chủ nghĩa tư bản rừng rú – savage capitalism – cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Coi Con Người Là Cứu Cánh, chủ nghĩa ấy đã “tự diễn biến” thành chủ nghĩa tư bản “xã hội hóa” – socialized capitalism – cầm cờ Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền, lấy đó làm “mẫu số chung” sắp xếp một trật tự thế giới Hội Nhập, Hoà Bình, Phát Triển. Loài người đã bỏ xa bọn “cộng sản sống sót” hàng thế kỷ. Chúng còn tiếp tục “phất cờ búa liềm” và giở trò cướp cạn giữa ban ngày, thì những trò “phê, tự phê” của “tổng bí” Trọng chẳng bõ làm trò cười. Chúng đang tự đào huyệt chôn mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét