Pages

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

KHỦNG HOẢNG LÒNG TIN – KHỦNG HOẢNG CĂN CƯỚC – KHỦNG HOẢNG CHẾ ĐỘ

Tổng Hợp Tin Tức ngày 21-3-2012 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
Đầu thập kỷ cuối của thế kỷ trước, Chiến Tranh Lạnh (CTL) đã kết thúc cùng với sự sụp đổ đế quốc cộng sản. Từ đó, thế giới không còn “chia làm hai phe”; cũng chẳng ai thèm “phất cờ đại thắng”, hay “vênh váo” hỏi “ai thắng ai?”, mà chỉ lo tận tình giúp đỡ kẻ vừa “ngã ngựa”, tạo điều kiện cho nó “tự diễn biến” thành một cái gì đó “không phải là nó” của những ngày vừa qua. Vế cộng sản trong thế đối đầu lưỡng cực – bipolar Tư Bản / Cộng Sản đang “lãnh đạo cách mạng thế giới” bỗng “chuyển sang từ trần”; vế còn lại là Tư Bản, “một mình một chợ”, tại sao không “cướp thời cơ” làm “độc bá” cho “tiện việc sổ sách” ? Ấy là vì, hơn ai hết, Tư Bản “nắm vững nguyên lý” của chủ nghĩa tư bản : cạnh tranh là động lực của phát triển. Nói khác đi, độc bá, độc quyền là kẻ thù của tự do cạnh tranh. Với cùng nguyên lý ấy, sau Thế Chiến II (TC2), Mỹ và “đồng minh chiến thắng” đã không trả thù hay áp chế kẻ chiến bại, không chiếm đóng rồi “vào vơ vét về” như cộng sản từng làm ở bất cứ nơi nào chúng “thắng đại”. Ngược lại, kẻ thắng TC2 đã tận tình giúp đỡ kẻ bại hồi sinh, lần hồi vươn lên ngang hảng với mình, cạnh tranh sòng phẳng với nhau, cùng phát triển. Hai nước bại trận TC2 (Đức và Nhật) đã hàn gắn vết thương, phát triển sau chiến tranh như thế nào, mọi người đã biết. Nhật đã vươn lên trong hòa bình, cạnh tranh ngang ngửa, có lúc còn vượt qua Mỹ, trở thành “chủ nợ” của kẻ thắng mình trong chiến tranh. Đức, vì bị chia đôi, nửa phía Đông bị Liên Xô chiếm đóng, trở thành cộng sản “bất đắc dĩ” nên không bằng Nhật, nhưng nửa phía Tây có tự do, đã dư sức “cõng” Đông Đức “thoát cộng sản” sau khi thống nhất “trong hòa bình”, trở thành nước mạnh nhất của khối Liên Âu ngày nay.

Không đơn phương “miễn cưỡng lãnh đạo” thế giới sau CTL, không còn thế đối đầu lưỡng cực, Mỹ lấy gợi ý từ thập niên 1970 của “Lò Chính Sách” (think tank) Ủy Hội Tam Phương (UHTP) – The Trilateral Commission –, chuyển sang thế đa tâm – polycentric – coi sự “liên thuộc” – interdependence – về vốn, năng lượng và tài nguyên giữa các quốc gia là nền tảng của xu thế “toàn cầu hóa”, trên đó loài người cùng nhau xây dựng một trật tự mới theo phương châm Hòa Bình – Hợp Tác – Phát Triển.
Thời 1970, UHTP quan niệm đơn giản “tam phương” là : Bắc Mỹ,Tây Âu, Nhật Bản. Theo thời gian, Bắc Mỹ soải dài xuống Nam Mỹ; Tây Âu gồm hầu hết Đông Âu sau CTL; Nhật không còn đơn độc ở Á Châu, mà bên cạnh có thêm Đài Loan, Nam Hàn, Singapore … rồi bọn “cộng sản sống sót” … Tàu Cộng và Việt gian cộng sản (VGCS).
Theo Samuel Huntington, sau CTL giữa Tư Bản và Cộng Sản, mọi xung đột trên thế giới (vũ trang hay không), nếu có xảy ra, không còn là“chiến tranh ý hệ” mà, ít hay nhiều, chỉ là “đối chọi văn minh” – Clash of Civilizations. Quan niệm này gây nhiều tranh cãi nhưng, chính các tranh cãi ấy gián tiếp cho thấy tư tưởng giới của loài người hiện đại xác quyết hai điều : 1/ Cái gọi là “ý hệ cộng sản” đã không kết tinh nổi thành một thứ “văn minh” nào đó; 2/ Tham vọng của đế quốc cộng sản, áp đặt một hệ giá trị nhất nguyên duy vật lên loài người, đã trở thành ảo vọng, chết theo cái chết của đế quốc ấy. Hơn nữa, loài người cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, đã nỗ lực không ít, trả giá khá nhiều (xương máu và của xải),“hóa giải” các “đối chọi văn minh”, tạo đồng thuận về những giá trị phổ quát – universal values –, lấy đó làm “mẫu số chung” xây dựng một trật tự toàn cầu – global order – với Con Người Là Cứu Cánh.
Trong khung toàn cầu như trên, bọn “cộng sản sống sót” có chỗ đứng nào hay không, tùy vào “căn cước” của chúng. Không thể chối cãi, chẳng qua chúng là những “mảnh vỡ” của hệ giá trị cộng sản, sau những “đấu tranh giai cấp” và “tranh cướp quyền bính”, trong đó chúng đã bị “đại bại”, cho dù đã phải trả giá bằng hàng chục triệu mạng người. Sau khi “theo Mỹ, phản cộng sản”, góp phần vào “sự nghiệp” làm vỡ vụn đế quốc cộng sản do Liên Xô “lãnh đạo”, cộng sản Tàu đã được Mỹ dành cho trên 30 năm ưu đãi, kể từ 1979. Mười năm sau đó, tuy Tàu bị Mỹ “cấm vận chiếu lệ” vì vụ thảm sát Thiên An Môn 1989, nhưng đã lại được “tha Tào” năm 2001, khi vụ khủng bố 11-9 đẩy “mũi nhọn đối phó” của Mỹ sang Trung Á thay vì chĩa vào Tàu. Với cái gọi là Đồng Thuận Bắc Kinh, hưởng quy chế “đối tác chiến lược”, Tàu Cộng (TC) khai thác triệt để “chủ nghĩa tư bản rừng rú” – savage capitalism – ngoi lên thành “siêu cường kinh tế”, ngang hàng, ngày càng lộ liễu “cạnh tranh bất chính” với Mỹ và Liên Âu. Năm 2007-09, khi thế giới lâm vào khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì Tàu đã từ lâu vươn vòi bạch tuộc ra khắp thế giới, tay phải bơm tiền cho Mỹ vay để Mỹ lún sâu vào chiến tranh chống khủng bố, tay trái đồng lõa với Pakistan “chứa chấp” trùm khủng bố Bin Laden, yểm trợ đồng bọn của y cả về tình báo lẫn tiếp vận quân sự. Bám đuôi và “sao chép” TC là VGCS, với chủ trương “theo voi Tàu, hít bã mía Mỹ”. Bản thân VGCS cũng đội trên đầu một thứ “căn cước không minh bạch”, vì không xác định được “chỗ đứng” của chúng, trong cũng như sau CTL. Thí dụ : với căn cước “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” (CNXH), khi Liên Xô/Tàu Cộng bắn nhau và TC phản LX theo Mỹ, VGCS khó xác định được cái CNXH nào (LX hay TC) là cái mà chúng yêu. Sau “thắng đại” năm 1975, Lê Duẩn quyết ra mặt “phản TC, theo LX”, ghi cả vào Hiến Pháp của “nước ta” và điều lệ của “đảng ta”, coi TC là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất”, là quyết đem vận mạng của cả nước lẫn đảng ra “đánh bạc” (VGCS nói là “cá cược”) với sự “còn hay mất” cái “tổ quốc XHCN” của chúng, vào lúc nó đã “nứt rạn” đến độ “hết thuốc chữa”, đang “diễn biến hòa bình” thành một “đống rác của lịch sử”. Liên Xô sụp đổ. VGCS “đánh bạc ké” nhầm phải “cửa đen”, thua “cạn láng”, không còn cách nào khác, phải “liếm lại bãi nước bọt” chúng đã nhổ ra, khom lưng sang Tàu “bán nước cầu sinh”. Từ “bẩm sinh”, chúng là nạn nhân của chính mình, với những “căn cước vay mượn” từ các “thế lực nước ngoài”, mà chúng lúc thì “thờ” như “thày”, như “bạn”, như “ân nhân”, lúc lại “mắng” lả “kẻ thù nguy hiểm nhất”. Chúng bị “khủng hoảng căn cước” từ bẩm sinh, khi thành hình đảng của chúng. Suốt dòng sinh mệnh của nó, đảng VGCS “sớm đầu tối đánh”, với thủ đoạn “lá mặt lá trái”, là chuyện “cơm bữa”.
Điểm lại “căn cước” của hai đảng “cộng sản sống sót”, còn “giữ tên đảng” và còn cầm quyền ở Châu Á – TC và VGCS – ta thấy chúng “giống nhau như đúc”, là những “mảng rơi vãi” lạc lõng của hệ giá trị cộng sản nhất nguyên duy vật, đã bị quy luật khách quan của loài người hiện đại đào thải. Điểm khác biệt duy nhất là : TC “tự đặt, tự chọn” căn cước; ngược lại, “căn cước” VGCS do “thế lực nước ngoài cấp phát”, hoặc do VGCS “vay mượn”, tùy theo hoàn cảnh. Do đó, trong hoàn cảnh hệ giá trị cộng sản bị đào thải, TC có khả năng trở về với “truyền thống Tàu”, với “Chủ Nghĩa Hán Tộc Bành Trướng”. VGCS không có khả năng đó, vì từ khi lập đảng để “phục vụ quyền lợi đế quốc cộng sản”, chúng đã tự tay “chặt đứt đường về”. Căn cước cộng sản, tuy đã bị loài người đào thải, nhưng chúng phải “cố bám”, dùng nó làm “mỏ neo”, gắn chúng vào quyền bính chúng đã nhờ “thế lực nước ngoài” mà cướp được. Bộ máy (hay “cơ chế”) cộng sản được “thiết kế” hữu dụng trong chiến tranh (dù “nóng” hay “lạnh”), nhưng bị “phản tác dụng” trong hòa bình, nhất là trong trật tự thế giới ngày nay, đang được sắp xếp lại theo phương châm Hòa Bình – Hợp Tác – Phát Triển. Mười bảy năm tái lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, được ưu đãi không kém TC, VGCS“khẩn trương tranh thủ” cơ hội này để “vội vã vơ vét”, vì chúng luôn bị “con ma diễn biến hòa bình” ám ảnh, không biết “nhiệm kỳ đô la” của chúng kéo dài được bao lâu.
Từ năm 2009, Mỹ thay đổi ưu tiên chiến lược đối ngoại, giữa lúc thế giới chưa hoàn hồn sau Đại Khủng Hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2007-2008. Với chiến lược mới, Mỹ “giải kết” khỏi những vướng mắc của “xung khắc văn minh” ở Trung Á, Trung Đông và Bắc Phi, quay về Châu Á, nói rõ là để “cân bằng ảnh hưởng với TC”. Rõ ràng là quan hệ “ta-bạn-thù” giữa Mỹ/TC/VGCS, một lần nữa, phải xác định lại. Quan hệ Mỹ/TC đang từ “đối tác chuyển sang đối đầu”. Lại thêm một lần, “khủng hoảng căn cước” xô VGCS vào thế “chết chẹt” giữa Mỹ và TC. Hai nước này đều từng là “cựu thù” của VGCS. Riêng TC, từng bị VGCS “phản chủ Tàu theo chủ LX”, bị TC “giáo trừng”, đồng thời bị Mỹ “cấm vận”, phải ăn bo-bo đi “đánh giặc thuê cho LX” ở Kampuchea gần 13 năm. Khi LX “chuyển sang từ trần”, tức thì VGCS phải “chuyển sang hòa bình”, sang Tàu “bán nước”, được Tàu cho phép nhận là “một bộ phận của Tàu”, cho đến ngày nay. Tranh chấp Mỹ/Tàu ở Biển Đông VN (Tàu gọi là Nam Hải) buộc VGCS bộc lộ “căn cước thật”, là việt gian, bán nước cho Tàu từ năm 1950, khi giặc Hồ rước Tàu vào “nhân dân hóa” VN, theo lệnh Tàu “phóng tay phát động đấu tranh giai cấp” giết hại hàng chục vạn dân trong khi cần “đoàn kết dân tộc” để chống Pháp. Phạm Văn Đồng tái xác nhận căn cước ấy với công hàm 14-9-1958, đem biển đảo VN “cúng cụ” Tàu. Năm 1988, khi VGCS phản Tàu theo LX, Tàu đánh chiếm đảo Gạc Ma ở Trường Sa, giết hại hàng trăm bộ đội hải quân; nay “dân và gia đình” tổ chức tưởng niệm các anh bộ đội ấy, lại bị “trên” không cho phép. Thanh niên sinh viên xuống đường “chống Tàu cứu nước”, bị đàn áp và “hạ nhục”. Tất cả đã chứng tỏ VGCS hết đường chối cãi tội bán nước. Bí quá, có lúc chúng muốn “mở hơi lấp liếm”, lập tức bị truyền thông Tàu tiết lộ thêm bằng chứng chuyện chúng bán nước ở Thành Đô năm 1990-91 với đầy đủ chi tiết tỉ mỉ. Trong thế bí, trước nguy cơ “nhiệm kỳ đô la” có thể chấm dứt, bọn “sứ quân” VGCS thay vì tìm cách “giảm nhiệt”, lại không ngừng “giải phóng mặt bằng”, tiếp tục “cưỡng chế”, đổ thêm dầu vào lửa, khiến Bom Tiên Lãng nổ tung, đồng thời Tiếng Hát Việt Khang với hai câu hỏi “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Đâu?” làm rúng động con tim từng ngưởi VN từ trong ra ngoài nước, từ trong ra ngoài đảng cộng sản vn. Chóp bu VGCS phải công khai “tự kiểm điểm” những “căn bệnh trầm kha” có thể đưa “đảng và chế độ đến nguy cơ sụp đổ”. Chúng hô hào “chỉnh đốn đảng”, vì trong đảng là “một bầy sâu bọ” (Trương Tấn Sang).
Những biện pháp cụ thể “chỉnh đảng”, cùng với 19 điều cấm đảng viên không được làm, do “tổng bí” Trọng đưa ra, chẳng bõ làm trò cười cho cả nước, kể luôn những “mục tiêu trong tầm ngắm cấm kỵ” của “đảng ta”.
Mọi người đều cho rằng VGCS đã mất niềm tin của quần chúng. Thực ra, cái gọi là “niềm tin” kia, VGCS chưa bao giờ có, để bây giờ “mất”. Chẳng qua quần chúng bị cỗ máy cai trị “sắt máu” của VGCS xô vào thế “trói vào mà đánh, khen thay chịu đòn”. Bộ máy ấy thất bại trong áp đặt, nhưng thành công phần nào trong phá nát hệ giá trị truyền thống VN, từ đó gây ra khủng hoảng giá trị và khủng hoảng căn cước triền miên cho đến bây giờ. Khủng hoảng chế độ là giai đoạn chót của diễn trình sụp đổ.

Không có nhận xét nào: