Pages

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Liệu ngôi nhà châu âu bị chia rẽ có thể đứng vững?


Theo sự hiểu biết thông thường, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu không thể có một liên minh tiền tệ mà không có một liên minh tài chính. Những người ủng hộ nhiệt tình đồng euro coi đồng tiền chung duy nhất như là bàn đạp đầu tiên hướng tới một liên minh kinh tế rộng lớn hơn vốn vẫn là giấc mơ của họ. Những người hoài nghi về đồng euro cũng có suy nghĩ như vậy nhưng họ coi kết cục đó như một địa ngục và muốn hủy bỏ đồng tiền chung duy nhất.

Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc khủng hoang đồng euro đã củng cố những quan niệm này. Cả hai phe tranh luận rằng những nỗ lực không cân xứng của các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro nhằm xây dựng một liên minh tiền tệ mà không có một liên minh tài chính giải thích vì sao liên minh này đã trở thành một thứ hỗn độn kiểu như vậy. Nhiều người hăng hái ủng hộ nói rằng con đường tiến về phía trước là 17 nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro phát hành các trái phiếu ngoại lai (euro bonds) mà tất cả họ phải đứng ra bảo đảm (một trong một vài biến tấu trên chủ đề về học thuyết liên minh tiền tệ). Ngay cả Chính phủ Đức vốn miễn cưỡng phải bỏ tiền ra để bảo trợ cho các nền kinh tế yếu kém hơn nền kinh tế nước này cũng cho rằng kiểu góp vốn nhất định có thể là cần thiết một khi những vấn đề nợ nần được giải quyết.

Một liên minh tài chính sẽ không xuất hiện ngay vào bất kỳ lúc nào, và chắc chắn không đến nhanh đủ mức để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Liên minh này cần có một hiệp ước mới và điều đó đòi hỏi một sự nhất trí đồng thuận. Thật khó tưởng tượng làm thế nào để nhanh chóng đạt được một thỏa thuận kiểu như vậy do sự phản đối quyết liệt của các chính khách và công chúng ở các nền kinh tế tương đối lành mạnh thuộc khu vực sử dụng đồng euro (dẫn đầu là Phần Lan, Đức và Hà Lan) đối với việc tiếp tục cứu trợ tài chính những nước yếu kém hơn họ (như Hy Lạp, Alien, Italia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha). Ngoài ra, một khi cuộc khủng hoảng này được giải quyết, nhiệt tình dành cho việc thiết lập một liên minh tài chính có thể bị giảm sút. Ngay cho là Đức hiện vẫn chuẩn bị chia sẻ một số trách nhiệm về vấn đề ngân sách nước này sẽ yêu cầu áp đặt kỷ luật chặt chẽ về việc các nước khác có thể chi tiêu và vay mượn như thế nào. Trong khi đó, các nước yếu hơn có thể không muốn qui phục một sự trói tay trói chân của người Giécmanh. một khi nỗi lo ngại trước mắt về việc phá sản đã trôi qua.
Nhưng không chỉ có hai con đường ở phía trước: liên minh tiền tệ hoặc xóa bỏ đồng euro. Có một sự lựa chọn thứ ba thích hợp hơn: một kiểu ký luật thị trường kết hợp với nhiệt tình mạnh mẽ. Theo giải pháp này, cá nhân mỗi nước sẽ phải có trách nhiệm tối đa đối với nền tài chính của những nước đó nhưng họ cũng cần phải chấp nhận mạnh mẽ hơn thị trường tự do. Các chính phủ đã vay mượn quá nhiều tiền sẽ phải được tự do phá sản. Cũng cần có những sự cứu trợ tài chính hạn chế dành cho các chính phủ và ngân hàng ít gặp rắc rối hơn, mặc dù đổi lại phải tiến hành công cuộc cải cách kinh tế và việc thắt lưng buộc bụng. Kết quả dẫn đến sẽ là các nền kinh tế thích hợp hơn và một châu Âu có đủ sức mạnh để đóng một vai trò lớn hơn trên vũ đài thế giới.
Khi bài báo này được đăng, cuộc khủng hoảng ở khu vực sử dụng đồng euro đã ở trong giai đoạn đặc biệt gay gắt. Các thị trường ở trong tình trạng rất lo ngại, việc cứu trợ cả gói mới đây nhất cho Hy Lạp cũng vấp phải khó khăn, và hầu hết khu vực này đã mấp mé ở bên bờ vực của suy thoái. Tây Ban Nha đang ở giữa chiến dịch tổng tuyển cử, và Chính phủ của Silvio Berlusconi ở Italia đã để mất chính quyền. Tuy nhiên, giữa sự hỗn độn, đã có những dấu hiệu cho thấy khu vực sử dụng đồng euro có thể luẩn quấn vụng về tiến tới một cái gì đó giống như sự lựa chọn quy tắc thị trường cộng thêm nhiệt tình mạnh mẽ để giải quyết những cuộc khủng hoảng trước mắt. Khu vực này cũng cần phải chấp nhận nó như một mô hình dài hạn.

Sự chia rẽ
về lý thuyết, một đồng tiền chung có nhiều lợi thế đối với thị trường chung duy nhất của Liên minh châu Âu, trong đó cũng bao gồm các nước, chẳng hạn như Liên hiệp Vương quốc Anh, đã quyết định đứng ngoài khu vực sử dụng đồng euro. Khi người dân không lo ngại về những đồng tiền bị thay đổi thất thường, họ có thể làm ăn kinh doanh xuyên biên giới dễ dàng hơn, tham gia đầu tư dài hạn ở bất kỳ đâu trên thị trường này đồng thời xây dựng các hãng kinh doanh xuyên quốc gia. Khả năng khai thác các nền kinh tể có quy mô và cơ hội để cạnh tranh trên khắp lục địa là những phần thưởng đáng giá.
Nhưng cũng có một bất lợi lớn: các nước riêng biệt đã để tuột mất khả năng làm cho các chính sách tiền tệ của họ thích ứng với những nhu câu đặc biệt của họ bằng việc định ra các tỉ lệ lãi suất riêng của họ. Thay cho việc này, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã định ra các lãi suất, và đây là cả một vấn đề vì các nền kinh tế khác nhau đang chuyển động với những tốc độ khác nhau. Ví dụ như các lãi suất thấp trên khắp khu vực sử dụng đồng euro trong những năm sát năm 2007 đã thổi phồng bong bóng nhà ở xảy ra sau đó ở Tây Ban Nha.
Liệu những lợi ích của việc có một đồng tiền chung duy nhất có lớn hơn những chi phí để có được đồng tiền này hay không phụ thuộc chủ yếu vào ba nhân tố: nét tương tự giữa các nền kinh tế được bảo vệ bởi chính sách tiền tệ chung duy nhất, sự linh hoạt của chúng và việc duy trì một ngân sách trung ương lớn có thể được sử dụng để chuyển tiền từ những khu vực phát đạt sang những khu vực đang phải vật lộn để phát triển. Các nền kinh tế với những cơ cấu và chu kỳ tương tự cảm thấy dễ dàng hơn trong việc chung sống với một chính sách tiền tệ một cỡ vừa cho tất cả . Thậm chí các nền kinh tế khác hiệt có thể đối phó với một đồng tiền chung duy nhất chừng nào mà họ vẫn có khả năng thích ứng – cụ thể là chừng nào mà các doanh nghiệp của họ có thể đễ dàng thuê và sa thải nhân viên và người dân sẵn sàng vượt biên giới để tìm kiếm việc làm.
Khu vực sử dụng đồng euro không thể nổi lên một cách tốt đẹp bằng bất kỳ giải pháp nào trong số những giải pháp này, đặc biệt khi so sánh với Mỹ. Các nền kinh tế châu Âu hiện đa dạng, các thị trường lao động của khu vực này bị bao vây bởi những hạn chế phức tạp, và châu Âu chỉ có một ngân sách trung ương nhỏ mà nhờ đó có thể giúp các khu vực đang vấp phải khó khăn. Đây là lý do vì sao những người nhiệt tình ủng hộ đồng euro cũng như những người còn hoài nghi về đồng tiền này – từ Jacques Delors, cựu Chủ tịch Ủy ban châu Âu và là một trong những kiến trúc sư chủ đạo của việc dưa ra đồng tiền chung duy nhất, cho tới Boris Johnson, thị trưởng Luân Đôn lập luận rằng một liên minh tài chính là cần thiết để bôi trơn những bánh xe của liên minh tiền tệ.
Tăng thêm nnần
Nhưng có một cách sống khác trong những sự kiềm chế của một chinh sách tiền tệ một cỡ vừa cho tất cả : củng cố các nước thành viên yếu kém hơn của châu Âu, đặc biệt bằng việc làm cho các nền kinh tế của họ trở nên linh hoạt hơn. Trước khi đồng tiền chung duy nhất được đưa ra vào năm 1999, các chính phủ không có động cơ thực thi những cải cách cứng rắn cần thiết để làm cho điều đó xảy ra. Bất kỳ khi nào các nước như Hy Lạp hoặc Italia thấy họ trở nên không có khả năng cạnh tranh, các chính phủ của họ lại phá phá các đồng tiền của nước họ. Sau khi liên minh tiền tệ được thiết lập, các nền kinh tế không đạt tiêu chuẩn cần thiết của khu vực sử dụng đồng euro đã tìm thấy một lối thoát khác: họ đã đi vay mượn tiền. Việc này cho phép các chính phủ đó tài trợ những mức chi phí cao mà không cần tăng thuế. Nhưng khi các nền kinh tế này trở nên yếu kém hơn, sự cạnh tranh của họ đã bị giảm sút.
Nhiều nước cũng đã bị chồng chất nợ nần, gieo hạt cho cuộc khủng hoảng nợ hiện nay. Theo Hiệp ước Maastricht, hiệp ước đã mở ra tiến trình thiết lập liên minh tiền tệ, các chính phủ được cho là không vấp phải nợ nần tương đương trên 60% của GDP, nhưng tất cả các nền kinh tế chủ yếu của khu vực sử dụng đồng euro đã vượt đáng kể mức đó. Sau khi nền kinh tế thể giới trở nên trì trệ vào đầu thế kỷ này, các nước được coi là có đạo đức, chẳng hạn như Pháp và Đức, đã bắt đầu các nguyên tắc coi thường nhằm hạn chế mức thâm hụt ngân sách. Rồi sau đó không có cơ hội để làm cho những nước khác tuân theo kỷ luật. Năm ngoái, các tỉ lệ nợ so với GDP của Pháp và Đức đã vượt quá 80%; tỉ lệ trên của Italia lên tới 119% và của Hy Lạp là 143%.
Nợ nần tăng không chỉ vì các chính phủ đã phá vỡ luật lệ; Nợ nần tăng do các chính phũ đã tìm cách thuyết phục các nhà đầu tư, đặc biệt là các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, cho họ vay tiền. Bắt đầu từ đầu năm 2010, các nhà dầu tư cuối cùng đã ngừng tài trợ cho Hy Lạp; sau đó, họ đã ngừng tài trợ cho Ailen và Bồ Đào Nha. Nhưng tác động của trái phiếu này đã phải mất một thời gian dài đáng sợ mới xuất hiện. Thất bại của thị trường trong việc đưa các chính phủ di vào kỷ luật sớm hơn chủ yếu là do hậu quả của chính bản thân của các chính phủ đó. Họ đã lợi dụng quan điểm rộng rãi cho rằng các nước châu Âu không thể bị vỡ nợ. Việc này đã được củng cố theo cách các ngân hàng đã và vẫn đang được chấn chỉnh. Cái gọi là những luật lệ Basel, những khuyến nghị về các quy định của ngân hàng do các giám đốc Ngân hàng Trung ương của các nước thuộc nhóm G-20 và những nước khác đưa ra, cho rằng các trái phiếu của chính phủ là những tài sản không chịu rủi ro và vì vậy các ngân hàng không phải giữ bất kỳ nguồn vốn nào khi họ đầu tư vào chúng. Chẳng có gì ngạc nhiên, các ngân hàng đã đầu tư vào trái phiếu, với hậu quả dẫn đến là các vấn đề nợ chính phủ cũng đã ảnh hưởng đến các ngân hàng đó. Ngoài ra, cả trước và sau khi hàng Lehman Brothers bị phá sản hồi tháng 9/2008, các Ngân hàng Trung ương ở cả hai hên bờ Đại Tây Dương đã làm tràn ngập thế giới bằng loại tiền được đem bán với giá rẻ, bóp méo các thị trường tiền tệ và tạo điều kiện dễ dàng cho các chính phủ mắc thêm nợ nần, Chính là sự phá vỡ luật lệ có chủ tâm của các chính phủ cũng như sự lũng đoạn thị trường của họ nhằm ủng hộ các trái phiếu của chính phủ, chứ không phải việc thiếu một liên minh tài chính, đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng hiện nay.
Sự lệ thuộc đồng euro
Tuy nhiên, việc này không ngăn cản các nền kinh tế yếu kém của châu Âu kêu gọi việc thiết lập một liên minh tài chính. Hoàn toàn ngược lại: họ đang tìm kiếm một cách khác để tiếp tục sống theo kiểu vung tay quá trán. George Papandreou, Thủ tướng Hy Lạp, và Giulio Tremonti, Bộ trưởng Tài chính Italia, muốn các nước của họ có khả năng phát hành các trái phiếu euro bonds. Người ta có thể thấy sự hấp dẫn: các trái phiếu trên sẽ bảo vệ những nước yếu kém tránh khỏi kỷ luật của thị trường bằng việc báo hiệu cho các nhà đầu tư rằng Đức và những nước thích hợp khác cuối cùng sẽ thanh toán hóa đơn nếu Hy Lạp và Italia bị vỡ nợ. Nhưng theo quan điểm của các nước mạnh, việc cho phép phát hành các trái phiếu bonds euro sẽ cấp giấy phép cho các nền kinh tế yếu kém chi tiêu hoang phí, trừ phi nó được thực thi theo cách được kiểm soát rất chặt chẽ. Ngoài ra, sự cần thiết phải gánh nợ cho toàn thể các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro cuối cùng có thể cũng làm kiệt sức các nước có nền kinh tế mạnh.
Một vài cách diễn giải ý tưởng này được cho là dễ chấp nhận hơn đã được đưa ra. Một báo cáo do tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brúcxen công bố đề nghị giới hạn các trái phiếu bonds euro ở mức 60% GDP của mỗi nước. Trở ngại bất ngờ là các nước gặp khó khăn hiện có khoản nợ trên mức đó, điều đặt ra câu hỏi họ sẽ phải tự tài trợ như thế nào. Đây là lý do mà George Soros và các chuyên gia giỏi khác về thị trường đã biện luận ủng hộ một con số cao hơn nhiều.
Đức, nước trang trải chủ yếu của khu vực sử dụng đồng euro, sẵn sàng ủng hộ ý tưởng thiết lập một liên minh tài chính, nhưng chỉ sau một tiến trình hợp nhất lâu dài một khi cuộc khủng hoảng này được giải quyết. Nước này cũng đòi đưa ra những luật lệ mới rõ ràng hạn chế khoản tiền mà cá nhân các nước có thể vay mượn đồng thời bắt các nưóc vi phạm những luật lệ trên phải chịu phạt. Trong khi đó, Mark Rutte, Thủ tướng Hà Lan, đã đề nghị thiết lập chức người phụ trách ngân sách Ủy ban châu Âu để kiểm soát các luật lệ này.
Nếu các nước tiếp tục coi thường những luật lệ trên, người phụ trách này sẽ có quyền nói cho họ cách điều hành các nền kinh tế của họ, chẳng hạn như bảo họ tăng thuế. Nếu họ không làm theo những gì mà họ đã được chỉ dẫn, họ sẽ phải từ bỏ đồng tiền chung duy nhất.
Nhưng tất cả điều này – nếu có – vẫn còn là xa vời trong tương lai. Cho đến nay, việc xử lý cuộc khủng hoảng hiện tại bao gồm các khoản cứu trợ kinh tế đối với từng trường hợp một. Để đổi lại việc được vay tiền với lãi suất thấp từ các quĩ chiến tranh châu Âu khác nhau cũng như từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các nước gặp khó khăn đã phải cải cách các nền kinh tế cũng như giảm bớt việc vay mượn của họ. Những khoản cứu trợ này bao gồm số tiền viện trợ từ các nước mạnh về mặt tài chính chuyển cho các nước yếu kém hơn, nhưng không nhiều như nó vẫn thường diễn ra trong một liên minh tài chính chính thức.
Do các điều kiện thị trường xấu đi và có thêm nhiều nước bị cuốn vào cơn lốc sụp đổ kinh tế, việc cứu trợ tài chính này đã diễn ra theo một vài phương thức khác nhau. 17 nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro vấp phải khó khăn trong việc nhất trí sẽ phải làm những gì, dẫn đến những rác rối trong việc đưa ra chính sách, điều làm suy yếu dần niềm tin của nhà đầu tư và gây ra những khó khăn kinh tế không cần thiết.
Tuy nhiên, mặc dù có những khiếm khuyết của nó, chính sách trên đã có một vài thành công. Các chính phủ châu Âu yếu hơn đã buộc phải tiến hành công cuộc cải cách mà họ đă né tránh trong hàng thập kỷ. Họ đang mở rộng tự do các thị trường lao động của họ, trừ tận gốc việc trốn thuế, tăng độ tuổi về hưu còn quá thấp, giảm bớt tệ quan liêu, tư nhân hóa các ngành công ngbiệp và mở ra các ngành công nghiệp cần có sự phối hợp giữa các bên, chẳng hạn như trong lĩnh vực dược và các dịch vụ tắcxi. Điều này đang diễn ra không chỉ ở Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào Nha, ba nước đã được nhận các khoản cứu trợ tài chính. Italia và Tây Ban Nha cũng đã chấp nhận các chế độ thích hợp riêng của họ, mặc dù vẫn còn do dự. Nếu các nước này có đủ khả năng phát hành trái phiếu euro bonds, họ sẽ không có động cơ để phát triển.
Quyền tự do phá sản
Mặc dù vậy, việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay vẫn là phiến điện xét theo một mặt quan trọng. ít nhất, vào lúc bài báo này được đăng trên báo chí, không một nước vỡ nợ nào được phép công bố phá sản. Các khoản nợ của Hy Lạp đã tăng liên tục và thoát khỏi tầm kiểm soát vào thời diểm đó,
nhưng kế hoạch cứu trợ tài chính được đặt ra cho nước này tại hội nghị cấp cao các nước châu Âu diễn ra hồi tháng 7/2011 đã khuyến khích các ngân hàng cho nước này vay tiền để thoát khỏi nợ nần hoặc gia hạn thời hạn thanh toán nợ của họ. Đó là cả một chặng đường dài kể từ khi cải cách cơ cấu nợ nần theo đúng cách, việc sẽ làm cho Aten có mức nợ thấp hơn, mức mà người ta có thể hỗ trợ nó một cách thực tế.
Các công ty và cá nhân trên khắp thế giới cơ cấu lại các khoản nợ của họ. Các chính phủ ngoài châu Âu bị vỡ nợ. Tại sao các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro lại cần phải được miễn khỏi phá sản? Dĩ nhiên phá sản cũng chẳng tốt đẹp gì. Những người cho vay bị mất tiền; những người đi vay có thể bị tẩy chay trong nhiều năm hoặc phải trang trải nợ nần với lãi suất cao hơn. Nhưng đây là những gì cần phải như vậy. Giống như các nhà đầu tư cho vay một cách không khôn ngoan, các chính phủ vay mượn quá nhiều sẽ không thể rũ nợ mà không bị trừng phạt. Nếu họ không cảm nhận bất kỳ một sự nhức nhối nào, họ sẽ mắc lại chính những sai lầm đó. Quả thực, nỗi lo bị đẩy vào tình trạng phá sản có thể ngăn các chính phủ trước tiên không được vay mượn quá mức. Giải pháp vỡ nợ tài chính theo cách có thể kiểm soát được phải là một phần của đường hướng xử lý khủng hoảng hiện nay đối với các chính phủ thực sự không trang trải được các khoản nợ của họ: chắc chắn đó là Hy Lạp và cũng có thể là Ailen và Bồ Đào Nha.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà hoạch định chính sách châu Âu cho đến nay coi vỡ nợ như một việc đáng nguyền rủa vì họ lo ngại đến ảnh hưởng xấu của nó. Nếu Hy Lạp bị vỡ nợ, các ngân hàng cho nước này vay tiền có thể cũng bị phá sản. Thị trường có thể đi đến kết luận rằng các chính phủ yếu kém khác cũng sẽ vỡ nợ, gây khó khăn cho họ trong việc vay tiền. Một vài nhà hoạch định chính sách hiện lo ngại rằng tình trạng hỗn loạn bị thả lỏng sẽ giống như, hoặc thậm chí tồi tệ hơn, tình trạng hỗn loạn đã diễn ra sau vụ phá sản của hãng Lehman Brothers. Vào thời điểm bài báo này được đăng, quả thực đã có dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng này đang lan sang Italia: chính phủ nước này đang cảm thấy ngày càng tốn kém khi phải vay tiền trên thị trường trái phiếu.
Nhưng bài học về sự sụp đổ của hãng Lehman không có nghĩa là các ngân hàng hoặc các chính phủ sẽ không bao giờ được phép phá sản. Bài học là vỡ nợ cần được kiểm soát và những ai bị đặt vào tình thế có thể bị lây nhiễm cần phải chuẩn bị cho điều đó. Tuy nhiên, khu vực sử dụng đồng euro dường như vẫn chưa rút ra được bài học từ vụ việc này. Các ngân hàng có nhiều trái phiếu chính phủ mới chỉ bị thúc đẩy trong việc cân đối các bản quyết toán của họ. Trong khi Mỹ và Anh đã chỉ đạo các cuộc thử nghiệm căng thẳng khắt khe đối với các ngân hàng của họ từ đầu năm 2009, châu Âu mới chỉ thực hiện được 3 vụ xem xét lại khá chậm chạp trong hai năm qua. Ngay cả việc xem xét lại gần đây nhất diễn ra vào tháng 7/2011 cũng không đưa ra được mô hình cho việc vỡ nợ có thể xay ra ở Hy Lạp. Trong khi đó, các chính phủ dễ bị lây nhiễm tỏ ra chậm chạp trong việc giảm các khoản nợ ngân sách và lự do hóa các nền kinh tế của họ. Ví dụ như Berlusconi, đã hành động giống như một Nero ngày nay, rong chơi nhàn rỗi trong khi thành La Mã bốc cháy. Ngay cả Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho đến gần đây đã xử sự như thể Pháp đã sống trong một thế giới đầy quyến rũ nơi mà việc vay mượn là đặc ân của nước này.
Nhưng vẫn còn chưa quá muộn để đặt trở lại giải pháp vỡ nợ có kiểm soát lên bàn. Do những sai lầm chính sách mà Pháp và Đức hiện chịu trách nhiệm – từ việc coi thường những luật lệ về mức thâm hụt đầu tiên cho dến việc cản đường quá trình tái cơ cấu đầy nhạy cảm về khoản nợ của Hy Lạp – họ cần ít nhiều gánh chịu hậu quả. Và họ sẽ như vậy, dưới hình thức chỉ thu lãi suất thấp đối với khoản tiền mà họ đã cho các nền kinh tế đang gặp khó khăn vay và dưới hình thức huy động thêm vốn mà họ có thể cần phải đổ vào các ngân hàng của chính họ để trang trải cho chi phí của những khoản cho vay khó đòi mà nước này đã dành cho Hy Lạp và có thể cho cả các nước khác. Việc này sẽ tiêu tốn một khoản tiền lớn, nhưng còn ít hơn việc đổ thêm những khoản tiền có thể đòi được sau những khoản tiền khó đòi để tránh vỡ nợ. Và việc này chắc chắn sẽ ít tốn kém hơn việc thiết lập một liên minh tài chính chính thức.
Th chế cho vay cuối cùng
Một phần của nghệ thuật xử lý một cuộc khủng hoảng tài chính là phân biệt các thể chế không có khả năng trả được nợ với các thể chế đơn thuần không dễ dàng trả được nợ. Các khoản nợ của các thể chế vỡ nợ cần được cơ cấu lại, trong khi các thể chế khó trả được nợ cần được nhận tài trợ. Giống như một nước với đồng tiền riêng của mình, khu vực sử dụng đồng euro cần có một thể chế cho vay cuối cùng. Tuy nhiên, điều then chốt sẽ là phái bảo đảm rằng nó không trở thành thể chế cho vay đầu tiên, vì điều đó sẽ xóa bỏ sự khích lệ các nhà nước và các ngân hàng trong việc giải quyết có trách nhiệm các công việc của chính họ.
Sau khi bước vào kiểm soát tín dụng năm 2007 mà không có một kế hoạch được suy tính kỹ một cách thích đáng về việc một thể chế cho vay cuối cùng sẽ hoạt động ra sao, khu vực sử dụng đồng euro đã đưa ra một chính sách không thực tế. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đổ tiền mặt cho các ngân hàng kể từ khi phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng, nhưng việc này thực sự cần được thực thi kết hợp với việc giám sát hợp nhất ngân hàng trên khắp khu vực sử dụng đồng euro. Thay vào đó, quy định là vụn vặn và trong một chừng mực nhất định đang tiếp tục như vậy, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đã giúp tài trợ các chính phủ gặp khó khăn – trước tiên là Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào Nha; sau đó là Italia và Tây Ban Nha – bằng việc mua các ngân phiếu của họ. Ngân hàng trên hy vọng rằng việc này sẽ làm tăng giá trị các trái phiếu và tạo điều kiện dễ dàng hơn để các chính phủ phát hành các trái phiếu mới. (Do các trái phiếu được mua trên thị trường, việc này không hoàn toàn giống như việc chuyển cho các chính phủ tiền mặt.)
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tỏ ra khó chịu với vai trò này, vì ngân hàng không tin rằng các chính phủ cần in tiền để giảm bớt những khoản thâm hụt của họ. Vì vậy, các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro đã đi đến quyết định tại hội nghị cấp cao diễn ra trong tháng 7/2011 rằng nhiệm vụ này cần phải chuyển cho quỹ Tạo điều kiện ổn định về tài chính (EFSF) một quỹ đen mới được thành lập để giúp xử lý khủng hoảng. Đồng thời, họ đã nhất trí mở rộng khuôn khổ của tố chức này, trao quyền cho tổ chức đó cấp tiền cho các ngân hàng không có đủ tiền mặt cũng như mở các đường dây tín dụng khẩn cấp cho các chính phủ hiện không nằm trong các chương trình cứu trợ tài chính chính thức.
Nhưng việc này không kết thúc cuộc tranh luận về chính sách nào là tốt nhất. Willem Buiter, nhà kinh tế trưởng của tổ chức Citigroup, trong số những nhân vật khác, đã lập luận rằng bất chấp khoản tiền mở rộng lên tới 440 tỉ euro, EFSF hiện vẫn còn quá nhỏ để giải quyết các trường hợp cứu trợ tài chính đầy đủ cho của Italia và Tây Ban Nha. Mặc dù việc này là sự thực, thể chế cho vay cuối cùng dẫu sao không nên được sử dụng như một chỗ dựa lâu đài. Italia và Tây Ban Nha có thể giải quyết các vấn đề của chính họ nếu họ có ý chí chính trị để thắt lưng buộc bụng. Việc cứu trợ đầy đủ sẽ trở nên cần thiết chỉ nếu như họ lẩn tránh trách nhiệm đó.
EFSF sẽ được thay thế vào giữa năm 2013 bởi một quỹ cứu trợ tài chính mới được gọi là Cơ chế ổn định châu Âu (ESM), một phương tiện lâu dài. Ở một khía cạnh quan trọng, ESM sẽ tốt hơn EFSF; nó sẽ được yêu cầu phân biệt các chính phủ không có khả năng trả nợ với các chính phủ không dễ dàng trả được nợ khi quyết định cho vay mượn. Trong trường hợp các chính phủ không có khả năng trả nợ, khoản nợ đó ,các chủ nợ thuộc khu vực tư nhân nắm giữ sẽ phải được cơ cấu lại để có thể kéo dài các khoản nợ của chính phủ. Điều tồi tệ là cơ chế này sẽ không có hiệu lực gần hai năm nữa.
Cách thứ ba
Do những phức tạp này, nhiều người hoài nghi đồng euro cho rằng sẽ là điều tốt hơn để từ bò hoàn toàn dự án đồng euro. Nhưng đây là một ỷ tưởng tồi tệ. Liên minh tiền tệ có thể đã phát triển quá sớm, nhưng không ai làm theo cách cho thuốc đánh răng trở lại tuýp thuốc đánh răng. Ví dụ như nếu Atens một lúc nào đó quyết định lại đưa đồng đrácma trở lại sử dụng, người dân sẽ nhanh chóng rút đồng euro của họ ra khỏi các ngân hàng Hy Lạp, làm cho hệ thống tài chính của nước này sụp đổ thậm chí ngay cả trước khi đồng tiền mới được tạo ra. Những người gửi tiền ở các nước yếu kém khác sau đó sẽ rút tiền của họ ra khỏi các ngân hàng của những nước đó, gây ra một chuỗi sụp đổ và một sự suy thoái sâu sắc. Còn có một giải pháp khác: kỷ luật thị trường cộng thêm nhiệt tình mạnh mẽ. Viên thuốc này sẽ khó nuốt, nhưng cuối cùng nó sẽ dẫn đến một châu Âu lành mạnh hơn.
*

* *
Nhật Bản đã vượt qua được một thập k chịu nhiều thiệt thòi, mt mát trong những năm 1990 sau khi tình trạng bùng nbong bóng thị trường nhà đất bùng nổ ở nước này. Nhưng Tony Barber, phụ trách mng châu Âu của tờ Thời báo tài chính cho rằng châuÂu không được chuẩn bị tốt như vậy đ chống đỡ với những năm kinh tế tăng trưởng bng không. Bài phân tích của tác giả được Viện Hoàng gia Nghiên cứu các Vn đề Quốc tế (Chatham House có trụ sở tại Luân Đôn) đăng trên mục Thế giới ngày nay s tháng 2/2012.
Ngay cả trước khi ngành tài chính và cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu làm mất ổn định hệ thống ngân hàng của châu Âu, các nhà lãnh đạo châu lục này đã bày tỏ lo ngại rằng Thế giới Cũ có thể sẽ gặp phải những vấn đề đang diễn ra trên toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, trì trệ về nhân khẩu học, quân sự yếu đi, suy giảm tài nguyên thiên nhiên và sự nổi lên của các cường quốc không phải ở châu Âu đe dọa một tương lai ảm đạm do sự suy giảm không thể đảo ngược gây ra, Ông Herman Van Rompuy, trong bài phát biểu nhậm chức Chủ tịch Liên minh châu Âu năm 2009 đã nói: Những gì đang bị đe dọa là sự tồn tại của những thành quả đã được dày công xây dựng nên. ít nhất chúng ta phải tăng gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hiện đang ơ mức thấp 1% Một nền kinh tế mạnh là cần thiết để chúng ta không những có thể đóng vai trò quan trọng trên thế giới, mà trên tất cả, còn bảo vệ an toàn những thành tựu của chuẩn mực cuộc sống châu Âu. Có thể nói rằng tình hình hiện nay còn đen tối hơn những gì Van Rompuy đã miêu tả cách đây hai năm. Do cuộc khủng hoảng tài chính, châu Âu đang trên bờ vực của một thập kỷ mất mát tương tự những gi mà Nhật Bản đã trải qua trong những năm 1990 và ở một số lĩnh vực nhât định hiện vẫn còn chưa kết thúc. Các nước châu Âu hầu hết chỉ đạt tăng trưởng kinh tế thấp hoặc tăng trưởng âm. Nền tài chính của nhiều nước đang bị suy yếu nghiêm trọng và sẽ phải mất nhiều năm mới có thẻ phục hồi. Các ngân hàng gặp nguy hiểm trước khả năng khu vực đồng tiền chung châu Âu bị tan vỡ. Hơn thế nữa, ngay cả nếu liên minh tiền tệ sống sót được qua cơn khủng hoảng thì các quốc gia châu Âu vẫn phải đối mặt với vấn đề mà Van Rompuy đã chỉ ra: chi phí quá cao nhưng thiếu bền vững cho các dịch vụ công một cách hào phóng cho các công dân. Thiếu một sự tăng trưởng kinh tế đột biến mà hoàn toàn không thể xảy ra từ nay đến năm 2020, hàng triệu người dân châu Âu phải đối mặt với một thập kỷ đình trệ hoặc suy giảm mức sống, giảm các phúc lợi và kéo dài tuổi lao động – nếu họ còn có thể có công ăn việc làm.
Một thập kỷ mất mát ở châu Âu sẽ không hoàn toàn giống như những gì đã diễn ra ở Nhật Bản. Tính đồng nhất trong xã hội Nhật Bản tương phản với sự đa dạng về tôn giáo, quốc gia và dân tộc của các nước châu Âu, một điều kiện làm tăng nguy cơ căng thẳng xã hội và văn hóa. Quan trọng không kém, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản dù ở mức cao nhất nhưng cũng chưa bao giờ vượt quá 5,5% lực lượng lao động – một mức mà hầu hết các nước châu Âu coi là mức thấp đáng mong ước.
Tuy nhiên, thất nghiệp cao là một đặc tính để xác định một thập kỷ mất mát của châu Âu. Hãy nhìn vào Tây Ban Nha, nơi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán rằng tỷ lệ thất nghiệp, hiện nay đang chiếm hơn 20% lực lượng lao động, sẽ không giảm xuống 16% cho đến năm 2016. Điều đó không phải chỉ do những việc làm được tạo ra trong thời kỳ bùng nổ bong bóng xây dựng và bất động sản của Tây Ban Nha nay đã biến mất. Trong một thập kỷ tới, vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ là việc những người nội bộ hưởng đặc quyền đặc lợi giữ chặt những việc làm trong lĩnh vực tư nhân được trả lương cao và lâu dài. Nếu không có cải cách mở ra phân khúc này của thị trường lao động, thì Tây Ban Nha – và các nước khác như Pháp, Hy Lạp và Italia – sẽ có số lượng rất lớn sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng lại không có khả năng kiếm được việc làm.
Các mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau ở từng nước. Ví dụ ơ Ailen, tính đến tháng 4/2011 có khoảng 40.000 người đã di cư chủ yếu đến nhiều nước nói tiếng Anh. Hy Lạp sẽ có thể phải chứng kiến tình trạng mất ổn định chính trị, bất ộn lao động và biểu tình đường phố, đôi khi biến thành bạo lực giữa các phần tử cực đoan và cảnh sát. Nếu Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro, có thể còn nhiều vấn đề khác nữa xảy ra, kích hoạt bằng việc các ngân hàng bị đóng cửa, đồng tiền mới sẽ nhanh chóng bị mất giá so với đồng euro, lạm phát tăng và lan tràn các hoạt động của thị trường chợ đen.
Còn ở các nước Trung và Đông Âu, các băng nhóm tội phạm có tổ chức có quyền lực lớn có thể có nhiều ảnh hưởng hơn đối với các đảng phái chính trị và nhà nước. Một vài băng đảng trong số này, đặc biệt có mối quan hệ với những ngành trong lĩnh vực năng lượng và cung cấp nguyên liệu thô, sẽ liên kết với các khách hàng quen ở Nga, Ucraina và ở nước ngoài.
Trên khắp châu Âu, các phong trào chính trị dân túy và bài ngoại sẽ tìm cách khai thác các mối lo ngại của một thập kỷ mất mát . Họ sẽ khuyến khích công dân đổ lỗi cho người nhập cư đã gây ra tình trạng thiếu việc làm, gây áp lực về tiền lương, tội phạm gia tăng và tăng cạnh tranh để nhận được chế độ phúc lợi của nhà nước. Người Hồi giáo ở Bắc Phi, Trung Đông và châu Á sẽ là các mục tiêu ở Bỉ, Pháp, Đức và một số nước ở vùng Scandinavia. Ở Italia, sự oán giận người nhập cư Trung Quốc bất hợp pháp sẽ tăng cao Sẽ có nhiều phản kháng căng thẳng hơn của dân chúng đối với lượng người nhập cư trên qui mô lớn vốn cần để bù đắp cho tỷ lệ sinh thấp ở châu Âu và ngăn chặn lực lượng lao động không bị co hẹp lại, Việc nhập cư, kể cả hợp pháp và bất hợp pháp, đều sẽ tiếp tục diễn ra, nhưng hầu hết đều bao gồm những lao động không có chuyên môn và bán chuyên môn hơn là những kỹ sư và các kỹ thuật viên máy tính được đào tạo mà nền kinh tế châu Âu cần đến.
Trong suốt thập kỷ này, áp lực về ngân sách cho hệ thống y tế, hưu trí và giáo dục sẽ ngày càng gia tăng khủng khiếp. Một số nhóm xã hội nhất định sẽ dễ bị rơi vào vòng nghèo khổ, bạo lực hình sự, và các bệnh truyền nhiễm. Các quỹ hưu trí mất đi do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng của các thị trường tài chính, sẽ cắt giảm các lợi ích của những người công nhân trẻ trong tương lai, kích động một cuộc xung đột thế hệ với những người lớn tuổi hơn. Bất bình đăng thu nhập gia tăng, bởi vì người giàu thì càng giàu và người nghèo thì nghèo đi, sự không tương xứng sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ và thanh thiếu niên. Các trường đại học và trường phổ thông của nhà nước sẽ có chất lượng giáo dục thấp hơn.
Một thập kỷ mất mát sẽ không phá hủy toàn bộ chuẩn mực dời sống châu Âu hay chất lượng tinh tế của nó, nhưng nó sẽ làm suy yêu hình ảnh của châu Âu là nơi có cuộc sống tuyệt vời của thế giới. Và lần đầu tiên trong nhiều năm qua, đời sống của người dân châu Âu sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với cha mẹ họ./.

Nguồn: TTXVN/ Basam

Không có nhận xét nào: