Trần Khải
Trung Quốc sẽ phải nới lỏng chính sách mỗi gia đình một con. Đó là nhận xét của nhiều nhà phân tích.
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc cho các gia đình có thêm con, dân tăng tất nhiên nhu cầu tài nguyên tăng, áp lực tranh giành đất, giành biển sẽ đè nặng lên các nước láng giềng, trực tiếp gần nhất là Việt Nam.
Thông tấn Hoa Kỳ Bloomberg News nói rằng trong khi đạị hội Đảng CSTQ họp tại Bắc Kinh, người sắp lên ngôi, nhiều phần sẽ là Tập Cận Bình, sẽ thừa hưởng một trở ngại cho sức tăng trưởng đã có từ thời Mao Trạch Đông: chính sách một con.
Thực hiện từ năm 1979 để giảm nghèo, việc hạn chế sinh sản này sẽ làm số lượng người trong lứa tuổi từ 15 tới 24 tuổi, một lực lượng chính trong các hãng xưởng đã là sức đẩy tăng trưởng trong hai thập niên, bị giảm mất 27% để còn 164 triệu người vào năm 2025, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc.
Cùng lúc đó, đầu tư vốn đã thúc đẩy hơn phân nửa sức tăng trưởng 9.2% của năm ngoái sẽ bị hạn chế bởi tiền hưu và chi phí y tế tăng vọt, khi những người trên 65 tuổi tăng 78% để tới 195 triệu người.
Viện Nghiên Cứu Brookings-Tsinghua Center for Public Policy, bản doanh ở Bắc Kinh, nói rằng không xóa bỏ luật về chính sách một con sẽ làm trở ngại sức tăng kinh tế, làm suy giảm lợi nhuận từ đầu tư và làm tăng chi phí xã hội tới mức sẽ làm giảm phân nửa sức tăng trưởng của TQ.
Tác động này sẽ ảnh hưởng dây chuyền toàn cầu. Vì Trung Quốc chiếm tới 30% sức tăng trưởng toàn cầu, việc suy chậm sẽ ảnh hưởng các công ty như hãng xe hơi General Motors Co. và hãng Yum! Brands Inc., công ty chủ của hệ thống tiệm ăn như KFC, Taco Bell, Pizza Hut, và WingStreet.
Helen Qiao, kinh tế gia thuộc công ty tài chánh Morgan Stanley ở Hồng Kông, chuyên về khu vực Trung Quốc và vùng chung quanh, nói, “Đây là một trong những cơ hội cuối cùng để thay đổi chính sách trước khi tình hình xấu tệ hại. Nếu họ bắt đầu gỡ chính sách một con cho dân thành thị bây giờ, kinh tế sẽ hưởng lợi từ những người muốn có con nhiều hơn một đứa.”
LHQ đã ước tính về bài toán dân số này, nói tăng sinh xuất lên 2.3 con mỗi phụ nữ, từ mức tỷ lệ 1.6 con, sẽ cắt tới phân nửa mức suy giảm vào năm 2050 để còn 8.8%, từ mức (giảm nhân lực) lẽ ra là 17.3%. Như thế cũng sẽ giảm mức lệ thuộc xuất cảng TQ vì khi sinh con nhiều hơn sẽ tăng nhu cầu sản phẩm tiêu thụ như sữa trẻ em Danone SA và tã trẻ em Hengan International Group Co.
Nới lỏng chính sách một con là đòi hỏi khẩn cấp để giúp chuyển nền kinh tế sang tiêu thụ nhiều hơn. Qiao nói, “Tăng nhân số lao động phải cần tới 16 năm, nhưng người ta sẽ phảỉ sinh ra em bé ngay từ bây giờ và nhu cầu tiêu thụ lập tức sẽ có ngay.”
Khiem Do, trưởng phòng chiến lược đa tích sản tại Hồng Kông của công ty tài chánh Baring Asset Management Ltd., nơi quản trị 46 tỷ đôla đầu tư, nói gỡ chính sách một con sẽ giúp các kỹ nghệ về “hàng tiêu thụ, gia cư, hàng bền và xây cất nhà cửa.”
Nhưng lý luận như thế chưa chắc đã thuyết phục được 3,000 đại biểu họp vào tuần tới ở Bắc Kinh để xóa bỏ chính sách một con.
Cai Yong, nhà nghiên cứu tại viện Carolina Population Center ở đại học University of North Carolina, Chapel Hill, nói, “Đột ngột đổi chiều chắc là chưa đâu. Chính phủ TQ còn lo ngại các vấn đề ngắn hạn. Ngày càng có nhiều người thấy trở ngại, nhưng không khẩn cấp để thay đổi vì nó cháy từ từ thôi.”
Chính sách có thể sẽ gỡ ra từ từ. Một số đại biểu có thể đòi nới chính sách một con trong đaị hội, khởi sự từ ngày 5-3-2012, theo lời Wang Feng, một giám đ6óc của viện Brookings-Tsinghua Center, một liên kết giữa Đạị Học Tsinghua University của TQ và viện Brookings Institution, bản doanh ở thủ đô Mỹ.
Chính phủ TQ hiện đã cho vàì ngoạị lệ, như cho phép các gia đình nông thôn được có đứa con thứ 2 nếu đứa con đầu là gái. Các cặp vợ chồng trong vài khu vực được cho phép có đứa thứ hai nếu cả ba và mẹ đều là con độc nhất. Các nhóm sắc tộc được miễn hạn chế. Những người có tiền để nộp phạt sẽ được phép có đứa con thứ 2 hay thứ 3.
Ronald Wan, giám đốc quản lý tại Hồng Kông của công ty chứng khoán China Merchants Securities Co., nói, “Trung Quốc sắp đổi chính sách một con. Sẽ không làm liền qua đêm. Họ sẽ đổi từ từ. Các công ty sữa trẻ em và các công ty tương tự như giáo dục, áo quần đều sẽ hưởng lợi.”
Nếu TQ thay đổi chính sách một con, thế giới chắc chắn cũng sẽ gặp những nan đề khác. Trước tiên là tài nguyên TQ sẽ bị khai thác tàn bạo hơn.
Và có bao giờ, tình hình đông dân sẽ làm cho TQ thêm nhiều tham vọng để chiếm Biển Đông và lấn rừng của VN?
Thêm một viễn ảnh nữa: trong trường hợp nhân mãn và những xung đột nội bộ bùng nổ, kể cả mâu thuẫn sắc tộc, có bao giờ Bắc Kinh nghĩ tới chuyện gây chiến với Việt Nam để có cớ bắt lính từ Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông… đẩy vào chiến trường phía nam — vừa trị an các địa phương, vừa quản lý được giới thanh niên, những ngườøi trong thời đại Internet đã có nhiều hiểu biết hơn các thế hệ cha ông?
Hiện nay, vẫn giữ chính sách một con, TQ đã lo đói, phải đi tìm mua trang trại ở New Zealand và Phi Châu. Nếu cho hai con, đã chắc gì TQ chu toàn được cho dân no bụng, nếu không tìm thêm tài nguyên nơi khác.
Những cuộc chiến thời Thế Chiến 1 và Thế Chiến 2 thực chất đều là xâm chiếm tài nguyên nước khác để cung cấp cho nền công nghiệp đang phát triển lúc đó.
Thế Chiến 3 có thể tránh được, vì nhân loại đã biết sợ các vũ khí nguyên tử, bom vi trùng và bom hóa học, nhưng những cuộc chiến khu vực có thể sẽ khó tránh khỏi.
Đó cũng là lý do hôm Thứ Hai 05/03/2012, khi phát biểu trong phiên họp đầu tiên kỳ họp thường niên của Quốc hội, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố cần phải tăng cường khả năng của quân đội giành chiến thắng trong các cuộc “chiến tranh cục bộ” trong thời đại công nghệ thông tin.
RFI loan tin rằng, người đứng đầu chính phủ Trung Quốc nói: “Chúng ta sẽ tăng cường khả năng của lực lượng vũ trang để hoàn thành các nhiệm vụ quân sự trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là đánh thắng các cuộc chiến tranh cục bộ, thông qua việc sử dụng các công nghệ thông tin”.
Theo hãng tin AFP, thủ tướng Trung Quốc đã phát biểu như trên vào lúc Bắc Kinh ngày càng có thái độ quyết đoán, khẳng định chủ quyền của mình trong các vùng biển đang có tranh chấp với những nước láng giềng.
RFI cũng nhắc lời phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh hôm Chủ Nhật thông báo là ngân sách quốc phòng trong năm 2012 sẽ tăng 11,2%, lên tới 80,6 tỷ euro (107 đôla Mỹ).
Như thế, Bắc Kinh đã tiên đoán những kịch bản cho chiến tranh khu vực.
Thậm chí, có phải rằng TQ cũng tiên đoán rằng nếu chiến tranh xảy ra, các tin tặc từ Bắc Kinh phải đánh sập hệ thống vi tính của các lưới điện Việt Nam, dàn phòng thủ phi đạn VN, vân vân…?
Nếu dân số TQ tăng vọt, nhu cầu tài nguyên tăng, động lực cho chiến tranh có thể sẽ là cớ lớn nhất để TQ bày trò để khện cho hàng xóm láng giềng vài bài học.
Phải cẩn trọng là thế.
Theo: VietBao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét