Lời kêu gọi Mỹ xử lý "thận trọng và đúng đắn" các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đang dấy lên những tranh luận sôi nổi về việc Bắc Kinh sẽ ra đòn trừng phạt thế nào, nếu Washington bất tuân thủ.
Trong một cuộc họp báo bên lề phiên họp Quốc hội thường niên hôm 6/3 vừa mới đây, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn sẵn sàng làm việc với Mỹ để hướng đến xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương ổn định và phát triển mạnh mẽ hơn. Hai bên nên tuân thủ các nguyên tắc và tuyên bố chung Trung - Mỹ. Việc tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau là mối quan tâm lớn nhất. Mỹ phải cam kết tôn trọng, xử lý thận trọng và đúng đắn trong vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc".
Tuyên bố của ông Dương ngay sau đó làm dấy lên một cuộc tranh luận trên truyền thông Trung Quốc với hai câu hỏi chính là Bắc Kinh sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt nào nếu Mỹ bất chấp cảnh báo, xâm hại lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Câu hỏi thứ hai là, trong tương lai, liệu ngoại giao Trung Quốc có trở nên quyết đoán hơn?
Nếu Mỹ xâm phạm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ làm gì?. Ảnh minh họa: China Post.
Global Times, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc mời hai học giả nổi tiếng cho quan điểm về các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc.
Vẫn ở thế phòng thủ
Quan hệ Trung - Mỹ bắt đầu có những chuyển biến tích cực kể từ những nỗ lực phá băng đầu tiên của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972.
Tuy nhiên, theo ông Song Ronghua, một học giả nổi tiếng đến từ Học viện Ngoại giao Trung Quốc quan hệ song phương ấm lên không có nghĩa là Mỹ ngừng can thiệp vào những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, chẳng hạn, các vấn đề liên quan đến Tây Tạng và Đài Loan. Đây là những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc bởi chúng ảnh hưởng đến nền tảng chủ quyền của Đại lục.
Ông Song cũng cảnh báo, những động thái can thiệp trên của Mỹ sẽ gia tăng nguy cơ dẫn đến các cuộc đụng độ giữa hai nước.
Dù vị thế trên trường quốc tế là rõ ràng và vững chắc nhưng Trung Quốc vẫn bị giới hạn rất nhiều để có khả năng chống lại sự can thiệp của Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc đang phát triển thần tốc và chủ trương mở rộng các quan hệ hợp tác với Mỹ, Washington sẽ buộc phải điều chỉnh chính sách của họ trên cơ sở đặt các mối quan tâm của Bắc Kinh vào các báo cáo hoặc các bản ghi nhớ nghiêm túc hơn.
Trong khi đó, một động thái tích cực từ Mỹ đó là họ rõ ràng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng và Đài Loan. Hơn nữa,quan hệ Trung – Mỹ là một mối quan hệ toàn diện và sâu sắc, những vấn đề liên quan đến hai khu vực kể trên chỉ tác động và chi phối một phần chứ không phải toàn bộ quan hệ song phương.
Tuy nhiên, phát biểu với Global Times, ông Song tuyên bố không đồng tình với một số quan điểm cho rằng Bắc Kinh nên dùng chiêu “ăn miếng trả miếng” nếu Washington xâm phạm lợi ích cốt lõi của Trung quốc. Cụ thể, Trung Quốc có thể “không thèm đếm xỉa” đến mối bận tâm của Mỹ trong các vấn đề liên quan đến Triều Tiên hoặc chương trình hạt nhân Iran. Lý do là, cả Trung Quốc và Mỹ, thực tế có nhiều quan điểm chung về các vấn đề này bởi cả hai đều phản đối phổ biến vũ khí hạt nhân. “Chúng ta chỉ làm chính bản thân chúng ta tổn thương nếu chúng ta không còn bận tâm đến những vấn đề trên nữa”, ông Song phát biểu.
Không sợ tuyên bố lợi ích
Theo ông Zhuang Guotu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Xiamen, trong năm năm qua, Trung Quốc ở một mức độ nhất định có điều chỉnh chiến lược đối ngoại của họ.
Trước đây, Bắc Kinh thường tỏ thái độ thờ ơ, lãnh đạm trong những vấn đề ít ảnh hưởng trực tiếp tới Trung Quốc. Nhưng trong những năm gần đây, Bắc Kinh bắt đầu tích cực “góp một vai” trong các vấn đề quốc tế và chẳng ngại ngần bày tỏ lập trường quyết đoán của mình, chẳng hạn, quyết định phủ quyết về Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mới đây.
Trong khi đó, chiến thuật ngoại giao của Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp trong khu vực Biển Đông cũng trở nên linh hoạt, mềm dẻo hơn. Theo ông Zhuang, các tranh chấp lãnh hải ngày càng gia tăng trong khu vực, đặc biệt là khi sự tương tác và các quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á ngày một sâu hơn và phức tạp hơn, thì Bắc Kinh bắt đầu có hướng xử lý tích cực và linh hoạt hơn. Do đó, hiện nay, nguy cơ khu vực xảy ra xung đột vũ trang giảm thiểu đáng kể so với trong quá khứ.
Cụ thể, mới đây, Philipines công khai công bố, trong năm 2012, Mỹ cam kết hỗ trợ ít nhất 1,4 tỷ USD vào ngân sách quốc phòng của nước này nhằm hỗ trợ Manila bảo vệ chủ quyền quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, một số láng giềng của Trung Quốc có vẻ chưa thích ứng được với sự tăng trưởng nhanh chóng của con rồng châu Á, nên họ chỉ ra những động thái có phần khiêu khích. Theo ông Zhuang, trong những trường hợp này, Bắc Kinh nên giữ thái độ bình tĩnh va kiềm chế.
Tuy nhiên, ông Zhuang cũng cho rằng, Trung Quốc còn nhiều điều cần thay đổi. Chẳng hạn, liên quan đến các tranh chấp tại biển Đông, sai lầm lớn nhất của Trung Quốc trong những năm qua là thiếu lanh lợi và tích cực. Điều đó tạo cơ hội cho Malaysia tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí tại các vùng biển lận cận trong 20 năm qua. Còn Philipines đang phô diễn sức mạnh để đạt được mục đích trên.
Ông Zhuang cho rằng, với nguồn nhân lực và vật lực có sẵn, Trung Quốc cần khẳng định các lợi ích và chính sách đối ngoại phải đảm bảo là công cụ hữu hiệu giúp Bắc Kinh đạt được mục đích này. Theo Đất Việt Online
Trong một cuộc họp báo bên lề phiên họp Quốc hội thường niên hôm 6/3 vừa mới đây, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn sẵn sàng làm việc với Mỹ để hướng đến xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương ổn định và phát triển mạnh mẽ hơn. Hai bên nên tuân thủ các nguyên tắc và tuyên bố chung Trung - Mỹ. Việc tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau là mối quan tâm lớn nhất. Mỹ phải cam kết tôn trọng, xử lý thận trọng và đúng đắn trong vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc".
Tuyên bố của ông Dương ngay sau đó làm dấy lên một cuộc tranh luận trên truyền thông Trung Quốc với hai câu hỏi chính là Bắc Kinh sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt nào nếu Mỹ bất chấp cảnh báo, xâm hại lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Câu hỏi thứ hai là, trong tương lai, liệu ngoại giao Trung Quốc có trở nên quyết đoán hơn?
Nếu Mỹ xâm phạm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ làm gì?. Ảnh minh họa: China Post.
Global Times, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc mời hai học giả nổi tiếng cho quan điểm về các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc.
Vẫn ở thế phòng thủ
Quan hệ Trung - Mỹ bắt đầu có những chuyển biến tích cực kể từ những nỗ lực phá băng đầu tiên của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972.
Tuy nhiên, theo ông Song Ronghua, một học giả nổi tiếng đến từ Học viện Ngoại giao Trung Quốc quan hệ song phương ấm lên không có nghĩa là Mỹ ngừng can thiệp vào những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, chẳng hạn, các vấn đề liên quan đến Tây Tạng và Đài Loan. Đây là những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc bởi chúng ảnh hưởng đến nền tảng chủ quyền của Đại lục.
Ông Song cũng cảnh báo, những động thái can thiệp trên của Mỹ sẽ gia tăng nguy cơ dẫn đến các cuộc đụng độ giữa hai nước.
Dù vị thế trên trường quốc tế là rõ ràng và vững chắc nhưng Trung Quốc vẫn bị giới hạn rất nhiều để có khả năng chống lại sự can thiệp của Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc đang phát triển thần tốc và chủ trương mở rộng các quan hệ hợp tác với Mỹ, Washington sẽ buộc phải điều chỉnh chính sách của họ trên cơ sở đặt các mối quan tâm của Bắc Kinh vào các báo cáo hoặc các bản ghi nhớ nghiêm túc hơn.
Trong khi đó, một động thái tích cực từ Mỹ đó là họ rõ ràng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng và Đài Loan. Hơn nữa,quan hệ Trung – Mỹ là một mối quan hệ toàn diện và sâu sắc, những vấn đề liên quan đến hai khu vực kể trên chỉ tác động và chi phối một phần chứ không phải toàn bộ quan hệ song phương.
Tuy nhiên, phát biểu với Global Times, ông Song tuyên bố không đồng tình với một số quan điểm cho rằng Bắc Kinh nên dùng chiêu “ăn miếng trả miếng” nếu Washington xâm phạm lợi ích cốt lõi của Trung quốc. Cụ thể, Trung Quốc có thể “không thèm đếm xỉa” đến mối bận tâm của Mỹ trong các vấn đề liên quan đến Triều Tiên hoặc chương trình hạt nhân Iran. Lý do là, cả Trung Quốc và Mỹ, thực tế có nhiều quan điểm chung về các vấn đề này bởi cả hai đều phản đối phổ biến vũ khí hạt nhân. “Chúng ta chỉ làm chính bản thân chúng ta tổn thương nếu chúng ta không còn bận tâm đến những vấn đề trên nữa”, ông Song phát biểu.
Không sợ tuyên bố lợi ích
Theo ông Zhuang Guotu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Xiamen, trong năm năm qua, Trung Quốc ở một mức độ nhất định có điều chỉnh chiến lược đối ngoại của họ.
Trước đây, Bắc Kinh thường tỏ thái độ thờ ơ, lãnh đạm trong những vấn đề ít ảnh hưởng trực tiếp tới Trung Quốc. Nhưng trong những năm gần đây, Bắc Kinh bắt đầu tích cực “góp một vai” trong các vấn đề quốc tế và chẳng ngại ngần bày tỏ lập trường quyết đoán của mình, chẳng hạn, quyết định phủ quyết về Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mới đây.
Trong khi đó, chiến thuật ngoại giao của Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp trong khu vực Biển Đông cũng trở nên linh hoạt, mềm dẻo hơn. Theo ông Zhuang, các tranh chấp lãnh hải ngày càng gia tăng trong khu vực, đặc biệt là khi sự tương tác và các quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á ngày một sâu hơn và phức tạp hơn, thì Bắc Kinh bắt đầu có hướng xử lý tích cực và linh hoạt hơn. Do đó, hiện nay, nguy cơ khu vực xảy ra xung đột vũ trang giảm thiểu đáng kể so với trong quá khứ.
Cụ thể, mới đây, Philipines công khai công bố, trong năm 2012, Mỹ cam kết hỗ trợ ít nhất 1,4 tỷ USD vào ngân sách quốc phòng của nước này nhằm hỗ trợ Manila bảo vệ chủ quyền quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, một số láng giềng của Trung Quốc có vẻ chưa thích ứng được với sự tăng trưởng nhanh chóng của con rồng châu Á, nên họ chỉ ra những động thái có phần khiêu khích. Theo ông Zhuang, trong những trường hợp này, Bắc Kinh nên giữ thái độ bình tĩnh va kiềm chế.
Tuy nhiên, ông Zhuang cũng cho rằng, Trung Quốc còn nhiều điều cần thay đổi. Chẳng hạn, liên quan đến các tranh chấp tại biển Đông, sai lầm lớn nhất của Trung Quốc trong những năm qua là thiếu lanh lợi và tích cực. Điều đó tạo cơ hội cho Malaysia tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí tại các vùng biển lận cận trong 20 năm qua. Còn Philipines đang phô diễn sức mạnh để đạt được mục đích trên.
Ông Zhuang cho rằng, với nguồn nhân lực và vật lực có sẵn, Trung Quốc cần khẳng định các lợi ích và chính sách đối ngoại phải đảm bảo là công cụ hữu hiệu giúp Bắc Kinh đạt được mục đích này. Theo Đất Việt Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét