Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung người thấp,
nhưng to ngang lịch bịch rất ngộ.
Hôm đầu tiên vào Nhà khách Vùng 4, mình hơi bị ngạc nhiên khi thấy 1 ông già chưa đến, trẻ đã qua, đầu hói bóng lọng, chân ngắn tũn cứ quần đùi, áo ba lỗ, không dép chạy loăng quăng khắp 4 tầng cầu thang, dưới sự… kính trọng, e sợ của 1 Thiếu tướng Quân đội và 1 Đại tá Công an, cùng khối người khác nghiêm trang comple, ca vát ra dáng quan chức.
Hỏi cu Hưng, Trợ lý Dân vận của Vùng 4, Hưng ghé tai thì thầm: “Đấy là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tham gia Đoàn Công tác ra Trường Sa!” và cung cấp thêm: Thiếu tướng Quân đội là Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh, Đại tá Công an là Giám đốc Công an tỉnh cùng 1 số lãnh đạo Sở ngành, báo chí trong tỉnh, văn công đoàn Ca múa nhạc Bình Dương…
Chủ tịch Cung trong buổi họp đoàn ra Trường Sa
Ớ! Thế là Đoàn khách dân sự đầu tiên của mùa ra thăm Trường Sa này, oách quá rồi: Chủ tịch UBND tỉnh dẫn vài chục người ra thăm Trường Sa, với mấy cái xe ôtô từ 7 chỗ đến 40 chỗ, xe nào cũng dán băng rôn to phạc, chữ vàng chóe trên nền đỏ: “Đoàn tỉnh Bình Dương thăm và làm việc tại Trường Sa” và thành viên của Bình Dương đi lại trong Nhà khách, ai cũng giậm chân uỳnh uỵch, ưỡn ngực, mặt vác lên hiên ngang.
Mấy ngày ở Nhà khách, đợi thời tiết tốt để xuống tàu ra đảo, càng thấy nể Bình Dương “lắm tiền nhiều của”. Này nhé: Suốt ngày nhậu nhẹt, toàn rượu ngon và mồi thửa, mang từ Bình Dương, chất đầy trong xe ca 40 chỗ; các ca sĩ – diễn viên – nhạc công trong Đoàn Ca múa nhạc của tỉnh, chả kể sáng chiều vác loa đài ra hành lang, tập luyện hát múa cứ rộn ràng, oang oang như bắt người nghe phải nhảy.
Văn công bất đắc dĩ
Chờ đến ngày thứ 3, thấy Chủ tịch Cung có vẻ sốt ruột, cứ chân đất, áo may ô chạy huỳnh huỵch từ trên xuống dưới, từ sân ra biển, cho dù anh em Hải quân chiều hơn chiều vong, bố trí cho riêng 1 buổi chiều thăm nghía trong tàu Lý Thái Tổ mới nhập về, ăm ắp vũ khí đạn dược, trang thiết bị hiện đại.
Đến ngày thứ 4 thì đúng là… vỡ trận. Buổi tối, đang thiu thiu trong phòng, bống thấy chiêng trống dập ầm ầm, cả bọn bực quá định thò đầu ra rủa: “Bọn điên, ngủ đi” mới tẻ ngửa là Đoàn Bình Dương đang nhậu nhẹt, làm lễ chia tay để sáng mai… vào lại Bình Dương.
Mình lại thấy Chủ tịch Cung chân ngắn, quần đùi, áo ba lỗ lạch bạch không dép từ bàn này sang bàn nọ, hô: “Chia tay! Dô! Dô!”. Cánh Hải quân, từ lãnh đạo Quân chủng đến Vùng, mặt dài như cái bơm, thi nhau thuyết phục: “Có lịch phê duyệt từ Chính phủ xuống Bộ, Quân chủng, anh đợi 1-2 ngày nữa thời tiết tốt, rồi xuất phát!”. Chủ tịch Cung vẫn ngúng nguẩy cái đầu hói: “Hông! Tôi phải zìa để mấy ngày nữa đi Nhựt Bổn!”.
Cánh Hải quân quen kỷ luật, mặt xạm lại nhưng vẫn nín nhịn: “Nếu không thì anh để Đoàn ở lại, nhất là Văn công để phục vụ bộ đội!”. Cung Chủ tịch vẫn: “Hông! Hông! Tui zìa thì chúng nó phải zìa!”.
Nhạc công bất đắc dĩ
Và sáng sớm hôm sau Đoàn Cung Chủ tịch về thật, mấy cái xe chất đầy người, ai nấy mặt buồn xo tiếc nuối, trên xe vẫn chật cả trăm lít rượu ngâm và đồ nhậu, bên thành xe vẫn sót lại mảnh giấy của bảng khẩu hiệu: “Đoàn tỉnh Bình Dương đi thăm và làm việc tại Trường Sa”, cậu lái xe mới bóc, vì xấu hổ.
Cũng sáng hôm sau, Bình – Chính trị viên tàu HQ-936 mặt tái dại, thì thầm với mình: “Văn công về, dàn âm thanh của họ cũng về, lấy gì phục vụ trên tàu vài chục ngày bây giờ?”.
Chết thật! Chuyến đầu tiên của năm, các đảo đã biết có Đoàn ra, có cả văn công miền Nam phục vụ, sau nửa năm giời không có bóng con gái, nên rộn ràng, háo hức lắm. Bây giờ, để lính thất vọng, biết ăn nói ra sao?..
Thêm nữa, đằng đẵng bao nhiêu đêm trên biển, cũng phải văn nghệ văn gừng – giao lưu và chiếu phim, mở nhạc về biển đảo, đặc biệt là 2 Lễ Tưởng niệm các Liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma – Cô Lin, DK1 lấy đâu ra dàn âm thanh, đàn nhạc đáp ứng?..
Đoàn Bình Dương hát múa chia tay bộ đội Trường Sa tại… Nhà khách Vùng 4
Mình hỏi Bình: “Tàu mình không có gì à?”. Bình lúng búng: “Cũng có loa đài để tuyên truyền đặc biệt, nhưng hôm rồi ampli bị hỏng, chưa xin chữa được” và hớt hải chạy lên Phòng Chính trị, mướt mát mồ hôi nửa ngày, mới xin cấp phát được cái đài Tàu chạy đĩa CD bé tý, loa rè như đập mẹt.
Thế là mệt rồi!. Khái niệm “tuyên truyền đặc biệt” của Hải quân Vùng 4, không chỉ dừng lại ở việc đến đảo nào, phát đĩa giới thiệu về đảo ấy (dĩ nhiên là phải kèm theo “thành tích chiến đấu anh hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam”, hi! hi!..) mà còn để phát loa cảnh báo, đẩy đuổi lũ tàu Trung Quốc xâm nhập vào hải phận Tổ quốc, trước khi đâm ủi chúng chạy te tua…
Các tổ trong Đoàn công tác cấp tốc họp. Phương án được thống nhất: Tất cả chị em, tuy nhừ như “đăng ký hộ khẩu trong nồi áp suất”, toàn làm nghiên cứu nhưng cũng phải học thuộc một số bài hát in gấp trên giấy A4, trong tiếng ghi ta đệm phừng phừng và lời nhạc từ… điện thoại di động, để lên đảo giao lưu, phục vụ chống cháy bộ đội.
Không chỉ chị em, mà ngay các anh em cũng phải học hát để “phát động phong trào” cùng chị em và lính đảo, vốn thiếu vắng tình cảm nửa năm nay.
Thế là từ chiều ấy, cả boong trên boong dưới, phòng trong phòng ngoài, đi đâu cũng gặp các thành viên trong Đoàn cúi gằm mặt vào giấy, lẩm nhẩm hoặc rống lên hát, nhạc sai be bét, rất ngộ…
Chính hiệu: Đội Văn nghệ xung kích
Thế nhưng, vẫn còn âm thanh?.. Cả lính tàu lẫn Chính trị Vùng, cứ thở dài thườn thượt… Thôi đành! Mình gọi điện cho anh Nguyễn Xuân Quang, thành viên HĐQT Cty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO ở mãi tít Biên Hòa, Đồng Nai kể câu chuyện của HQ-936.
Anh Quang vốn lính Quân khu 7, mới nghỉ hưu và làm thêm kinh tế, mới nghe qua đã quyết: “Gì chứ, bộ đội Trường Sa thì ủng hộ ngay” và nhắn mình: “Có tiền cứ ứng hoặc vay tạm đâu đấy, anh sẽ gửi vào Tài khoản trả sau!”.
Vẫn chưa đủ tiền, bởi gọi điện ra Hà Nội hỏi Phú (người bạn làm trong ngành âm thanh – hình ảnh đã ủng hộ đầu DVD-KARAOKE cho Trạm Biên phòng Mã Lủng Kha, Lũng Cú, Hà Giang và chỉ giúp mình mua cả dàn tặng Trạm) và bấm ngón tay tính toán: Vẫn thiếu, bởi ít nhất là phải 15 triệu đồng.
Lại ngập ngừng sờ đến điện thoại, hiện ngay số của anh Thanh – Một doanh nghiệp Xây dựng ở Tuyên Quang. Cũng giống anh Quang, nghe qua chuyện, anh Thanh ngắn gọn: “Anh góp 3 triệu, gửi sau!”.
Chị Chi, Dầu khí Nam Côn Sơn dạy hát cho từng người
Lại lẩn mẩn điện thoại cho chú Sơn – Cũng làm doanh nghiệp Xây dựng bên Đông Anh. Chú Sơn đang trốn vợ lọ mọ phượt… nửa mùa ở Hà Giang, vừa thở vừa quyết: “Em góp 2 củ, cũng gửi sau!”…
Oái! Ấm rồi!. Sáng hôm sau, chiếc xe Uoát của Lữ tàu 162 mang danh “mới và hiện đại nhất Vùng 4″, ậm ạch chở mình và Bình ra Nha Trang mua sắm dàn âm thanh tặng tàu HQ-936.
Chọn lựa, so sánh và ngắm nghía mãi rồi cũng chọn được đồ cho HQ-936 hoạt động trên biển: 01 tivi 29inch; 01 ampli; 01 đầu DVD – KARAOKE; 01 đôi loa thùng; 2 micro… chật hết cả xe Uoát.
Đến đoạn tính tiền, hơi ngỡ ngàng khi số tiền lên đến 17 triệu. Thôi! Góp tý cho bộ đội mình thì cũng có sao. Lật đật rút thẻ ATM, lạch xạch cắm vào rút ra, cũng chỉ tròn… 12 triệu và “SỐ TIỀN TRONG TÀI KHOẢN ĐÃ HẾT”.
Mặt mình lúc này xanh hơn cả Bình, đang thì thào trong nuối tiếc: “Hay mình trả lại thứ nào đấy, anh nhỉ?”.
Có dàn âm thanh nghe nhìn rồi, sướng quá
Ơ! Sao vậy được. Lại rút điện thoại gọi anh Nguyễn Thanh Bình, EVN Khánh Hòa tiếp cứu, anh Bình mang ra cho “vay nóng” 3 triệu, cộng thêm 2 triệu vay của em Lanh-CĐ Ngân hàng VN. Thế là đủ.
Mấy anh em rung rinh sướng, chở thẳng xe thiết bị, về cất ngay trong tàu. Và chuyến đi của chúng mình ra Trường Sa hôm ấy, dù bão gió, dù chả có Văn công văn keo nhưng đến đâu cũng rộn ràng, thánh thót cả vùng biển, những lời hát về biển đảo, Trường Sa…
Và chuyến đi của mình, thiêng liêng gấp bội khi dừng trên vùng biển Gạc Ma – Cô Lin, DK1 làm Lễ Tưởng niệm những người lính ngã xuống, trong tiếng nhạc trầm hùng, giọng loa xướng tên các anh sang sảng…
Tự dưng cứ nghĩ: Bao năm nay, khẩu hiệu “Cả nước vì Trường Sa” đã thành mệnh lệnh từ trái tim của những người Việt. Những người lính đảo canh giữ Trường Sa nhận được nhiều lắm. Thế nhưng, cũng đừng quên rằng để ra với Trường Sa, người ta phải đi trên tàu và bảo vệ Trường Sa cũng là những con tàu đó…
Vẫn phải trao quà, tượng trưng thôi vì rất nặng
Và những gì mà anh Quang, anh Thanh và chú Sơn – Những người chưa bao giờ được đặt chân xuống tàu, ra với Trường Sa – giúp cho tàu HQ-936, chẳng phải là điều để ta thấm thía hơn, về khẩu hiệu: “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”…
Mình về đất liền, tàu HQ-936 lại tất tưởi quay mũi, đón Đoàn khác ra Trường Sa, tiếp “mùa đón khách” có khi gần chục Đoàn liên tục trong vài tháng biển lặng.
Hôm rồi, xem hình thấy mấy nhà sư giao lưu trên HQ-936, tay cầm micro không dây nói chuyện, mừng vô kể, muốn gọi anh em mình xem “thành quả thực”, với bộ đội Trường Sa, nhưng toàn ò e í, chắc đang lụi hụi đất đá kiếm tiền.
Ra với Trường Sa, không bao giờ người ta nói đó là chuyến đi chơi, tùy hứng mà bao năm nay đều gọi là “thăm và làm việc”. Cái tùy hứng bỏ chuyến làm việc, kéo cả Đoàn phải về của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, theo cách gọi của bộ đội, chính xác là đào ngũ. Nhưng cũng may mà Chủ tịch Bình Dương Lê Thanh Cung… đào ngũ khỏi Trường Sa, mình mới có cơ hội sắm cho HQ-936 cái để nói, để xem và bao nhiêu người cùng thấm thía cái câu: “Nghĩa tình biển đảo”.
Chuyện này có thật, ai xuống Quân chủng Hải quân, vào Vùng 4 hay ra Trường Sa trên HQ-936, cứ hỏi là bộ đội biết ngay. He! He!..
Mai Thanh Hải
Dán mắt vào màn hình
Đi ca xong, háo hức chọn bài để thử giọng hát ngay
Phục vụ Lễ Tưởng niệm trên vùng biển Cô Lin – Gạc Ma
Lễ Tưởng niệm trên vùng biển DK1
Hôm đầu tiên vào Nhà khách Vùng 4, mình hơi bị ngạc nhiên khi thấy 1 ông già chưa đến, trẻ đã qua, đầu hói bóng lọng, chân ngắn tũn cứ quần đùi, áo ba lỗ, không dép chạy loăng quăng khắp 4 tầng cầu thang, dưới sự… kính trọng, e sợ của 1 Thiếu tướng Quân đội và 1 Đại tá Công an, cùng khối người khác nghiêm trang comple, ca vát ra dáng quan chức.
Hỏi cu Hưng, Trợ lý Dân vận của Vùng 4, Hưng ghé tai thì thầm: “Đấy là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tham gia Đoàn Công tác ra Trường Sa!” và cung cấp thêm: Thiếu tướng Quân đội là Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh, Đại tá Công an là Giám đốc Công an tỉnh cùng 1 số lãnh đạo Sở ngành, báo chí trong tỉnh, văn công đoàn Ca múa nhạc Bình Dương…
Chủ tịch Cung trong buổi họp đoàn ra Trường Sa
Ớ! Thế là Đoàn khách dân sự đầu tiên của mùa ra thăm Trường Sa này, oách quá rồi: Chủ tịch UBND tỉnh dẫn vài chục người ra thăm Trường Sa, với mấy cái xe ôtô từ 7 chỗ đến 40 chỗ, xe nào cũng dán băng rôn to phạc, chữ vàng chóe trên nền đỏ: “Đoàn tỉnh Bình Dương thăm và làm việc tại Trường Sa” và thành viên của Bình Dương đi lại trong Nhà khách, ai cũng giậm chân uỳnh uỵch, ưỡn ngực, mặt vác lên hiên ngang.
Mấy ngày ở Nhà khách, đợi thời tiết tốt để xuống tàu ra đảo, càng thấy nể Bình Dương “lắm tiền nhiều của”. Này nhé: Suốt ngày nhậu nhẹt, toàn rượu ngon và mồi thửa, mang từ Bình Dương, chất đầy trong xe ca 40 chỗ; các ca sĩ – diễn viên – nhạc công trong Đoàn Ca múa nhạc của tỉnh, chả kể sáng chiều vác loa đài ra hành lang, tập luyện hát múa cứ rộn ràng, oang oang như bắt người nghe phải nhảy.
Văn công bất đắc dĩ
Chờ đến ngày thứ 3, thấy Chủ tịch Cung có vẻ sốt ruột, cứ chân đất, áo may ô chạy huỳnh huỵch từ trên xuống dưới, từ sân ra biển, cho dù anh em Hải quân chiều hơn chiều vong, bố trí cho riêng 1 buổi chiều thăm nghía trong tàu Lý Thái Tổ mới nhập về, ăm ắp vũ khí đạn dược, trang thiết bị hiện đại.
Đến ngày thứ 4 thì đúng là… vỡ trận. Buổi tối, đang thiu thiu trong phòng, bống thấy chiêng trống dập ầm ầm, cả bọn bực quá định thò đầu ra rủa: “Bọn điên, ngủ đi” mới tẻ ngửa là Đoàn Bình Dương đang nhậu nhẹt, làm lễ chia tay để sáng mai… vào lại Bình Dương.
Mình lại thấy Chủ tịch Cung chân ngắn, quần đùi, áo ba lỗ lạch bạch không dép từ bàn này sang bàn nọ, hô: “Chia tay! Dô! Dô!”. Cánh Hải quân, từ lãnh đạo Quân chủng đến Vùng, mặt dài như cái bơm, thi nhau thuyết phục: “Có lịch phê duyệt từ Chính phủ xuống Bộ, Quân chủng, anh đợi 1-2 ngày nữa thời tiết tốt, rồi xuất phát!”. Chủ tịch Cung vẫn ngúng nguẩy cái đầu hói: “Hông! Tôi phải zìa để mấy ngày nữa đi Nhựt Bổn!”.
Cánh Hải quân quen kỷ luật, mặt xạm lại nhưng vẫn nín nhịn: “Nếu không thì anh để Đoàn ở lại, nhất là Văn công để phục vụ bộ đội!”. Cung Chủ tịch vẫn: “Hông! Hông! Tui zìa thì chúng nó phải zìa!”.
Nhạc công bất đắc dĩ
Và sáng sớm hôm sau Đoàn Cung Chủ tịch về thật, mấy cái xe chất đầy người, ai nấy mặt buồn xo tiếc nuối, trên xe vẫn chật cả trăm lít rượu ngâm và đồ nhậu, bên thành xe vẫn sót lại mảnh giấy của bảng khẩu hiệu: “Đoàn tỉnh Bình Dương đi thăm và làm việc tại Trường Sa”, cậu lái xe mới bóc, vì xấu hổ.
Cũng sáng hôm sau, Bình – Chính trị viên tàu HQ-936 mặt tái dại, thì thầm với mình: “Văn công về, dàn âm thanh của họ cũng về, lấy gì phục vụ trên tàu vài chục ngày bây giờ?”.
Chết thật! Chuyến đầu tiên của năm, các đảo đã biết có Đoàn ra, có cả văn công miền Nam phục vụ, sau nửa năm giời không có bóng con gái, nên rộn ràng, háo hức lắm. Bây giờ, để lính thất vọng, biết ăn nói ra sao?..
Thêm nữa, đằng đẵng bao nhiêu đêm trên biển, cũng phải văn nghệ văn gừng – giao lưu và chiếu phim, mở nhạc về biển đảo, đặc biệt là 2 Lễ Tưởng niệm các Liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma – Cô Lin, DK1 lấy đâu ra dàn âm thanh, đàn nhạc đáp ứng?..
Đoàn Bình Dương hát múa chia tay bộ đội Trường Sa tại… Nhà khách Vùng 4
Mình hỏi Bình: “Tàu mình không có gì à?”. Bình lúng búng: “Cũng có loa đài để tuyên truyền đặc biệt, nhưng hôm rồi ampli bị hỏng, chưa xin chữa được” và hớt hải chạy lên Phòng Chính trị, mướt mát mồ hôi nửa ngày, mới xin cấp phát được cái đài Tàu chạy đĩa CD bé tý, loa rè như đập mẹt.
Thế là mệt rồi!. Khái niệm “tuyên truyền đặc biệt” của Hải quân Vùng 4, không chỉ dừng lại ở việc đến đảo nào, phát đĩa giới thiệu về đảo ấy (dĩ nhiên là phải kèm theo “thành tích chiến đấu anh hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam”, hi! hi!..) mà còn để phát loa cảnh báo, đẩy đuổi lũ tàu Trung Quốc xâm nhập vào hải phận Tổ quốc, trước khi đâm ủi chúng chạy te tua…
Các tổ trong Đoàn công tác cấp tốc họp. Phương án được thống nhất: Tất cả chị em, tuy nhừ như “đăng ký hộ khẩu trong nồi áp suất”, toàn làm nghiên cứu nhưng cũng phải học thuộc một số bài hát in gấp trên giấy A4, trong tiếng ghi ta đệm phừng phừng và lời nhạc từ… điện thoại di động, để lên đảo giao lưu, phục vụ chống cháy bộ đội.
Không chỉ chị em, mà ngay các anh em cũng phải học hát để “phát động phong trào” cùng chị em và lính đảo, vốn thiếu vắng tình cảm nửa năm nay.
Thế là từ chiều ấy, cả boong trên boong dưới, phòng trong phòng ngoài, đi đâu cũng gặp các thành viên trong Đoàn cúi gằm mặt vào giấy, lẩm nhẩm hoặc rống lên hát, nhạc sai be bét, rất ngộ…
Chính hiệu: Đội Văn nghệ xung kích
Thế nhưng, vẫn còn âm thanh?.. Cả lính tàu lẫn Chính trị Vùng, cứ thở dài thườn thượt… Thôi đành! Mình gọi điện cho anh Nguyễn Xuân Quang, thành viên HĐQT Cty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO ở mãi tít Biên Hòa, Đồng Nai kể câu chuyện của HQ-936.
Anh Quang vốn lính Quân khu 7, mới nghỉ hưu và làm thêm kinh tế, mới nghe qua đã quyết: “Gì chứ, bộ đội Trường Sa thì ủng hộ ngay” và nhắn mình: “Có tiền cứ ứng hoặc vay tạm đâu đấy, anh sẽ gửi vào Tài khoản trả sau!”.
Vẫn chưa đủ tiền, bởi gọi điện ra Hà Nội hỏi Phú (người bạn làm trong ngành âm thanh – hình ảnh đã ủng hộ đầu DVD-KARAOKE cho Trạm Biên phòng Mã Lủng Kha, Lũng Cú, Hà Giang và chỉ giúp mình mua cả dàn tặng Trạm) và bấm ngón tay tính toán: Vẫn thiếu, bởi ít nhất là phải 15 triệu đồng.
Lại ngập ngừng sờ đến điện thoại, hiện ngay số của anh Thanh – Một doanh nghiệp Xây dựng ở Tuyên Quang. Cũng giống anh Quang, nghe qua chuyện, anh Thanh ngắn gọn: “Anh góp 3 triệu, gửi sau!”.
Chị Chi, Dầu khí Nam Côn Sơn dạy hát cho từng người
Lại lẩn mẩn điện thoại cho chú Sơn – Cũng làm doanh nghiệp Xây dựng bên Đông Anh. Chú Sơn đang trốn vợ lọ mọ phượt… nửa mùa ở Hà Giang, vừa thở vừa quyết: “Em góp 2 củ, cũng gửi sau!”…
Oái! Ấm rồi!. Sáng hôm sau, chiếc xe Uoát của Lữ tàu 162 mang danh “mới và hiện đại nhất Vùng 4″, ậm ạch chở mình và Bình ra Nha Trang mua sắm dàn âm thanh tặng tàu HQ-936.
Chọn lựa, so sánh và ngắm nghía mãi rồi cũng chọn được đồ cho HQ-936 hoạt động trên biển: 01 tivi 29inch; 01 ampli; 01 đầu DVD – KARAOKE; 01 đôi loa thùng; 2 micro… chật hết cả xe Uoát.
Đến đoạn tính tiền, hơi ngỡ ngàng khi số tiền lên đến 17 triệu. Thôi! Góp tý cho bộ đội mình thì cũng có sao. Lật đật rút thẻ ATM, lạch xạch cắm vào rút ra, cũng chỉ tròn… 12 triệu và “SỐ TIỀN TRONG TÀI KHOẢN ĐÃ HẾT”.
Mặt mình lúc này xanh hơn cả Bình, đang thì thào trong nuối tiếc: “Hay mình trả lại thứ nào đấy, anh nhỉ?”.
Có dàn âm thanh nghe nhìn rồi, sướng quá
Ơ! Sao vậy được. Lại rút điện thoại gọi anh Nguyễn Thanh Bình, EVN Khánh Hòa tiếp cứu, anh Bình mang ra cho “vay nóng” 3 triệu, cộng thêm 2 triệu vay của em Lanh-CĐ Ngân hàng VN. Thế là đủ.
Mấy anh em rung rinh sướng, chở thẳng xe thiết bị, về cất ngay trong tàu. Và chuyến đi của chúng mình ra Trường Sa hôm ấy, dù bão gió, dù chả có Văn công văn keo nhưng đến đâu cũng rộn ràng, thánh thót cả vùng biển, những lời hát về biển đảo, Trường Sa…
Và chuyến đi của mình, thiêng liêng gấp bội khi dừng trên vùng biển Gạc Ma – Cô Lin, DK1 làm Lễ Tưởng niệm những người lính ngã xuống, trong tiếng nhạc trầm hùng, giọng loa xướng tên các anh sang sảng…
Tự dưng cứ nghĩ: Bao năm nay, khẩu hiệu “Cả nước vì Trường Sa” đã thành mệnh lệnh từ trái tim của những người Việt. Những người lính đảo canh giữ Trường Sa nhận được nhiều lắm. Thế nhưng, cũng đừng quên rằng để ra với Trường Sa, người ta phải đi trên tàu và bảo vệ Trường Sa cũng là những con tàu đó…
Vẫn phải trao quà, tượng trưng thôi vì rất nặng
Và những gì mà anh Quang, anh Thanh và chú Sơn – Những người chưa bao giờ được đặt chân xuống tàu, ra với Trường Sa – giúp cho tàu HQ-936, chẳng phải là điều để ta thấm thía hơn, về khẩu hiệu: “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”…
Mình về đất liền, tàu HQ-936 lại tất tưởi quay mũi, đón Đoàn khác ra Trường Sa, tiếp “mùa đón khách” có khi gần chục Đoàn liên tục trong vài tháng biển lặng.
Hôm rồi, xem hình thấy mấy nhà sư giao lưu trên HQ-936, tay cầm micro không dây nói chuyện, mừng vô kể, muốn gọi anh em mình xem “thành quả thực”, với bộ đội Trường Sa, nhưng toàn ò e í, chắc đang lụi hụi đất đá kiếm tiền.
Ra với Trường Sa, không bao giờ người ta nói đó là chuyến đi chơi, tùy hứng mà bao năm nay đều gọi là “thăm và làm việc”. Cái tùy hứng bỏ chuyến làm việc, kéo cả Đoàn phải về của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, theo cách gọi của bộ đội, chính xác là đào ngũ. Nhưng cũng may mà Chủ tịch Bình Dương Lê Thanh Cung… đào ngũ khỏi Trường Sa, mình mới có cơ hội sắm cho HQ-936 cái để nói, để xem và bao nhiêu người cùng thấm thía cái câu: “Nghĩa tình biển đảo”.
Chuyện này có thật, ai xuống Quân chủng Hải quân, vào Vùng 4 hay ra Trường Sa trên HQ-936, cứ hỏi là bộ đội biết ngay. He! He!..
Mai Thanh Hải
Dán mắt vào màn hình
Đi ca xong, háo hức chọn bài để thử giọng hát ngay
Phục vụ Lễ Tưởng niệm trên vùng biển Cô Lin – Gạc Ma
Lễ Tưởng niệm trên vùng biển DK1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét