Các nhà sư Tây Tạng cúi mình trước linh cữu của Jamphel Yeshi, một người Tây Tạng 27 tuổi đã tự thiêu phản đối Trung Quốc trong chuyến thăm của Hồ Cẩm Đào tại Ấn Độ.
REUTERS/Mukesh Gupta
AFP hôm nay, 20/04/2012, dẫn nguồn tin của một tổ chức phi chính phủ cho biết, tại khu vực Tây Nam Trung Quốc lại có thêm hai người Tây Tạng tự thiêu. Dù chính quyền thắt chặt kiểm soát, làn sóng phản kháng bằng hành động tuyệt vọng như vậy để phản đối Bắc Kinh nô dịch văn hóa và tôn giáo Tây Tạng vẫn tiếp tục bùng phát mạnh.
Trong một thông cáo phát đi hôm nay, tổ chức « Chiến dịch quốc tế vì Tây Tạng » có trụ sở tại Luân Đôn cho biết hai người Tây Tạng đã chọn hình thức phản kháng bằng cách tự thiêu tại huyện A Bá, tỉnh Tứ Xuyên vào hôm qua. Cả hai đã tử vong và người dân địa phương đã ngăn cản được lực lượng an ninh định mang thi thể của nạn nhân đi.
Một nhà sư có mặt tại hiện trường khẳng định với AFP qua điện thoại rằng hai người tự thiêu còn rất trẻ. Theo tổ chức Tây Tạng Tự do ( Free Tibet), có thể hai người này không theo tôn giáo nào.
Từ đầu tháng Ba năm 2011 đến nay, tại Trung Quốc, trong các tỉnh có đông người Tây Tạng sinh sống, có 34 người thuộc dân tộc này, trong đó đa số là tu sĩ Phật giáo Tây Tạng, đã hoặc có ý định tự thiêu để phản kháng lại chính sách của Bắc Kinh đối với người Tây Tạng. Phần lớn các vụ như vậy diễn ra trong huyện A Bá, nơi mà theo tổ chức Tây Tạng Tự do, hồi tháng Giêng lực lượng an ninh đã bắn vào đoàn biểu tình của người Tây Tạng làm một người chết.
Lo ngại làn sóng tự thiêu, chính quyền đã thắt chặt an ninh trong các vùng có đông người Tây Tạng, tăng cường kiểm soát các chùa chiền và sư sãi.
Đa số người Tây Tạng đều cho rằng văn hóa và tôn giáo của họ bị đồng hóa và nô dịch. Bắc Kinh vẫn nói đang cố gắng cải thiện đời sống của người Tây Tạng với việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế phát triển trong khu vực Tây Tạng. Mặt khác chính quyền Trung Quốc tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, đứng đằng sau xúi giục các hành động tự thiêu như vậy. Cáo buộc này tuy nhiên đã bị chính phủ Tây Tạng lưu vong bác bỏ.
Một nhà sư có mặt tại hiện trường khẳng định với AFP qua điện thoại rằng hai người tự thiêu còn rất trẻ. Theo tổ chức Tây Tạng Tự do ( Free Tibet), có thể hai người này không theo tôn giáo nào.
Từ đầu tháng Ba năm 2011 đến nay, tại Trung Quốc, trong các tỉnh có đông người Tây Tạng sinh sống, có 34 người thuộc dân tộc này, trong đó đa số là tu sĩ Phật giáo Tây Tạng, đã hoặc có ý định tự thiêu để phản kháng lại chính sách của Bắc Kinh đối với người Tây Tạng. Phần lớn các vụ như vậy diễn ra trong huyện A Bá, nơi mà theo tổ chức Tây Tạng Tự do, hồi tháng Giêng lực lượng an ninh đã bắn vào đoàn biểu tình của người Tây Tạng làm một người chết.
Lo ngại làn sóng tự thiêu, chính quyền đã thắt chặt an ninh trong các vùng có đông người Tây Tạng, tăng cường kiểm soát các chùa chiền và sư sãi.
Đa số người Tây Tạng đều cho rằng văn hóa và tôn giáo của họ bị đồng hóa và nô dịch. Bắc Kinh vẫn nói đang cố gắng cải thiện đời sống của người Tây Tạng với việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế phát triển trong khu vực Tây Tạng. Mặt khác chính quyền Trung Quốc tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, đứng đằng sau xúi giục các hành động tự thiêu như vậy. Cáo buộc này tuy nhiên đã bị chính phủ Tây Tạng lưu vong bác bỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét