Pages

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Lạc quan và hoang mang

Theo:thanhnien
 
(Lời bình): – Bài viết này rất hay của tác giả, nói lên tâm trạng của 90 triệu dân bị gạt với những con số CPI hoa mỹ, những con số có cánh, tất cả đều không có lạm phát nhưng đồng tiền thì cứ teo lại mỗi ngày.

Vẫn một giọng điệu gạt người dân, có lẽ một lúc nào đó người dân phải biết nỗi giận với những người coi mình như con nít, khinh thường trí thông minh của mình. Mời đọc những bài này của tôi.

Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???


Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???

Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.
Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
Melbourne
25.04.2012


24/04/2012 3:38
Rõ ràng là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng chậm lại, lãi suất hạ, nhập siêu giảm mạnh, lương chuẩn bị tăng… Có thể thấy hầu hết các thông tin vĩ mô công bố đều hết sức lạc quan. Nhưng không thể phủ nhận rằng áp lực giá cả ngày càng đè nặng lên bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình. Vậy đâu là sự thật trong bức tranh kinh tế của chúng ta hiện nay?
CPI quý 1 tăng thấp, CPI tháng 4 gần như không tăng, hiểu một cách đơn giản có nghĩa là giá cả hàng hóa, dịch vụ đứng yên. Vậy giá sữa tăng liên tục trong quý 1 tới nay với mức tăng khá cao, từ 5% – 20% được tính vào đâu? Giá gas điều chỉnh 5 lần trong 1 tháng, đỉnh điểm lên tới nửa triệu/bình thời điểm cuối tháng 3 vừa qua được “bổ” vào chỗ nào? Ngay những ngày đầu năm 2012, giá nước tại nhiều tỉnh, thành đã được điều chỉnh tăng thêm 10%… Rồi thì phí cầu đường, phí bảo trì đường bộ, phí xe cá nhân… hàng chục loại phí đã và đang được đưa ra hạch toán vào đâu trong rổ hàng hóa để tính CPI?…
Đi tìm lời giải cho nghịch lý trên mới hiểu, những thắc mắc tới hoang mang của người dân là hoàn toàn có cơ sở. Đơn cử, ngày 23.4, hôm qua, Tổng cục Thống kê công bố CPI tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở về đây, chỉ 0,05% so với tháng trước thì cũng trong ngày hôm qua, Bộ Y tế họp chuẩn bị cho việc tăng giá gần 500 dịch vụ y tế. Cái ăn, cái mặc tăng thì còn cố “nhịn” chứ bệnh tật, ốm đau, kiểu gì cũng phải chữa. Nên việc tăng giá gần 500 dịch vụ y tế có thể khẳng định sẽ khiến cuộc sống vốn khốn khó của người dân, lại càng thêm áp lực.
Trước đó, quyết định tăng lương cơ bản vừa được ban hành thì gần như ngay lập tức, xăng “đội” thêm 900 đồng/lít để “nhảy” lên mức kỷ lục từ trước tới nay, 23.800 đồng/lít. Xăng tăng tối hôm trước, sáng hôm sau đi chợ giá thực phẩm, giá hành, ớt, rau… được cộng thêm “chi phí nhiên liệu”. Rất nhiều bà nội trợ đã phải nén tiếng thở dài khi bớt trong “rổ” chi tiêu vài thứ, làm sao để “gói” cho trọn bữa ăn hằng ngày cũng chỉ với số tiền như cũ.Và mấy ngày nay, các hãng vận tải lại rục rịch điều chỉnh giá. Cũng là lẽ tất nhiên bởi nhiên liệu chiếm tới 30% chi phí vận tải. Chẳng thế mà trước giờ tăng giá, thật chua chát khi phải chứng kiến cảnh tài xế taxi đã giành vòi bơm tự đổ xăng, cảnh những dãy dài người dân xếp hàng chờ đợi đổ xăng chỉ để tiết kiệm vài chục ngàn, thậm chí là vài ngàn. Thời buổi khó khăn, đỡ đồng nào, hay đồng đó là tâm lý chung của nhiều người, nhiều gia đình.
Đối với người dân, cái họ quan tâm không phải là những con số lạc quan trên giấy tờ mà là giá hàng hóa tiêu dùng; dịch vụ y tế, giáo dục; chi phí giao thông, điện nước… có giảm hay không? Còn nếu giá các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu vẫn tăng mạnh như hiện nay, các chỉ số lạc quan liệu có ý nghĩa gì?

Không có nhận xét nào: