Pages

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Nổ ở Syria: Hơn 70 người thiệt mạng




Tình trạng bạo lực vẫn tiếp tục tại Syria bất chấp một lệnh ngưng bắn do LHQ làm trung gian
Có tới 70 người đã bị giết hại trong một vụ tấn công vào một ngôi nhà ở Hama, theo các nhà hoạt động nhân quyền Syria.
Họ nói vài ngôi nhà tại huyện Masha at-Tayyar ở miền nam Hama đã bị phá hủy do một vụ nổ lớn.
Các phương tiện truyền thông Nhà nước cho biết 16 người đã thiệt mạng trong vụ nổ tại một ngôi nhà được sử dụng như là một nhà máy sản xuất bom của "các nhóm khủng bố có vũ trang".

Tình trạng bạo lực xảy ra bất chấp một lệnh ngừng bắn của do Liên Hợp Quốc làm trung gian - một phần trong một kế hoạch hòa bình được đặc sứ của Liên đoàn Ả Rập và Liên Hiệp Quốc, ông Kofi Annan, đề xuất.
Tấn công bằng hỏa tiễn Scud?
Theo sau vụ nổ ở Hama, các nhà hoạt động đã tung lên mạng đoạn video cho thấy cảnh tàn phá, với hình ảnh thi hài được kéo ra từ đống đổ nát.
Một tin cho hay trong số người chết có 13 trẻ em và 15 phụ nữ.
Họ cho biết vụ nổ là do chính phủ pháo kích hoặc thậm chí tấn công bằng hỏa tiễn Scud.
Hội đồng Quốc gia Syria đối lập đã kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc "để có thể ra một nghị quyết bảo vệ dân thường".
Họ nói gần 100 người thiệt mạng tại Hama trong những ngày gần đây.
Mức độ tàn phá mà người ta chứng kiến khó có thể là do pháo kích thông thường, phóng viên BBC tại Beirut, Jim Muir, nói.
Truyền hình nhà nước thì chiếu hình ảnh trẻ em bị thương trong bệnh viện và nói rằng một nhóm sử dụng ngôi nhà để chế bom đã vô tình làm bom phát nổ.
Các tin tức này không thể kiểm chứng độc lập được do những giới hạn của chính phủ đối với truyền thông nước ngoài.
Trong khi đó, xuất hiện một đoạn video cố tình cho thấy một người đàn ông bị lực lượng an ninh chôn sống do bị cáo buộc gửi tài liệu cho các đài truyền hình.
Tính xác thực của tin này cũng không thể kiểm chứng được.
Trong video, người đàn ông không được nêu tên, được cho là một nhà hoạt động về truyền thông, đang cầu xin tha mạng sống trong khi người ta đổ đất lên đầu ông này. Ông này sau đó im bặt.
Những người mà có thể là thành viên của lực lượng an ninh sau đó nguyền rủa ông này vì đã nhận tiền trả cho việc gửi tài liệu cho các đài truyền hình vệ tinh bằng tiếng Ả Rập.
Tình trạng bạo lực tiếp tục trên khắp đất nước Syria kể từ khi cuộcngừng bắn được đưa vào áp dụng hồi đầu tháng này - kể cả ở các thị trấn nơi có các quan sát viên Liên Hợp Quốc.
Pháp nay nói rằng Hội đồng Bảo an LHQ nên xem xét việc dùng tới vũ lực ở Syria nếu kế hoạch hòa bình của ông Annan đã không chấm dứt được bạo động.
Kế hoạch này kêu gọi chính phủ Damascus rút quân và vũ khí hạng nặng khỏi các thành phố.
"Không thể chấp nhận được"
Ông Annan nói với Hội đồng Bảo an vào hôm thứ Ba rằng quân đội Syria đã không rút khỏi các trung tâm đông dân.
Ông lên án điều đó là "hoàn toàn không thể chấp nhận được và đáng bị khiển trách", trước các tin rằng quân đội tiến vào Hama sau khi các quan sát viên Liên Hợp Quốc rút đi hôm thứ Hai, và đã hành quyết trừng phạt những người đã nói chuyện với quan sát viên LHQ.
Hai quan sát viên nay đã trở lại Hama. Họ tạo thành một phần trong một nhóm nhỏ tiền trạm, trước khi một đội ngũ 300 người của Liên Hợp Quốc sẽ được triển khai.
Một phát ngôn viên của Ngoại trưởng Walid al-Moualem cho biết trên Twitter, rằng ông đã gửi một tin nhắn tới ông Kofi Annan nhằm "xác định lại sự thật về một số khía cạnh theo kế hoạch của ông Annan".
Ông Moualem được nói là đã trình bày với ông Annan rằng có “hơn 1.149 tài liệu ghi nhận tình trạng vi phạm có thể kiểm chứng do các phần tử có vũ trang thực hiện" kể từ khi lệnh ngừng bắn bắt đầu.
Đại diện thường trú của Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Susan Rice, nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng tất cả các thành viên của Hội đồng Bảo an muốn các quan sát viên được nhanh chóng triển khai.
Bà Rice nói rằng họ hy vọng 100 quan sát viên sẽ tới Syria trong vòng một tháng tới, nhưng cho biết Syria đã nêu rõ rằng họ sẽ không công nhận nhân viên Liên Hợp Quốc đến từ bất kỳ quốc gia nào trong nhóm "Những người bạn của đất nước Syria Dân chủ".
Liên Hiệp Quốc cho biết khoảng 9.000 người đã chết kể từ khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ bắt đầu từ tháng Ba năm 2011. Hồi tháng Hai, chính phủ Syria đưa con số người chết lên là 3.838 – trong đó có 2.493 dân thường và 1.345 nhân viên thuộc lực lượng an ninh.

Không có nhận xét nào: