Thanh HàCựu tổng thống Libéria, Charles Taylor bị buộc vào « tội ác
chống nhân loại và tội ác chiến tranh » ; châu Âu chuyển hướng để chú trọng
nhiều hơn tới mục tiêu tăng trưởng ; thất nghiệp tại Pháp tăng trong 11 tháng
liên tiếp. Đó là những đề tài được các báo bình luận rộng rãi. Nhưng hiếm khi
nào báo Pháp lại dành nguyên một trang lớn để nói về căng thẳng tại Biển Đông
dưới hàng tựa « Bắc Kinh phô trương cơ bắp tại Biển Đông ».
Theo Le
Monde, tại Biển Đông, chỉ có một phần nhỏ các hòn đảo thuộc chủ quyền Trung Quốc
nhưng Bắc Kinh lại khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ các hòn đảo nhỏ trong
vùng, bất chấp phản đối của những nước khác trong khu vực. Nguyên nhân dẫn tới
căng thẳng tại Biển Đông là dầu hỏa và khí đốt.
Tờ báo nhắc lại : Hải
quân Mỹ và Philippines tập trận cách bãi đá Scarborough 570 km. Đây là một hòn
đảo không người nhưng lại là « điểm nóng » giữa Bắc Kinh với Manila. Bãi
Scarborough cách bờ biển Trung Quốc đến 1200 km nhưng điều đó không cấm cản Bắc
Kinh coi bãi mà họ gọi là Hoàng Nham thuộc « chủ quyền không thể chuyển nhượng »
của Trung Quốc do căn cứ vào đường « lưỡi bò » rộng lớn bằng cả vùng biển Địa
Trung Hải của châu Âu.
Le Monde lưu ý độc giả : tại Biển Đông, chỉ có một
phần nhỏ các hòn đảo thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh lại
khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ các hòn đảo, bất chấp phản đối của những
nước khác trong khu vực. Nhưng tựu chung, nguyên nhân dẫn tới căng thẳng tại
Biển Đông là dầu hỏa và khí đốt.
Theo một công trình nghiên cứu được công
bố tại Trung Quốc, vùng biển này có trữ lượng dầu hỏa với 213 tỷ thùng, tức
tương đương với 80 % dự trữ của Ả Rập Xê Út. Và theo thẩm định của tập đoàn dầu
khí Anh Quốc, BP thì lượng khí đốt tại Biển Đông lớn gấp 5 lần so với lượng khí
đốt có thể tìm thấy ở Mỹ. Như vậy, nhìn từ phía Bắc Kinh, « mỗi năm Trung Quốc
bị các nước như Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia ‘móc túi’ đến 1,4
triệu thùng dầu » !
Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong
những năm gần đây đã dẫn đến căng thẳng và những va chạm đó ngày càng xảy ra
thường xuyên hơn. Dù vậy, theo Le Monde,Trung Quốc cũng đã tránh để căng thẳng
leo thang, cho dù Bắc Kinh đưa ra những tín hiệu đôi khi trái ngược.
Theo
lời giáo sư Jean Pierre Cabestan, một chuyên gia có uy tín của Pháp về Trung
Quốc, giảng dậy tại đại học Hồng Kông : « Trung Quốc đang phải cân nhắc giữa một
bên là mục tiêu bành trướng tại Biển Đông nhưng mặt khác thì Bắc Kinh muốn tránh
tạo cơ hội cho Washington coi đó là một cái cớ để tăng cường hiện diện của Mỹ
tại khu vực này ».
Từ năm 2011 Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quân sự với đồng
minh lâu đời là Philippines và kể cả với nước cựu thủ là Việt Nam -theo tác giả
bài báo- « là những tín hiệu báo động đối với Bắc Kinh ». Bởi lẽ, mọi người nhận
thấy là trong những tháng gần đây Trung Quốc đã « tỏ thái độ hòa hoãn » trên hồ
sơ Biển Đông, ít ra là về phương diện ngoại giao.
Nhưng phải chăng đó chỉ
là những tính toán khôn ngoan về phương diện chiến lược để rồi Trung Quốcvẫn «
tiến bước » xâm chiếm Biển Đông ? Đây là điều đã được phản ánh qua bài xã luận
của tờ Global Times số đề ngày 24/04/2012. Theo tờ báo Bắc Kinh này, Trung Quốc
nên chứng tỏ là « có khả năng tấn công trong một trận chiến mang tính quyết định
và biết chấm dứt đúng lúc cuộc đọ sức đó ».
Về câu hỏi tại Trung Quốc, ai
là người có tiếng nói quyết định về chiến lược ở Biển Đông, Le Monde trích dẫn
báo cáo Tổ chức International Crisis Group ICG vừa công bố hôm 23/04/2012 theo
đó, có tất cả là 9 cơ quan chính quyền Trung Quốc có thể can thiệp vào hồ sơ
Biển Đông, và giữa các bộ phận này thường xảy ra hiện tượng « trống đánh xuôi,
kèn thổi ngược ».
Theo phân tích của giáo sư Cabestan, « chính vì có quá
nhiều bên cùng can thiệp cho nên, đây vừa là nguyên nhân dẫn tới căng thẳng, vừa
phá hoại một số nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc trong vấn đề giải quyết tranh
chấp ở Biển Đông ».
Về quan hệ giữa Trung Quốc với các nước nhỏ trong
vùng, hai chuyên gia Pháp về bang giao quốc tế và lịch sử quốc phòng, giáo sư
Robert Fank –đại học Paris 1-Sorbonne, và Jean de Préneuf, đại học Lille 3, quan
niệm là « cuộc chạy đua giữa hải quân Trung Quốc với các nước thuộc Châu Á Thái
Bình Dương khiến mọi người liên tưởng đến cuộc chạy đua võ trang tại châu Âu
trước khi Thế chiến Thứ nhất bùng nổ » .
Vào lúc ngày càng có nhiều quốc
gia « nhập cuộc » ở Biển Đông, nguy hiểm lớn nhất không đến từ phía Trung Quốc
có thể dễ dàng làm chủ tình hình, tránh để xảy ra chiến tranh. Nhưng các nước
nhỏ trong vùng, khi lao vào một cuộc « chạy đua vũ trang » thì « căng thẳng có
khả năng leo thang ». Chỉ cần một tính toán sai lầm của một nước nhược tiểu cũng
đủ để châm ngòi chiến tranh, như trường hợp đã từng xảy ra vào năm 1982 tại quần
đảo Malouines giữa Achentina và Anh Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét