Pages

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Trò bịp bợm cố hữu rẻ tiền của VC “Hoà Giải Hoà Hợp” xâm nhập Đại Học Harvard qua Viện Trần Nhân Tông


Trúc Giang
Trên bản tin của đài RFI ngày 22-9-2012 vừa qua, Giáo Sư Phạm Cao Dương trả lời phỏng vấn về Viện Trần Nhân Tông như sau: “Cần phải chú ý đến những nghiên cứu căn bản về lịch sử, cần phải đào tạo và đầu tư lâu dài cho việc nghiên cứu về Trần Nhân Tông, nếu không thì sau một thời gian ngắn dự án sẽ bị hụt hơi và để lại những hậu quả đáng tiếc”.
GS Dương cũng lo ngại rằng: Nếu các hoạt động của Viện Trần Nhân Tông thiên về mục tiêu chính trị nhất thời thì hình tượng Trần Nhân Tông có thể bị lợi dụng.”Qua thành phần Ban Chấp Hành và Ban Cố Vấn của Trần Nhân Tông Academy, GS Dương có nhận xét là: “Gần như vắng bóng các nhà nghiên cứu sử học, tôn giáo và triết học. Việc dành ít nội dung cho các cuộc nghiên cứu cơ bản có thể khiến cho Viện không đạt được sứ mạng đề ra.”. Vì vậy GS Phạm Cao Dương cũng nhấn mạnh về sự không phù hợp của tôn chỉ giải thưởng với bản chất của tư tưởng Trần Nhân Tông.


ảo thuật vẹm/vẹt

1. Mở bài
Báo chí trong nước đưa tin, có một giải thưởng quốc tế mang tên một vị vua Việt Nam, đó là “Giải Trần Nhân Tông: Hoà giải và Yêu thương” (Tran Nhan Tong Reconciliation Prize) do Viện Trần Nhân Tông (Tran Nhan Tong Academy) của Đại học Harvard trao tặng hàng năm cho những nhân vật có thành tích nổi bật về hoà giải và yêu thương.
2. Viện Trần Nhân Tông (Tran Nhan Tong Academy) Một viện nghiên cứu quốc tế tại trường Đại học Harvard, thành phố Boston, được đặt theo tên của vị vua Việt Nam là Trần Nhân Tông.Viện Trần Nhân Tông (Tran Nhan Tong Academy) do ông Nguyễn Anh Tuấn thành lập và làm giám đốc điều hành. Ông Tuấn là nhân viên nghiên cứu (Associate) tại Shorenstein Center on the Press Politics, and Public Policy (Trung tâm Báo chí Chính trị và Chính sách Công) tại Đại học Harvard.Viện Trần Nhân Tông có một Ban Điều Hành và Ban Cố Vấn gồm những chính khách, giáo sư và trí thức Việt Nam trong, ngoài nước và người Mỹ.
2.1. Mục đích của Viện Trần Nhân Tông
1. Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời xuất bản các kết quả nghiên cứu.
2. Thúc đẩy ứng dụng tư tưởng nhân ái giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào đời sống hàng ngày.
3. Quảng bá giá trị của tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông.
2.2. Tổ chức và điều hành
Ban điều hành
Giám đốc: Nguyễn Anh Tuấn. Trực tiếp điều hành Trần Nhân Tông Academy
Ủy viên: Bushra Naz Malik, Douglas Coulter.
Ban Cố vấn
Chủ tịch: GS Thomas Patterson
Phó chủ tịch: Ann L. McDaniel
Các cố vấn: Robin Sproul, Alex S. Jones, Nguyễn Văn An, Hoàng Tụy, Thomas Fiedler, Michael Dukakis, nhà văn hoá Việt Phương, GS Ngô Vĩnh Long, cụu tổng thống Latvia là bà Vaira Vike-Freigberga.
3. Những nhân vật của Viện Trần Nhân Tông
3.1. Giám đốc Nguyễn Anh Tuấn
Viện Trần Nhân Tông do ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng biên tập trang mạng VietNamNet, thành lập và trực tiếp điều hành.
Ông Tuấn sinh ngày 23-9-1962, quê Đức Phổ, Quảng Ngãi. Giữ chức Tổng biên tập VietNamNet suốt 14 năm, đã từ chức và thôi làm cán bộ nhà nước trước khi sang Hoa Kỳ.
Ông Tuấn tỏ lòng tự hào về thành tích phục vụ đảng và Nhà nước trong ngành truyền thông. “Năm 2005, ông Tuấn tháp tùng phái đoàn Phan Văn Khải đến HK, ông bị những người VN biểu tình bao vây, bị anh Lê Phước Tuấn đánh bằng cán cờ, và khi ông bỏ chạy, thì họ đá vào túi đồ nghề nhà báo của ông”.
3.2. Cố vấn Nguyễn Văn An
Nguyễn Văn An sinh ngày 1-10-1937 tại Mỹ Tần, Nam Định. Ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN, Chủ tịch Quốc hội từ ngày 27-6-2001 đến 26-6-2006.
3.3. Cố vấn Việt Phương
Việt Phương tên khai sanh là Trần Quang Huy, sinh năm 1928, “hoạt động cách mạng” từ năm 1944 tới nay. Từng làm chuyên gia cao cấp về kinh tế và chính trị cho các thủ tướng: Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Việt Phương là một trong những người có sáng kiến lập ra “Ngày Hoà giải và Yêu thương 9 tháng 9” hàng năm.
3.4. Cố vấn Dương Trung Quốc
Sinh năm 1947. Quê quán ở Bến Tre nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Là một nhà sử học. Đại biểu quốc hội 2 khoá, khoá XI (2002-2007), khoá XII (2007-2012). Là một đại biểu ngoài đảng, được chọn cho ra ứng cử và đắc cử trong tỷ lệ ấn định người ngoài đảng là 43/493 đại biểu.
3.5. Cố vấn Ngô Vĩnh Long
“Ông Ngô Vĩnh Long là một trong những học giả Việt kiều nổi tiếng ở Mỹ. Hiện là GS dạy khoa Lịch sử ở Đại học Maine, HK. Sinh năm 1934 tại Vĩnh Long. Là lứa đầu tiên tham gia phong trào Sinh viên yêu nước ở Sài Gòn. Đã từng biểu tình chống Nguyễn Khánh.
Ngày 10-2-1972, đã tham gia chiếm tòa Lãnh sự VNCH ở New York trong lúc nhân viên ăn trưa. Mục đích tuyên bố với thế giới về chủ trương gọi là “đòi hỏi của nhân dân VN”.
Cũng như các trí thức Việt kiều khác, ông thường về VN tham gia các tọa đàm với học giả trong nước. (Theo Wikipedia).
3.6. Những nhân vật ngoại quốc
1. Thomas Patterson, giáo sư chính trị và báo chí tại trường John F. Kennedy, thuộc ĐH Harvard.
2. Ann L. McDaniel, phó chủ tịch tờ Washington Post.
3. Robin Sproul, giám đốc văn phòng ABC News ở Washington.
4. Alex S. Jones, giám đốc trung tâm báo chí chính trị ĐH Harvard.
5. Bà Vaira Vike-Freiberga, cựu tổng thống Latvia.
6. Bà Bushra Naz Malik, người Pakistan.
7. Douglas Coulter, giáo sư trường Quản Lý Guanghua, Bắc Kinh.
Thành phần người Việt của Viện nghiên cứu TNT đa số là những đảng viên đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền của chế độ CS hiện nay. Những nhân vật Hoa Kỳ không có ai là những nhà nghiên cứu về lịch sử VN cả.
4. Giải thưởng Trần Nhân Tông: Hoà Giải & Yêu Thương
Giải thưởng Trần Nhân Tông: Hoà giải và Yêu thương (Tran Nhan Tong Reconciliation Prize) trao hàng năm cho những người có thành tích nổi bật về “Hoà giải và Yêu thương” giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo, đã giải quyết các mối xung đột, chấm dứt chiến tranh. Chủ trương dùng âm nhạc xoá bỏ những khác biệt và xung đột. Sáng kiến tổ chức “Ngày Hoà giải và Yêu thương Thế giới hàng năm là ngày 9 tháng 9” (Tiếp theo ngày quốc khánh 2-9 của VN).
5. Không minh bạch trong việc trao giải Trần Nhân Tông ngày 22-9-2012
Bản tin trên đài RFI cho biết, “ngày 22-9-2012, tại buổi lễ tổ chức ở Harvard University Faculty Club, Boston, HK, tổng thống Miến Điện U Thein Sein và chủ tịch đảng đối lập Aung San Suu Kyi được trao “Giải thưởng Trần Nhân Tông: Hoà Giải và Yêu Thương”. Hai nhân vật Miến Điện trên là hai phe đối lập đã bắt tay hoà giải với nhau”.
5.1. Sự thật không có việc trao giải cho hai nhân vật Miến Điện nầy.
Hai nhân vật Miến Điện không đến nhận giải thưởng và trả lời rằng: “Do chương trình hoạt động bận rộn nên không đến dự được”.
Do đó, không có việc trao giải thưởng.
“Việc vắng mặt không được Ban tổ chức công bố trên mạng, không cải chính bản tin đã loan trước đó.
Tuy nhiên Viện vẫn tiến hành buổi lễ để giới thiệu Viện Trần Nhân Tông và Giải thưởng TNT.
Viện Đại học có mời một nhà tu hành có uy tín của Phật Giáo đến trao giải thưởng cho hai chính khách Miến Điện, họ đã chọn ông Thích Nhất Hạnh. Nhưng đã biết, từ nước Pháp, ông Nhất Hạnh đã nhũn nhặn từ chối và có gởi lời chào mừng.” (Bùi Tín)
Ông Bùi Tín cũng cho biết thêm: “Ông Nguyễn Anh Tuấn hiện đảm nhận hình thành Trần Nhân Tông Academy, thuộc Đại học Harvard, dựng lên thư viện Trần Nhân Tông (TNT), còn lo dựng tượng TNT lớn, bằng đồng tại Harvard, qua quyên góp xã hội và sự hỗ trợ của Nhà nước VN”
5.2. Nhận xét của Dân Làm Báo
Tác giả Gánh Hàng Hoa trên trang mạng Danlambao viết như sau:
“Nổi bật nhất là việc, mặc dù ông Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi không hề có mặt trong buổi lễ trao giải thưởng, nhưng Ban Biên Tập của www.trannhantong.net vẫn đăng tải những bài viết, video clip và hình ảnh chấp nối từ những nguồn hoàn toàn không có dính dáng gì đến giải thưởng hoà giải TNT. Phải chăng là mục đích muốn dẫn dắt độc giả tin tưởng rằng đã có một buổi lễ trao giải thưởng tận tay cho hai nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Miến Điện, nhằm tạo uy tín, dù giả dối, cho Trần Nhân Tông Academy và những người đứng sau lưng học viện?”.
Những tin tức lập lờ đánh lận con đen nầy khiến cho nhiều người nhầm lẫn, trong đó có ông Bùi Tín khi viết bài về buổi lễ. Do đó, ông Bùi Tín có viết bài đính chính đăng trên trang Việt Báo.com
“Trong bài viết ngày 22-9-2012 của Lan Anh, có hai tấm hình của ông Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi, có kèm theo lời chú thích, khiến độc giả tin rằng đó là hình chụp trong buổi lễ trao giải thưởng ngày 22-9-2012. Trên thực tế, hai tấm hình được “ăn cắp” (không xin phép tác giả) từ những trang mạng khác mà chủ nhân thật sự của nó không được nêu tên ra. Tấm hình ông Thein Sein do phóng viên Hoàng Đình Nam của AFP (American Free Press) chụp. Còn tấm hình của bà Aung San Suu Kyi là do phóng viên Khin Maung Win của AP (Associated Press) chụp ngày 2-4-2012. Có nguồn tin cho biết Lan Anh là con gái của Nguyễn Anh Tuấn?”
Một tổ chức quốc tế, một giải thưởng quốc tế mà làm ăn mờ ám, lươn lẹo, đánh lận con đen như thế thì làm sao mà sống lâu được?
Không trung thực là tự hủy diệt.
Sở dĩ 700 tờ báo và cơ quan truyền thông cùng 15,000 nhà báo trong nước còn sống lâu được là nhờ họ gác lương tâm qua một bên, tiến công bên lề phải, tức là bưng bít tin tức, bóp méo sự thật, ca tụng bạo quyền.
Những thành tích làm báo nhà nước không còn tin cậy được nữa.
6. Vua Trần Nhân Tông và biểu tượng hoà giải
Trước hết phải xác định một lần nữa, Trần Nhân Tông là một minh quân, một anh hùng dân tộc trong việc chống quân Nguyên, là một thiền sư đã Việt Nam hoá đạo Phật và là Tổ sư sáng lập phái thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Về Phật giáo, lịch sử ghi chép ông đã “tập đại thành” những tư tưởng của nhiều thiền sư trước đó, như sư Vạn Hạnh chẳng hạn.
Hình tượng Trần Nhân Tông bị lợi dụng. GS Phạm Cao Dương cho biết: Nếu các hoạt động của Viện Trần Nhân Tông thiên về mục đích chính trị nhất thời, thì hình tượng TNT có thể bị lợi dụng”.
Để làm sáng tỏ về việc hoà giải của vua Trần Nhân Tông, thiết nghĩ nhìn lại lịch sử đời Trần và vua Trần Nhân Tông.
7. Tổng quát về nhà Trần
Trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần là một thời đại hưng thịnh nhất của dân tộc Việt. Nhà Trần trị vì 175 năm với 12 vị vua. Quân dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân xâm lược Nguyên-Mông. Có những vị danh tướng như Hưng Đạo Vương đã làm rạng danh trang sử Việt.
Thái sư Trần Thủ Độ là người gầy dựng lên nhà Trần bằng cách ép anh rể là vua Lý Huệ Tông phải lên làm thái thượng hoàng, nhường ngôi lại cho con gái thứ hai là Lý Chiêu Hoàng, 7 tuổi. Sau đó, đưa cháu là Trần Cảnh, 8 tuổi, vào làm chồng Chiêu Hoàng để cướp ngôi nhà Lý.Trần Cảnh lên ngôi tức là Trần Thái Tông.
Trần Thủ Độ lại ép buộc Lý Huệ Tông phải đi tu và âm mưu giết chết. Đó là một hôm, khi vua Lý Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ trước sân chùa, Trần Thủ Độ nói “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc rể”. Hiểu ý, Lý Huệ Tông tự tử chết.
Trần Thái Tông còn nhỏ, nên Trần Thủ Độ nắm giữ quyền hành cai trị đất nước suốt 40 năm, và Trần Thái Tông chỉ làm vua cho có chức vị.
Trần Thủ Độ thông dâm với người chị, là vợ của vua Lý Huệ Tông, bà là mẹ của 2 công chúa Thuận Thiên và Lý Chiêu Hoàng.
Những vị vua sau lại sa vào con đường đam mê tửu sắc, khiến cho nhà Trần suy tàn và mất ngôi.
Vị vua sau cùng là Trần Thiếu Đế, 5 tuổi, bị ông ngoại là Hồ Quý Ly cướp ngôi, lập ra nhà Hồ. Mười hai vua nhà Trần là: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông, Trần Phế Đế, Thuận Tông và Trần Thiếu Đế.
8. Lịch sử chê trách nhà Trần
Dưới đây là những trang sử không vẻ vang gì về văn hoá của dân tộc. Chúng ta cũng không hãnh diện vì nó. Chúng ta cũng không mong muốn có những trang sử bị chê trách, tuy nhiên, nó là lịch sử, và không ai có thể sửa đổi lịch sử được cả. Cho dù có nhắc đến, hoặc cố tình che dấu thì lịch sử vẫn là lịch sử.
Trúc Giang tôi cũng không có ý bôi nhọ tổ tiên của dân tộc, nhưng vì, có ý kiến cho rằng nhân vật Trần Nhân Tông bị lợi dụng, cho nên cần phải làm sáng tỏ. Đây là vấn đề rất tế nhị khi lạm bàn về lịch sử có thể gây sự ngộ nhận nhưng đó là sự kiện có tốt, có xấu được ghi lại.
Nói về Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên
ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên là bộ quốc sử VN bằng chữ Hán viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử VN từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 279 TCN đến năm 1675, đời Lê Gia Tông nhà Hậu Lê.
ĐVSKTT bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một sử quan, biên soạn. Sau đó được dịch ra chữ Quốc ngữ, hiện còn được lưu giữ ở Viễn Đông Bác Cổ Paris (Pháp).
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội VN xuất bản và phát hành lần đầu tiên năm 1993. Là bộ sử xưa nhất, là di sản văn hoá vô giá của dân tộc Việt. Là kho tài liệu phong phú rất có giá trị. Các bộ sử sau nầy dựa vào đó mà biên soạn.
Lịch sử chê trách nhà Trần hai việc:
- Là dùng các công chúa thực hiện mỹ nhân kế để giữ nước
- Xảy ra tình trạng loạn luân?

Ngoài hai sử gia Ngô Sĩ Liên và Ngô Thì Sĩ, ngay cả Lê Quý Đôn cũng hạ bút: “Họ Trần lập hoàng hậu bằng cách nhà vua lấy chị em con chú con bác làm vợ. Loạn luân như thế mà vẫn điềm nhiên không coi là kỳ quái… Triều Lê ta, gia pháp rất đúng, giáo dục luân thường rất rõ ràng. Khi chọn phi tần, tất lấy trong con em các dòng họ công thần và con nhà tử tế mà lễ trật phân biệt, tôn ty rạch ròi, không có cái tệ bất chính trong chốn phòng the của đời trước”.
Để chứng minh nhà Trần có tội, Ngô Thì Sĩ viết: “Nhà Trần lấy vợ là người cùng họ, âm dương không phải lứa đôi nên có tai biến trong những hôn nhân cùng họ:
- Năm 1300, người đàn bà Hồng Lộ sinh con 2 đầu
- Năm 1304, người đàn bà ở kinh thành sinh con 2 đầu, 4 chân, 4 tay.
- Năm 1350, tại làng Thiên Cung, Nghệ An, có người con gái hoá trai.
Theo Nho giáo, vua là con Trời, mà con Trời hành sự không đúng lễ giáo thì bị Trời ra tay răn dạy như thế”.* (Nhận xét của người viết sử ở thế kỷ 14, tức là hơn 600 năm trước)
9. Mỹ nhân kế và loạn luân
9.1. Dùng các công chúa làm mỹ nhân kế để giữ nước
9.1.1. Gả Ngoạn Thiềm công chúa cho Nguyễn Nộn
Năm 1228, Ngoạn Thiềm công chúa là con của Trần Thái Tông, là em gái của Trần Thánh Tông, được đem gả cho Nguyễn Nộn.
Lý do, Nguyễn Nộn bắt được vàng ngọc mà không đem dâng nạp triều đình nên bị bắt giam. Mẹ của Lý Chiêu Hoàng xin cho Nguyễn Nộn được đi đánh giặc để chuộc tội. Nguyễn Nộn có tài nên dẹp được phiến loạn và thu phục được quân binh nổi loạn, thanh thế lừng lẫy một phương ở tỉnh Hải Dương.
Nhà Trần một mặt phong chức cho Nộn là Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương, một mặt gả công chúa Ngoạn Thiềm làm tay trong, dò la tin tức đề phòng Nộn làm phản. Nguyễn Nộn biết được âm mưu đó, nên dọn cho công chúa ra ở riêng một nơi, bị cô lập và theo dõi nên không làm gì được cả.
9.1.2. Triều đình sai dâng công chúa An Tư cho Thoát Hoan
Tháng 12 năm 1284 dương lịch, thế quân Nguyên rất lớn, do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai Hốt Tất Liệt, chỉ huy, tiến công rất mạnh đã áp sát vào thành Thăng Long. Quân nhà Trần rơi vào thế nguy hiểm, Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông suýt bị rơi vào tay giặc.
Nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Ích Tắc, con của vua Thái Tông, em vua Thánh Tông, chú của Trần Nhân Tông, Trần Kiện, Trần Lộng, mang cả gia quyến và thuộc hạ ra đầu hàng quân Nguyên.
Trần Ích Tắc (1254 – 1329) là con thứ năm của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), em vua Thánh Tông, chú của vua Trần Nhân Tông.
Năm Ất Dậu 1285, quân nhà Nguyên chia quân làm 3 đạo tiến đánh Đại Việt lần thứ hai. Lúc đó đạo quân thứ ba do Toa Đô chỉ huy từ dưới Chiêm Thành đánh lên.
Trần Ích Tắc thống lĩnh hàng vạn quân cùng với các thuộc hạ là Trần Kiện, Lê Tắc chống lại cánh quân của Toa Đô.
Thế yếu, các tướng nhà Trần mang cả gia đình và thuộc hạ dâng nộp vũ khí xin đầu hàng. Toa Đô sai người đưa đám hàng quân gồm Trần Ích Tắc, con là Trần Hữu Lượng và Trần Đoan Ngọ, các cận thần là Trần Kiện, Lê Tắc về Yên Kinh (Bắc Kinh). Trần Ích Tắc được phong làm An Nam Quốc Vương, thăng chức và hưởng lộc của vua Tàu.
Trần Ích Tắc đầu hàng kẻ giặc để hưởng vinh hoa phú quý là một vết nhơ trong lịch ngàn năm của dân tộc.
Tình thế rất nguy cấp, Thượng hoàng Trần Thánh Tông (cha của Trần Nhân Tông) quyết định dâng em gái út của mình là An Tư công chúa cho Thoát Hoan để cầu hòa.
Tháng 3 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Trung Hiếu Hầu Trần Dương và quan hầu cận là Đào Kiện, đưa người cô của nhà vua là An Tư công chúa về Thăng Long để dâng lên cho Thoát Hoan xin cầu hòa nhưng không có kết quả.
Dâng con gái cho giặc là 2 cái nhục bị chê trách.
9.1.3. Gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân
Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả con gái cho Chế Mân khi viếng thăm Chiêm Thành. Chế Mân dâng kỳ hương và báu vật xin cưới nhưng không được. Sau Chế Mân dâng 2 châu Ô và Rí thì nhà Trần mới đồng ý gả công chúa cho vua Chiêm Thành. Tháng 6 năm 1306 Huyền Trân công chúa về Chiêm Thành.
Tháng 5 năm 1307 Chế Mân chết. Theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu phải lên dàn hoả thiêu chết theo vua. Nhà Trần sai Trần Khắc Chung lấy cớ sang điếu tang lập kế đưa công chúa Huyền Trân về nước.
Sử gia Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như sau: “Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã xuất gia rồi, vua Anh Tông thay đổi lời hứa có khó khăn gì đâu, mà phải đem gả cho người xa, không phải giống nòi. Cho rằng giữ đúng lời hẹn ước, thế rồi sau đó lại dùng kế gian trá để cướp lại, thế thì chữ tín ở đâu?”
9.1.4. Trần Minh Tông gả Nguyệt Sơn công chúa cho Ngô Dẫn
Năm 1363, vua Trần Minh Tông gả Nguyệt Sơn công chúa cho Ngô Dẫn, do Ngô Dẫn trở nên giàu có, nhờ có viên ngọc lớn bán được nhiều tiền.
Sau đó, Ngô Dẫn ỷ lại giàu có, và do tính háo sắc, đã tư tình với người khác, xem thường công chúa. Công chúa tâu lên, Ngô Dẫn được miễn tội chết nhưng bị tịch thu toàn bộ gia sản.
Sử gia Ngô Thì Sĩ viết: “Nhà Trần quen làm lối nầy, cốt được lợi trông thấy mà đem má phấn đánh đổi tràng thành, gả Ngoạn Thiềm công chúa cho Nguyễn Nộn, dâng An Tư công chúa cho Thoát Hoan đều theo lối ấy cả”.
9.1.5. Sinh hoạt của các công chúa thời Trần
Ngoài những cuộc hôn nhân giữa bà con trong họ, và với người ngoài vì lý do chính trị, ngoại giao, các công chúa đời Trần được sử sách ghi chép như sau:
“Bắt đầu từ năm 1266, các công chúa cũng như các vương hầu, cung tần, được phép chiêu tập những người không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng hoang, đắp đê ngăn nước mặn ở ven biển, chờ 2, 3 năm sau biến thành ruộng.
Khi các công chúa và vương hầu, cung tần lập trang trại thì phải huấn luyện những nô tỳ trở thành quân lính, tổ chức thành đội quân, bản bộ, làm quân trừ bị.”
Các công chúa đời Trần bị chỉ trích là bắt người dân làm nô lệ, hại gia đình tan nát.
9.2. Loạn luân đời Trần
Nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý bằng hôn nhân ngoại thích, do đó, để tránh họa ngoại thích, nhà Trần chủ trương kết hôn với người trong dòng họ (hôn nhân nội thích). Việc nầy đưa đến dòng họ triều Trần loạn luân, là các con chú con bác, con cô cậu, bạn dì lấy nhau. Trái với văn hoá tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, đạo lý, lễ giáo gia phong của người Việt Nam.
Biện pháp hôn nhân nội thích không giữ được ngôi báu nhà Trần, và cuối cùng nhà Trần cũng bị mất ngôi vì hôn nhân ngoại thích. Đó là Hồ Quý Ly đoạt ngôi nhà Trần lập nên nhà Hồ.
Sử sách ghi có 35 trường hợp loạn luân trong hoàng tộc nhà Trần.
Trần Liễu lấy Thuận Thiên công chúa là con cậu lấy con cô.
Năm 1225. Trần Cảnh (Trần Thái Tông) lấy Lý Chiêu Hoàng cũng là con cậu lấy con cô. Giải thích liên hệ như sau:
Trần Thừa là cha của Trần Liễu và Trần Cảnh.
Trần Thừa là anh ruột của Thuận Trinh. Mà Thuận Trinh là mẹ của 2 công chúa Thuận Thiên và Lý Chiêu Hoàng
Hai anh em ruột Trần Liễu và Trần Cảnh con của Trần Thừa lấy hai chị em ruột Thuận Thiên và Lý Chiêu Hoàng, là con của Thuận Trinh, tức là 2 anh em con cậu lấy 2 chị em con cô.
Năm 1237. Trần Cảnh (Trần Thái Tông) lấy Thuận Thiên công chúa, vợ của Trần Liễu, đã có thai 3 tháng. Lý do là Lý Chiêu Hoàng không có con, nên Trần Thủ Độ ép Trần Liễu phải nhường vợ lại cho em ruột là Trần Cảnh, tức là Trần Thái Tông. Trường hợp nầy cũng là con cậu lấy con cô và em chồng lấy chị dâu.
Năm 1251, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, (con của Trần Liễu) lấy công chúa Thiên Thành (con của Trần Cảnh) tức là con bác lấy con chú.
Liên hệ như sau: Trần Liễu và Trần Cảnh là anh em ruột.
Trần Quốc Tuấn là con của Trần Liễu. Thiên Thành là con của Trần Cảnh, tức là con bác lấy con chú.
Năm 1258. Trần Thánh Tông (con Trần Thái Tông, Trần Cảnh) lấy Thiên Cảm công chúa (con của Trần Liễu) tức là con chú lấy con bác.
Năm 1274. Vua Trần Nhân Tông lấy 2 người con gái của Trần Quốc Tuấn là Bảo Thánh và Tuyên Tử, thuộc về con nhà chú lấy con nhà bác.
Năm 1351. Trần Dụ Tông loạn dâm với chị ruột là Thiên Ninh công chúa. Câu chuyện như sau. Lúc Dụ Tông 4 tuổi, trong buổi dạo thuyền đêm Trung Thu ở Hồ Tây, vô tình bị chết đuối. Thầy thuốc người Tàu tên Trâu Canh dùng kim châm, cứu sống và tiên đoán, sau nầy sẽ bị liệt dương.
Dụ Tông lên ngôi năm 6 tuổi. Đến năm 14 tuổi thì cưới vợ, đúng là bị liệt dương. Thầy thuốc Trâu Canh cho toa, hãy giết 1 bé trai, mổ lấy mật hoà với dương khởi thạch mà uống, và phải thông dâm với chị hoặc em ruột thì mới hiệu nghiệm. Sự mê tín dị đoan nầy làm giảm sút đạo lý của truyền thống dân tộc!
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại ở trang 132 như sau: “Vua làm theo, thông dâm với chị ruột là Thiên Ninh công chúa, quả nhiên có công hiệu”.
Có tất cả 35 trường hợp loạn luân trong hoàng tộc nhà Trần được ghi lại rõ ràng, đã bị các sử gia Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ, Phan Phú Tiên và cả Lê Quý Đôn, vua Tự Đức cũng đã phê phán mạnh mẽ việc loạn luân luông tuồng nầy.
10. Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, sinh ngày 7-12-1258, con trai trưởng của Trần Thánh Tông.
Ngày 8-11-1278, ông được vua cha truyền ngôi năm ông 20 tuổi. Trị vì 14 năm. Nhường ngôi, lên làm Thượng hoàng 5 năm, xuất gia 8 năm.Thọ 51 tuổi. Trần Nhân Tông là vị vua thông minh và quả quyết. Nhờ Thượng hoàng Thái Tông còn nắm mọi việc trong triều và có nhiều người tài trí giúp nước, nhà vua, các tướng lãnh và dân chúng một lòng đánh giặc nên từ năm 1285 đến 1287 quân Nguyên-Mông hai lần sang xâm lấn đều bị đập tan.
Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó đến Yên Tử, Quảng Ninh, thành lập Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Trúc Lâm là hiệu của Trần Nhân Tông cũng là hiệu của ông là Thiền Sư Đạo Viên.
Ông là Tổ thứ nhất của dòng thiền Việt Nam, được gọi cung kính là Phật Hoàng. Qua đời ngày 16-12-1308, thọ 51 tuổi.
11. Thời kỳ suy tàn của nhà Trần
Từ Trần Nghệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, nhà Trần suy tàn. Thái sư nhiếp chính là Hồ Quý Ly lộng quyền, khuynh đảo triều đình.
Hồ Quý Ly gả con gái trưởng là Thánh Ngâu cho vua Trần Thuận Tông, sinh ra Trần Thiếu Đế. Quý Ly khuynh đảo triều đình, đưa 2 con trai vào nắm chức vụ quyền lực quan trọng trong triều.
Ông ép buộc con rể là Thuận Tông phải lên làm Thượng hoàng, nhường ngôi cho con là thái tử An, tức Thiếu Đế lúc 2 tuổi. Kế tiếp, buộc Thuận Tông phải đi tu và sai người giết chết, ban đầu sai người dâng rượu độc, Thuận Tông uống vào nhưng không chết, lại dâng nước dừa mà không cho ăn, vẫn không chết. Cuối cùng, Quý Ly sai tướng Phạm Khả Vĩnh đến thắt cổ thượng hoàng, chết lúc 22 tuổi.
Hồ Quý Ly đem giết 370 người thuộc nhà Trần chống lại ông ta, trong đó có Trần Nguyên Hãng và Trần Khát Chân.
Tình hình Đại Việt hỗn loạn. Giặc cướp Nguyễn Nhữ Cái nổi lên có hàng vạn người theo, cướp bóc bừa bãi. Triều đình bó tay.
Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn, 1400, Trần Thiếu Đế bị ông ngoại ép nhường ngôi. Hồ Quý Ly sai các tông thất nhà Trần phải dâng biểu 3 lần mới chịu nhận làm vua.
Hồ Quý Ly lên ngôi, niên hiệu là Thánh Nguyên. Đổi tên nước là Đại Ngu, dời đô từ Thăng Long về An Tông, Thanh Hoá. Quý Ly truyền ngôi cho con là Hồ Hán Thương.
Nhà Hồ làm vua được 7 năm thì bị nhà Minh sang đánh, bắt giết Hồ Hán Thương. Nước Nam bị lệ thuộc vào nhà Minh năm 1407.
Lịch sử lập lại. Những gì Trần Thủ Độ làm để đoạt ngôi nhà Lý, được Hồ Quý Ly thực hiện để đoạt ngôi nhà Trần. Đó là Trần Thủ Độ ép anh rể Lý Huệ Tông phải nhường ngôi cho con gái, Lý Chiêu Hoàng, lên làm Thượng hoàng, ép đi tu và giết chết bằng câu nói bóng gió là “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc rể”
Hồ Quý Ly ép con rể lên làm Thượng hoàng, ép đi tu và cũng dùng 4 câu thơ bóng gió là nên tự kết thúc cuộc đời bằng 2 câu “Sao không sớm liệu đi. Để cho người nhọc sức?” “Người nhọc sức” là những người mà Hồ Quý Ly sai theo hầu cận, theo dỏi và kiểm soát Trần Thuận Tông, (con rể của ông).
12.  Phật Giáo suy tàn
Thời kỳ đầu nhà Trần, Phật Giáo phồn thịnh, được xem là quốc giáo. Các vua đều sùng đạo. Cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng thờ phượng khắp nơi.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lại như sau: “Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ. Trần Nhân Tông sai sứ sang Tàu thỉnh kinh về truyền bá Đạo Phật. Chính ông là người Tổ đầu tiên của Thiền phái Trúc Lâm. Nhưng cuối đời Trần, Phật Giáo bị pha trộn thêm các hình thức mê tín, bùa chú, nên ngày càng suy vi”. Do đó, Phật giáo không được coi là quốc giáo nữa. Nho giáo được tôn trọng hơn vì “chịu ảnh hưởng” của Tàu!
Năm 1396, vâng lời Hồ Quý Ly, vua Trần Thuận Tông xuống chiếu sa thải các tăng đạo từ 50 tuổi trở xuống, bắt buộc phải hoàn tục. Những người còn lại, trên 50 tuổi, phải tham dự các kỳ thi về kinh giáo. Ai thi đậu thì được cho làm Đường Đầu Thủ, Trì cung, Trì quán. Ai không đậu thì cho làm kẻ hầu của những người tu hành.
Nhà Trần là một thời đại hưng thịnh nhất lịch sử với ba lần chiến thắng quân xâm lược nhà Nguyên một cách vẻ vang. Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh là người đã Việt Nam hoá Phật Giáo và là Tổ sáng lập phái thiền Trúc Lâm Yên Tử
Nhưng Trần Nhân Tông không phải là một biểu tượng nổi bật về tinh thần “hoà giải”. Tư tưởng của Trần Nhân Tông bắt nguồn từ đạo Phật và xuất phát cũng từ Phật Giáo từ hàng ngàn năm tới ngày nay.

Âm Mưu Của CSVN
Bài học kinh nghiệm về hoà giải hoà hợp với Việt Cộng Để phát động chiến dịch thực hiện NQ 36 về hoà giải hoà hợp dân tộc, nhà sư quốc doanh Thích Đức Nghi qua Pháp móc nối với sư ông Thích Nhất Hạnh để thành lập chùa Bát Nhã theo thiền phái Làng Mai ở Việt Nam.Tu viện Bát Nhã thuộc thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, diện tích 30 hecta, được thành lập năm 1995 do thượng tọa Thích Đức Nghi làm viện chủ tu viện.Tháng 2 năm 2005, Thích Đức Nghi đồng ý cho thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng nhân Làng Mai xây dựng Bát Nhã thành một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai. Nhất Hạnh chi ra một triệu đô la để mua đất và mở rộng khu tu viện.Tháng 5 năm 2005, Thích Đức Nghi bảo lãnh các nhà sư tu tập tại Làng Mai người Pháp và người Pháp gốc Việt, được về nước đào tạo tăng sinh. Trong vòng một năm, tăng sinh lên tới 300 người. Một dự án xây dựng cơ sở cho 1,000 tăng sinh, được đề ra.
Tháng 6 năm 2008, ông thầy chùa quốc doanh Thích Đức Nghi phản phé, tuyên bố chấm dứt việc bảo lãnh các sư quốc tịch nước ngoài, có nghĩa là buộc những tăng ni quốc tịch Pháp phải rời Việt Nam.
Công điện của toà Đại sứ Mỹ bị Wikileaks phổ biến trên Internet có nội dung như sau:
Ngày 8-8-2008, công an địa phương ra công văn trục xuất 397 tăng ni ra khỏi Viện. Các tu sinh gởi kiến nghị khắp nơi nhưng không ai trả lời cả.
Ngày 19-11-2008, một buổi họp ở Sài Gòn, Viện Phật Giáo VN và Ban Tôn Giáo Chính phủ, ủy quyền cho Ban Trị Sự Phật Giáo Lâm Đồng giải quyết vụ việc.
Ngày 27-6-2009, ông thầy chùa quốc doanh Thích Đức Nghi cắt điện và nước của tăng sinh cho đến ngày 1-8-2009.
Ngày 20-9-2009, một bọn côn đồ đến đập phá nhà cửa, ném đá và đồ vật dơ bẩn, đập phá chỗ ở của các tăng sinh trước mặt Thích Đức Nghi. Quần áo của các ni cô bị lấy đem vứt xuống suối.
Ngày 27-9-2009, công an thường phục mang mặt nạ chống hơi độc với dùi cui, sát cánh với bọn côn đồ, cưỡng bức 150 tăng sinh ra ngoài sân, chịu đựng suốt cơn mưa, rồi chúng xông vào phá phách các liêu phòng, phá cửa sổ, bàn ghế, giường chiếu, đổ nước phá hư những thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đến máy vi tính.
Máu đổ trước sân chùa, bộ áo cà sa nhuộm máu.
Hai thầy bị kéo đi như kéo súc vật, bị đập phun máu đầu bất tỉnh. Hai tăng sĩ sư huynh bị bắt mang đi. Các tăng sinh nằm dài dưới mặt đường trước những chiếc xe để ngăn chận việc mang người, không biết đem đi đâu.
Công an ra tay “hơi mạnh”, máu me đầy người, những bộ áo cà sa đẫm máu và máu đổ trước sân chùa do sự đàn áp dã man và tàn bạo.
Hai người bị thẩm vấn, ép cung là Làng Mai hoạt động chống chính quyền. Sau đó họ bị trục xuất về nguyên quán là Nha Trang và Hà Nội.
Khoảng từ 80 đến 100 tăng sinh bị chở đi đâu không ai biết.
Vào đêm chủ nhật, tất cả tăng sinh đều bị trục xuất ra khỏi tu viện sau khi bị tấn công dã man. Đến 6 giờ sáng thứ hai, Viện Bát Nhã không còn bóng dáng một tăng sinh nào cả. Công an đã trục xuất 100% tăng sinh ra khỏi tu viện.
200 tăng sinh chạy đến tá túc ở chùa Phước Huệ, cách đó 17 km cũng bị áp lực phải trục xuất. Giáo Hội Phật Giáo gởi tối hậu thơ buộc các tăng sinh phải rời khỏi chùa Phước Huệ thời hạn chót là ngày 30-11-2009.
Nhà cầm quyền CSVN tuyên bố vụ việc là do tranh chấp nội bộ giữa Phật giáo với nhau, tu mà tâm chưa tịnh.
Ông Bùi Hữu Đức, Vụ trưởng Vụ Phật Giáo chính thức lên án sư ông Nhất Hạnh. Tiếp theo, báo Công An Nhân dân đăng tải nhiều bài mạ lỵ Thích Nhất Hạnh.
Ngày 30-9-2009, sư ông Nhất Hạnh gởi một lá thư cho chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết xin che chở cho các tăng sinh Bát Nhã. Nguyễn Minh Triết cũng trở mặt. Không có hồi âm.
Ngày 2-10-2009, Nhất Hạnh gởi thơ cho các trí thức trong và ngoài nước, xin lên tiếng kịp thời che chở cho 400 người trẻ bị bao vây và đàn áp tại Bát Nhã.
Các tăng sinh Làng Mai giữ đúng tôn chỉ là chế ngự cơn giận, hoà giải hoà hợp và yêu thương đối với công an, nhưng rất tiếc, công an CS chưa giác ngộ.
Hoà giải hòa hợp phải được thực hiện bình đẳng và tự nguyện tự giác giữa hai bên mới được. Ngay cả nhà sư quốc doanh Thích Đức Nghi cũng lật lọng, tráo trở đối với người đồng đạo, nên thầy trò Nhất Hạnh bó tay.
Phật giáo chơi Phật giáo thì ai hòa giải với ai đây?
Nhớ lại, khi về VN, thầy Nhất Hạnh thực hiện hoà giải hòa hợp dân tộc theo nội dung NQ 36, tổ chức 3 Đại Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng ở 3 miền, Nam Trung Bắc, gọi là “Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan”, cầu nguyện giải trừ oan khổ.
Sư ông Nhất Hạnh bị VC chơi 3 cú đau hơn bị bò đá vào dế.
Trước năm 1975, thầy binh vực VC, chống VNCH, chống Mỹ, bị VNCH buộc phải lưu vong sau khi dự Đại hội Phật giáo ở Nhật Bản vào năm 1967. Binh vực VC mà bị VC đá, đó là cái đau thứ nhất.
Bị VC lợi dụng để quảng cáo cho việc thực hiện thành công NQ 36, bị mất trên một triệu đô la, và 400 tăng sinh bị đàn áp, cấm tụ tập tu hành.Đó là cái đau thứ hai, do thơ ngây không hiểu Cộng Sản.
Cái đau thứ ba là mắc cở với người quốc gia của VNCH, đau hơn bị bò đá mà phải ngậm đắng nuốc cay, chả dám hở môi với ai cả. Đó là cái đau nhất của một vị tu hành có tiếng tăm.
Bài học Làng Mai giúp chúng ta nhận chân về chiêu bài hoà giải hoà hợp của Việt Cộng.
Mục đích của Viện Trần Nhân Tông là: “Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời xuất bản những kết quả nghiên cứu”. Thế nhưng những ông tây bà đầm chẳng có tay nào làm công việc nghiên cứu về sử học, văn hoá, tôn giáo, triết học của Việt Nam cả, thì lấy cái gì mà xuất bản?
Ông chủ tịch Giải thưởng Trần Nhân Tông, Thomas Patterson, trước kia là một chiến binh Mỹ đã từng tham chiến ở VN, mà Hà Nội gọi chung là “đế quốc Mỹ xâm lược”, thế nhưng bây giờ ông đã “nhiều lần nhận xét rằng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một nhà lãnh đạo lớn, đức độ và tài năng như vua Trần Nhân Tông vậy”. (Bùi Tín)
Tuyên bố như vậy, thì chính là hạ nhục Trần Nhân Tông, chớ không phải vinh danh. Bởi vì, Trần Nhân Tông mà giống như Hồ Chí Minh thì hết chỗ chê rồi.
Viện Trần Nhân Tông chủ trương dùng âm nhạc xoá bỏ những khác biệt và xung đột là một chủ trương thật đáng buồn cười, vì âm nhạc đã có từ ngàn năm nay dưới biết bao nhiêu hình thức và thể loại, nhưng xung đột, tranh chấp, khủng bố ngày càng gia tăng…
Trong nội bộ những vị “chân tu” như Nhất Hạnh và Thích Đức Nghi mà không hoà giải với nhau được thì làm sao mà những người phàm phu tục tử, ngoại đạo, hoà giải và yêu thương nhau cho được. Hay là đề nghị tổng thống Mỹ thử dùng âm nhạc để hoà giải với giáo chủ Hồi giáo và tổng thống Iran, với TT Bashar al-Assad của Syria, hoặc Kim Jong-un xem sao?

ảo thuật vẹt
Kết
Có thể nói Tran Nhan Tong Academy made in Vi Xi Hà Nội, vì Viện được thành lập và điều hành bởi những đảng viên đã từng giữ những chức vụ cao cấp của chế độ độc tài Cộng Sản VN.
Hoà giải hoà hợp dân tộc là một chiêu bài của Nghị Quyết 36. Trước đây, thủ đoạn dùng “củi đậu nấu đậu”, tức là dùng Việt gian nằm vùng trong cộng đồng người Việt tỵ nạn CS để đánh phá các phong trào dân chủ và nhân quyền cho VN, thủ đoạn đó thất bại. Có thể chiến thuật mới là dùng người bản xứ đứng mũi chịu sào để đánh người tỵ nạn CS thì chắc ăn hơn.
Tóm lại, câu chuyện hoà giải giữa Làng Mai Bát Nhã của Thích Nhất Hạnh với Cộng Sản VN, là một bằng chứng cụ thể để chúng ta thấy rõ về NQ 36 của Việt Cộng. NQ 36 nhằm tiêu diệt tinh thần đấu tranh chống chế độ độc tài để đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Trúc GiangMinnesota tháng 10 năm 2012

Không có nhận xét nào: