Pages

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Yêu nước là phản động, chống ngoại xâm là thù địch?



VRNs (27.10.2012) – Arizona, USA – Tôi một người Việt tha hương chỉ biết đến sau khi nghe tin Trần Vũ Anh Bình (TVAB) 38 tuổi là một nhạc sĩ, được biết đến như là người chuyên viết về tình yêu quê hương đất nước, về con người Việt Nam hiền lành, mộc mạc, chân chất… Anh Bình cũng là ca viên ca đoàn liên xóm 7-8 giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài Gòn. Anh Bình có vợ và đứa con trai 7 tuổi. Anh bị bắt ngày 19.09.2011, đang bị giam tại số 4 Phan Đăng Lưu.
Tưởng rằng không có bằng chứng, và áp lực truyền thông trong cũng như ngoài nước lên tiếng, với sự can thiệp của các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhà cầm quyền csVN phải trả tự do cho TVAB từ lâu rồi, nhưng chờ mãi không thấy gì lại thấy thông báo sẽ đưa Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ra toà ngày 30/10.

Những sáng tác của TVAB cũng như Việt Khang (VK), làm tôi thật sự xúc động vì tình cảm yêu nước chân thật của TVAB và VK. Tôi ngưỡng mộ một tài năng, can trường xen lẫn một chút xấu hổ cho lớp người đi trước như tôi, đôi khi không can đảm nói lên lòng yêu nước khi ở trong môi trường và hoàn cảnh như hai nhạc sĩ trẻ này.
TVAB là một thanh niên gương mẫu đối với quốc gia dân tộc. Chẳng những TVAB yêu nước, mà còn dùng tài năng âm nhạc của mình kêu gọi những người khác đang còn hững hờ với quê hương, dân tộc. Đánh thức truyền thống hào hùng của tiền nhân nước Việt tự bao đời truyền lại cho con cháu, phần nào đang mai một, vì bị vùi dập bởi  csVN.
Là một Kitô hữu, TVAB nhiệt thành, thuần thục với giáo huấn cuả GH, chủ động dùng khả năng cuả mình đóng góp xây dựng một xã hội tốt hơn, có ý thức nhân bản hơn (nguyên tắc bổ trợ  HTXHCG, 189 dạy rằng: Một hệ luận điển hình của nguyên tắc bổ trợ là sự tham gia, được thực hiện qua một loạt hoạt động mà nhờ đó các công dân, với tư cách cá nhân hay liên kết với người khác, góp phần vào đời sống văn hoá, kinh tế, chính trị và xã hội của cộng đồng dân sự mà họ là thành viên. Tham gia là một nghĩa vụ, mọi người phải chu toàn có ý thức, với tinh thần trách nhiệm để nhắm tới công ích”).
Những bài nhạc yêu nước cuả TVAB mang ít nhiều âm hưởng tinh thần Đấng đánh kính cố HY FX Nguyễn Văn Thuận. Trong bài Con Có Một Tổ Quốc, ngài nói: “là người CG, con phải yêu Tổ Quốc gấp bội, Chúa daỵ con, Hội thánh bảo con.”
Với tình tự dân tộc dạt dào trong những bài hát do TVAB sáng tác, như cuả tất cả người dân yêu nước, yêu đồng bào thắm thiết, mong muốn một VN tiến lên, rạng rỡ với thế giới văn minh.
Lời ca cứ đi theo và vang vọng trong tôi mãi:
Người Việt Nam rợp bước trời đông
Người Việt Nam chung chí một lòng
Cùng đứng lên tiếp bước oai hùng,
Người Việt Nam tiến lên
Việt Nam tiến lên
Việt Nam tiến lên
Cho quê hương ngời sáng
Trời đông thêm rạng ngời”
TVAB thể hiện tình yêu tổ quốc VN, lời nhạc tha thiết nói lên tấm lòng cuả anh với đất nước này, lan toả ra kêu gọi lòng yêu nước của bao người dân VN. Hãy đóng góp hành động cụ thể để bảo vệ non sông, cùng tiến lên không hổ con Rồng cháu Tiên. Không thể nào là chống đối nhà nước, ngoại trừ nhà nước đó đang thuộc ngoại bang, nên chống ngoại xâm là chống nhà nước.
Trước sau vẫn hồn nhạc của TVAB vẫn là ca tụng truyền thống hào hùng của tổ tiên, lòng ái quốc của bao thế hệ thanh niên VN lên đường chống giặc ngoài xâm, bất khuất trước cường địch.
Tình yêu gia đình cuả TVAB cũng không kém phần tha thiết, lời ca nhẹ nhàng, đơn giản, dễ hiểu diễn tả cảm xúc cuả người con, làm xúc động người nghe. Khi kể đến sự hy sinh, và tình yêu cuả cha: “Đêm từng đêm trôi qua, người cha mà con yêu thương âm thầm bước từng bước dài. Đôi vai ông giờ đây gầy khô xanh xao trông tựa lá vàng úa màu. Bao nhiêu năm công ơn cha cưu mang nâng niu con thơ ngây và bao gian truân phong ba”.
Nhân cách như thế, tình cảm như thế, TVAB  không thể là tội phạm, mà ngược lại anh còn là gương mẫu cho thế hệ trẻ ngày này, làm chạnh lòng những thế hệ đi trước còn thờ ơ, sợ hãi, lẩn trốn trách nhiệm với tổ quốc, dân tộc VN.
Việc cố gán ghép VK và TVAB vào điều 88 BLHS là một sai lầm. Bản chất cuả điều 88 đã vi hiến, vi phạm công ước quốc tế. Cụ thể là vi phạm vào điều 69 HP: “Công dân có quyền tự do ngôn luân, tự do báo chí, quyền thông tin, tự do lập hội, hội họp, biểu tình …”
Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị: Quyền tự do cá nhân được hiểu theo nghĩa tự do di chuyểntự do tư tưởngtự do lương tâm và tự do tôn giáotự do phát biểu và giữ quan điểm mà không bị ai can thiệp, tự do lập hội và hội họp, tự do lập gia đìnhquyền khai sinh, và quyền bí mật đời tư (các điều 12, 13, 17 – 24).
Chính phủ các nước cùng tham gia công ước này, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng đòi huỷ bỏ các điều 79 và 88 BLHS. Nhân dân trong nước phẫn nộ, vì tính chất mơ hồ cuả nó, chỉ dùng để bịt miệng người dân lên tiếng chỉ trích những sai lầm, thất bại, xấu xa của nhà nước hiện nay.
Lý Liêm, VRNs tại  Arizona

Không có nhận xét nào: