Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một đại diện của tổ chức đấu tranh dân chủ 8406, bị bắt giam từ tháng 9/2008, với bản án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế. Ông là người bị án nặng nhất trong vụ án xét xử những người tổ chức treo biểu ngữ và rải truyền đơn kêu gọi dân chủ tại cầu vượt Lạch Tray (Hải Phòng) và Lai Cách (Hải Dương), tháng 8/2008. Ông bị nhiều bệnh tật nặng nề hành hạ và hiện đang bị giam giữ tại trại giam số 6 (Thanh Chương - Nghệ An), cùng với blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được trao giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett năm 2011, cùng với 7 nhà tranh đấu nhân quyền Việt Nam khác. Giải thưởng này tôn vinh những nhà tranh đấu nhân quyền bị chính quyền đàn áp vì các hoạt động phổ biển thông tin và quan điểm.
Bên cạnh nỗi lo âu thường trực về sinh mạng của người chồng đang bị giam cầm trong hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt, trong cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Nga thường nhắc đến một ưu tư lớn khác của bà là làm sao có nhiều người "lên tiếng giúp đỡ những người hiện đang còn trong tù, những người nổi tiếng, cũng như những người không nổi tiếng". Vì bà hiểu "cuộc sống trong tù dưới chế độ cộng sản" qua những chứng kiến và cảm nghiệm của bản thân. Bà hy vọng "mọi người lên tiếng mạnh mẽ, nhiều, để cho họ trùng đôi tay tàn bạo của họ xuống" đối với những tù nhân như ông Nguyễn Xuân Nghĩa và "tất cả những tù nhân khác ở trong đất nước Việt Nam này". Bà đặc biệt tố cáo hệ thống nhà tù Việt Nam đày ải "những người tù chính trị (vốn) đã phải vào tù rồi lại còn bị (thêm) một lần tù nữa" (tức bị biệt giam), chỉ cần làm khác ý các quản giáo là bị hành hạ, trừng phạt dã man.
RFI : Xin chào bà Nguyễn Thị Nga. Sau khi ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị trấn áp vì tiết lộ việc blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đang tuyệt thực, nhiều người rất lo ngại cho số phận của ông. Xin bà cho biết cụ thể về tình trạng của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, hiện đang bị giam giữ tại trại giam tỉnh Nghệ An.
Bà Nguyễn Thị Nga : Tôi rất là lo lắng cho ông ấy từ hôm ấy (tức ngày 17/07). Cách hai ngày hôm sau, thì con của anh Điếu Cày có vào, do sức ép của gia đình, công luận này khác, thì họ cũng cho con trai của anh Điếu Cày vào. Thì lúc cháu ra nói với tôi rằng, bố cháu nói là bác Nghĩa đang bị « kỷ luật » từ hôm ấy.
Từ hôm ấy, cũng chưa có được thông tin gì, nhưng tôi cũng đã biết được là chồng tôi, ở trong đấy kỷ luật thì chỉ có một là biệt giam và hai là cùm chân. Thế thì ông Nghĩa thì đã thường bị biệt giam ở trại Nam Hà. Trong hai năm rưỡi, anh ấy đã từng bị biệt giam ba lần. Thì khi đến gặp tôi (lần này), thì chồng tôi cũng có nói rằng … cực khổ lắm. Họ cho vào một cái gian nhà tăm tối, rồi trong nhà không có đồ dùng gì, ngoài cái nhà vệ sinh trong một buồng biệt giam như thế. Tôi rất đau lòng, rất là lo lắng cho chồng tôi, nhưng bây giờ cũng không biết làm thế nào. Cũng mong đợi một ngày tới đây (vào giữa tháng tới) là đúng một tháng, thì tôi sẽ lên xem là anh ấy bị hình thức « kỷ luật » như thế nào. Vì chặng đường rất là xa anh ạ. Vào trong ấy, miền Trung, là 500 cây số. Nếu vào mà chưa đến tháng, thì họ cũng không bao giờ cho gặp thêm, vì mình đã thăm gặp rồi.
Nhân đây, tôi cũng muốn gửi thông điệp tới mọi người rằng làm sao ngăn chặn được bàn tay của họ. Khi những người tù chính trị đã phải vào tù rồi lại còn bị một lần tù nữa (tức bị biệt giam, đày ải trong tù). Một lần tù chỉ vì sai ý của họ thôi. Ví dụ, anh ấy nói chuyện là, chỉ có bàn luận hôm Quốc hội họp trên truyền hình – buổi tối các anh ấy xem TV có bàn luận này khác – nếu mà khác ý họ, hay làm họ phật ý một cái gì, thì họ mượn bàn tay của người khác, họ vu cáo anh ấy là thế này, thế kia, rồi là « tuyên truyền » ở trong ấy. Thế là lập tức họ gửi anh ấy sang một trại khác, họ biệt giam ba tháng. Sau khi hết ba tháng rồi, họ lại tiếp tục ký một cái lệnh biệt giam sáu tháng nữa. Thì cái đợt hai, anh thực thi được mấy ngày, thì họ chuyển anh ấy về trại Nghệ An.
Ông xã nhà tôi đối mặt với bao nhiêu bệnh tật, chính là khối u thành kén… anh ấy đi tiểu rất nhiều lần. Khi chuyển về trại Nghệ An, lại còn bị trĩ, trĩ độ 3, nên không thể đùn đẩy được nữa, thì trại giam họ mới cho cắt. Ngoài ra, còn bệnh sỏi thận nữa. Cái đợt trước, chắc là qua việc cắt trĩ, thì thấy hành xử của họ đối với gia đình tôi. Họ không từ một cái hành động dã man nào, đối xử với những tù nhân ở trong ấy. Ví dụ như hôm vừa rồi gặp chồng tôi, thì có hỏi anh là gửi cho anh thùng hàng anh có nhận được không, thì khi anh nhận được thùng hàng thì thối tha hết, chuột cắn… Họ vô lương tâm, vô trách nhiệm, họ vứt thùng hàng vào trong kho… Họ chỉ muốn giết mình thôi, họ tìm cách hành hạ mình một cách thật là tàn khốc để cho sức khỏe mình suy kiệt, để mình chết đi.
Qua đây, tôi thấy rằng rất là lo lắng cho tình trạng sức khỏe của chồng tôi. Nhân đây, tôi cũng nhắn gửi với mọi người rằng, lên tiếng nhiều và ngăn chặn bàn tay tàn độc của họ, đối với những tù nhân chính trị. Qua trang mạng tôi đọc thấy cháu Lê Sơn (blogger Paulus Lê Văn Sơn bị án tù 4 năm, hiện bị giam tại Hà Nam) cũng thế, bị họ đánh gẫy chân. Thế cho nên là, đã lên tiếng thì lên tiếng cho nhiều người, cho tất cả mọi tù nhân. Hành động biệt giam của họ là vô cùng tàn nhẫn và vô nhân đạo. Tôi đã biết hết tất cả qua mấy nhà tù, qua chồng tôi.
RFI : Xin bà cho biết thêm về hoàn cảnh hiện tại của gia đình mình.
Bà Nguyễn Thị Nga : Hiện tại, thì ở gia đình các cháu thì không ở nhà, có cháu đi làm xa lắm. Có một cháu mới học xong, cháu luôn luôn bị công an rình rập, gây áp lực lên gia đình tôi rất nhiều. Cháu học đại học địa chất, cháu là kỹ sư ngành dầu khí. Nhưng mà, cùng lớp với cháu, qua các đợt thi tuyển các bạn của cháu đi làm hết rồi. Còn cháu là họ gây sức ép. Khi cháu ra trường, cháu có xin được vào một công ty kỹ năng sống theo mô hình của Singapore, thì cháu là ứng viên cho lớp ấy, nhưng công an họ cũng tìm đến lớp ấy để trục xuất cháu đi khỏi. Sau đó cháu lại phải tìm đến một cái hãng giày lớn ở Hà Nội, làm nhân viên cho hãng, nhưng liên tục công an quận Hoàn Kiếm đến. Cuối cùng họ làm cho cửa hàng phiền quá nhiều, nên sếp của cháu làm ở đấy nữa. Bây giờ, thực trạng là cháu lang thang không có việc. Cháu kia thì cũng mới học hàng hải ra trường mới đi làm mấy tháng.
Trước đây lúc cháu đang học trong trường đại học ấy, (trường Địa chất), thì cháu có đi tham gia biểu tình với bố cháu, năm ấy cháu là sinh viên năm thứ nhất. Thế là đã vào ống kính của công an. Thế rồi, sau đó cháu đi biểu tình một, hai đợt nữa, thế là họ đến trực tiếp ở trường, họ làm khó dễ. Với lại, cháu còn theo một khóa học (về đấu tranh bất bạo động) ở bên Thái Lan. Khi về họ làm cho khổ lắm.
Gia đình hoàn cảnh rất là khó khăn, vì trước đây anh Nghĩa ở nhà cáng đáng được tất cả các công việc, thí dụ như đánh máy, soạn thảo văn bản… anh ấy là một người viết văn nữa, nên khách hàng đến rất là nhiều. Từ khi anh ấy bị bắt đến giờ, thì nói thật là tôi cũng không kham nổi, nên cửa hàng cũng ít khách đi. Còn các cháu tuy là học cao, học nhiều, nhưng cũng chưa có kết quả. Hơn nữa là chồng tôi lại tù đày. Nếu như nhà tù ở gần, thì đỡ, bây giờ đi lại rất xa. Mỗi lần đi gặp chồng tôi phải nghỉ ba ngày đóng cửa hàng…. Vất vả gian truân anh ạ. Nói chung là mọi người cùng khó khăn như mình thôi, nhưng qua đây cái lời chia sẻ anh hỏi thì tôi cũng muốn trả lời cái hoàn cảnh của gia đình tôi là như thế.
RFI : Xin bà cho biết những suy nghĩ của bà về các hoạt động của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, dẫn đến việc ông bị tù đầy như vậy ?
Bà Nguyễn Thị Nga : Tôi rất là trân trọng ái mộ, ngưỡng mộ cái việc của chồng tôi. Vì tôi nghĩ rằng là bản thân chồng tôi là một nhà văn. Mà nghề của một nhà văn thì phải đấu tranh với cái xấu của xã hội. Chồng tôi thấy cái thể chế chính trị ở Việt Nam thế này…ở chế độ độc đảng như thế này, thì họ luôn luôn chỉ có tham nhũng và cai trị ngồi lên đầu dân. Cho nên, tất cả những cái gì mà chồng tôi làm, tôi thấy đều là đúng. Ngoài cái việc anh ấy treo khẩu hiệu bảo vệ biển đảo, anh ấy còn viết rất nhiều bài ở trên các trang mạng. Thí dụ như cái đợt mà anh ấy và cháu Nghiên (chị Phạm Thanh Nghiên) và bác Quận (ông Vũ Cao Quận), có ký vào một cái đơn xin biểu tình. Cái thời gian đó là lúc đất nước lâm vào cảnh lạm phát, thì thấy mọi người cực khổ, thấy mọi người dân ở vùng sâu, vùng xa, rồi những người đánh giầy… Những người công nhân, thì anh ấy nói rằng có mặt bằng để đấu tranh đòi tăng lương, còn những người bán hàng rong, những cháu bé đánh giầy thì không có, thì bây giờ muốn đánh thức chính phủ, muốn xin một cuộc biểu tình ôn hòa, bất bạo động, đi vòng quanh Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Những cái ấy chồng tôi làm hoàn toàn đúng luật pháp, chỉ có chính phủ không tuân thủ luật pháp. Tức điều 69 trong Hiến Pháp (1992) nói rằng mọi người dân được phép biểu tình, nhưng biểu tình phải xin phép. Tuy nhiên, xin phép họ lại không cho. Tôi thấy đây là một điều rất là vô lý : Khi ra luật Mẹ rồi, thì còn bao nhiêu luật con của Bộ Công an ra để tước bỏ cái quyền của người dân. Thì chồng tôi đòi hỏi chính phủ là phải tuân theo, Nhà nước này phải tuân theo Hiến pháp đã ban hành, tức là tuân theo luật Mẹ.
Tôi thấy việc làm của chồng tôi không có gì là sai cả ! Từ treo khẩu hiệu bảo vệ biển đảo, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tự do dân chủ nhân quyền cho mọi người, và viết các bài trên mạng đòi chính phủ phải thực thi theo Hiến pháp và luật pháp. Nhưng mà, với chế độ một đảng này, tôi thấy họ thích một đảng để chẳng phải chạy theo ai cả. Cho nên, khi đã đòi đến đa đảng, thì họ rất là ghét, và chính vì thế mà họ đưa chồng tôi vào tù. Tôi thấy việc làm của họ không có gì đúng đắn, còn việc làm của chồng tôi là đúng theo luật pháp ngay trong nước và của công ước quốc tế.
RFI : Trước khi chia tay, bà có chia sẻ gì thêm với thính giả ?
Bà Nguyễn Thị Nga : Tôi cũng muốn mọi người lên tiếng giúp đỡ những người hiện đang còn trong tù, những người nổi tiếng, cũng như những người không nổi tiếng. Vì cuộc sống trong tù dưới chế độ cộng sản cực kỳ khổ hạnh. Họ sẵn sàng đưa mình vào tù, bắt mình trong gang, trong tấc. Tôi rất muốn là mọi người lên tiếng mạnh mẽ, nhiều, để cho họ trùng đôi tay tàn bạo của họ xuống đối với những tù nhân như chồng tôi và tất cả những tù nhân khác ở trong đất nước Việt Nam này.
RFI xin cảm ơn bà Nguyễn Thị Nga đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được trao giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett năm 2011, cùng với 7 nhà tranh đấu nhân quyền Việt Nam khác. Giải thưởng này tôn vinh những nhà tranh đấu nhân quyền bị chính quyền đàn áp vì các hoạt động phổ biển thông tin và quan điểm.
Bên cạnh nỗi lo âu thường trực về sinh mạng của người chồng đang bị giam cầm trong hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt, trong cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Nga thường nhắc đến một ưu tư lớn khác của bà là làm sao có nhiều người "lên tiếng giúp đỡ những người hiện đang còn trong tù, những người nổi tiếng, cũng như những người không nổi tiếng". Vì bà hiểu "cuộc sống trong tù dưới chế độ cộng sản" qua những chứng kiến và cảm nghiệm của bản thân. Bà hy vọng "mọi người lên tiếng mạnh mẽ, nhiều, để cho họ trùng đôi tay tàn bạo của họ xuống" đối với những tù nhân như ông Nguyễn Xuân Nghĩa và "tất cả những tù nhân khác ở trong đất nước Việt Nam này". Bà đặc biệt tố cáo hệ thống nhà tù Việt Nam đày ải "những người tù chính trị (vốn) đã phải vào tù rồi lại còn bị (thêm) một lần tù nữa" (tức bị biệt giam), chỉ cần làm khác ý các quản giáo là bị hành hạ, trừng phạt dã man.
RFI : Xin chào bà Nguyễn Thị Nga. Sau khi ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị trấn áp vì tiết lộ việc blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đang tuyệt thực, nhiều người rất lo ngại cho số phận của ông. Xin bà cho biết cụ thể về tình trạng của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, hiện đang bị giam giữ tại trại giam tỉnh Nghệ An.
Bà Nguyễn Thị Nga : Tôi rất là lo lắng cho ông ấy từ hôm ấy (tức ngày 17/07). Cách hai ngày hôm sau, thì con của anh Điếu Cày có vào, do sức ép của gia đình, công luận này khác, thì họ cũng cho con trai của anh Điếu Cày vào. Thì lúc cháu ra nói với tôi rằng, bố cháu nói là bác Nghĩa đang bị « kỷ luật » từ hôm ấy.
Từ hôm ấy, cũng chưa có được thông tin gì, nhưng tôi cũng đã biết được là chồng tôi, ở trong đấy kỷ luật thì chỉ có một là biệt giam và hai là cùm chân. Thế thì ông Nghĩa thì đã thường bị biệt giam ở trại Nam Hà. Trong hai năm rưỡi, anh ấy đã từng bị biệt giam ba lần. Thì khi đến gặp tôi (lần này), thì chồng tôi cũng có nói rằng … cực khổ lắm. Họ cho vào một cái gian nhà tăm tối, rồi trong nhà không có đồ dùng gì, ngoài cái nhà vệ sinh trong một buồng biệt giam như thế. Tôi rất đau lòng, rất là lo lắng cho chồng tôi, nhưng bây giờ cũng không biết làm thế nào. Cũng mong đợi một ngày tới đây (vào giữa tháng tới) là đúng một tháng, thì tôi sẽ lên xem là anh ấy bị hình thức « kỷ luật » như thế nào. Vì chặng đường rất là xa anh ạ. Vào trong ấy, miền Trung, là 500 cây số. Nếu vào mà chưa đến tháng, thì họ cũng không bao giờ cho gặp thêm, vì mình đã thăm gặp rồi.
Nhân đây, tôi cũng muốn gửi thông điệp tới mọi người rằng làm sao ngăn chặn được bàn tay của họ. Khi những người tù chính trị đã phải vào tù rồi lại còn bị một lần tù nữa (tức bị biệt giam, đày ải trong tù). Một lần tù chỉ vì sai ý của họ thôi. Ví dụ, anh ấy nói chuyện là, chỉ có bàn luận hôm Quốc hội họp trên truyền hình – buổi tối các anh ấy xem TV có bàn luận này khác – nếu mà khác ý họ, hay làm họ phật ý một cái gì, thì họ mượn bàn tay của người khác, họ vu cáo anh ấy là thế này, thế kia, rồi là « tuyên truyền » ở trong ấy. Thế là lập tức họ gửi anh ấy sang một trại khác, họ biệt giam ba tháng. Sau khi hết ba tháng rồi, họ lại tiếp tục ký một cái lệnh biệt giam sáu tháng nữa. Thì cái đợt hai, anh thực thi được mấy ngày, thì họ chuyển anh ấy về trại Nghệ An.
Ông xã nhà tôi đối mặt với bao nhiêu bệnh tật, chính là khối u thành kén… anh ấy đi tiểu rất nhiều lần. Khi chuyển về trại Nghệ An, lại còn bị trĩ, trĩ độ 3, nên không thể đùn đẩy được nữa, thì trại giam họ mới cho cắt. Ngoài ra, còn bệnh sỏi thận nữa. Cái đợt trước, chắc là qua việc cắt trĩ, thì thấy hành xử của họ đối với gia đình tôi. Họ không từ một cái hành động dã man nào, đối xử với những tù nhân ở trong ấy. Ví dụ như hôm vừa rồi gặp chồng tôi, thì có hỏi anh là gửi cho anh thùng hàng anh có nhận được không, thì khi anh nhận được thùng hàng thì thối tha hết, chuột cắn… Họ vô lương tâm, vô trách nhiệm, họ vứt thùng hàng vào trong kho… Họ chỉ muốn giết mình thôi, họ tìm cách hành hạ mình một cách thật là tàn khốc để cho sức khỏe mình suy kiệt, để mình chết đi.
Qua đây, tôi thấy rằng rất là lo lắng cho tình trạng sức khỏe của chồng tôi. Nhân đây, tôi cũng nhắn gửi với mọi người rằng, lên tiếng nhiều và ngăn chặn bàn tay tàn độc của họ, đối với những tù nhân chính trị. Qua trang mạng tôi đọc thấy cháu Lê Sơn (blogger Paulus Lê Văn Sơn bị án tù 4 năm, hiện bị giam tại Hà Nam) cũng thế, bị họ đánh gẫy chân. Thế cho nên là, đã lên tiếng thì lên tiếng cho nhiều người, cho tất cả mọi tù nhân. Hành động biệt giam của họ là vô cùng tàn nhẫn và vô nhân đạo. Tôi đã biết hết tất cả qua mấy nhà tù, qua chồng tôi.
RFI : Xin bà cho biết thêm về hoàn cảnh hiện tại của gia đình mình.
Bà Nguyễn Thị Nga : Hiện tại, thì ở gia đình các cháu thì không ở nhà, có cháu đi làm xa lắm. Có một cháu mới học xong, cháu luôn luôn bị công an rình rập, gây áp lực lên gia đình tôi rất nhiều. Cháu học đại học địa chất, cháu là kỹ sư ngành dầu khí. Nhưng mà, cùng lớp với cháu, qua các đợt thi tuyển các bạn của cháu đi làm hết rồi. Còn cháu là họ gây sức ép. Khi cháu ra trường, cháu có xin được vào một công ty kỹ năng sống theo mô hình của Singapore, thì cháu là ứng viên cho lớp ấy, nhưng công an họ cũng tìm đến lớp ấy để trục xuất cháu đi khỏi. Sau đó cháu lại phải tìm đến một cái hãng giày lớn ở Hà Nội, làm nhân viên cho hãng, nhưng liên tục công an quận Hoàn Kiếm đến. Cuối cùng họ làm cho cửa hàng phiền quá nhiều, nên sếp của cháu làm ở đấy nữa. Bây giờ, thực trạng là cháu lang thang không có việc. Cháu kia thì cũng mới học hàng hải ra trường mới đi làm mấy tháng.
Trước đây lúc cháu đang học trong trường đại học ấy, (trường Địa chất), thì cháu có đi tham gia biểu tình với bố cháu, năm ấy cháu là sinh viên năm thứ nhất. Thế là đã vào ống kính của công an. Thế rồi, sau đó cháu đi biểu tình một, hai đợt nữa, thế là họ đến trực tiếp ở trường, họ làm khó dễ. Với lại, cháu còn theo một khóa học (về đấu tranh bất bạo động) ở bên Thái Lan. Khi về họ làm cho khổ lắm.
Gia đình hoàn cảnh rất là khó khăn, vì trước đây anh Nghĩa ở nhà cáng đáng được tất cả các công việc, thí dụ như đánh máy, soạn thảo văn bản… anh ấy là một người viết văn nữa, nên khách hàng đến rất là nhiều. Từ khi anh ấy bị bắt đến giờ, thì nói thật là tôi cũng không kham nổi, nên cửa hàng cũng ít khách đi. Còn các cháu tuy là học cao, học nhiều, nhưng cũng chưa có kết quả. Hơn nữa là chồng tôi lại tù đày. Nếu như nhà tù ở gần, thì đỡ, bây giờ đi lại rất xa. Mỗi lần đi gặp chồng tôi phải nghỉ ba ngày đóng cửa hàng…. Vất vả gian truân anh ạ. Nói chung là mọi người cùng khó khăn như mình thôi, nhưng qua đây cái lời chia sẻ anh hỏi thì tôi cũng muốn trả lời cái hoàn cảnh của gia đình tôi là như thế.
RFI : Xin bà cho biết những suy nghĩ của bà về các hoạt động của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, dẫn đến việc ông bị tù đầy như vậy ?
Bà Nguyễn Thị Nga : Tôi rất là trân trọng ái mộ, ngưỡng mộ cái việc của chồng tôi. Vì tôi nghĩ rằng là bản thân chồng tôi là một nhà văn. Mà nghề của một nhà văn thì phải đấu tranh với cái xấu của xã hội. Chồng tôi thấy cái thể chế chính trị ở Việt Nam thế này…ở chế độ độc đảng như thế này, thì họ luôn luôn chỉ có tham nhũng và cai trị ngồi lên đầu dân. Cho nên, tất cả những cái gì mà chồng tôi làm, tôi thấy đều là đúng. Ngoài cái việc anh ấy treo khẩu hiệu bảo vệ biển đảo, anh ấy còn viết rất nhiều bài ở trên các trang mạng. Thí dụ như cái đợt mà anh ấy và cháu Nghiên (chị Phạm Thanh Nghiên) và bác Quận (ông Vũ Cao Quận), có ký vào một cái đơn xin biểu tình. Cái thời gian đó là lúc đất nước lâm vào cảnh lạm phát, thì thấy mọi người cực khổ, thấy mọi người dân ở vùng sâu, vùng xa, rồi những người đánh giầy… Những người công nhân, thì anh ấy nói rằng có mặt bằng để đấu tranh đòi tăng lương, còn những người bán hàng rong, những cháu bé đánh giầy thì không có, thì bây giờ muốn đánh thức chính phủ, muốn xin một cuộc biểu tình ôn hòa, bất bạo động, đi vòng quanh Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Những cái ấy chồng tôi làm hoàn toàn đúng luật pháp, chỉ có chính phủ không tuân thủ luật pháp. Tức điều 69 trong Hiến Pháp (1992) nói rằng mọi người dân được phép biểu tình, nhưng biểu tình phải xin phép. Tuy nhiên, xin phép họ lại không cho. Tôi thấy đây là một điều rất là vô lý : Khi ra luật Mẹ rồi, thì còn bao nhiêu luật con của Bộ Công an ra để tước bỏ cái quyền của người dân. Thì chồng tôi đòi hỏi chính phủ là phải tuân theo, Nhà nước này phải tuân theo Hiến pháp đã ban hành, tức là tuân theo luật Mẹ.
Tôi thấy việc làm của chồng tôi không có gì là sai cả ! Từ treo khẩu hiệu bảo vệ biển đảo, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tự do dân chủ nhân quyền cho mọi người, và viết các bài trên mạng đòi chính phủ phải thực thi theo Hiến pháp và luật pháp. Nhưng mà, với chế độ một đảng này, tôi thấy họ thích một đảng để chẳng phải chạy theo ai cả. Cho nên, khi đã đòi đến đa đảng, thì họ rất là ghét, và chính vì thế mà họ đưa chồng tôi vào tù. Tôi thấy việc làm của họ không có gì đúng đắn, còn việc làm của chồng tôi là đúng theo luật pháp ngay trong nước và của công ước quốc tế.
RFI : Trước khi chia tay, bà có chia sẻ gì thêm với thính giả ?
Bà Nguyễn Thị Nga : Tôi cũng muốn mọi người lên tiếng giúp đỡ những người hiện đang còn trong tù, những người nổi tiếng, cũng như những người không nổi tiếng. Vì cuộc sống trong tù dưới chế độ cộng sản cực kỳ khổ hạnh. Họ sẵn sàng đưa mình vào tù, bắt mình trong gang, trong tấc. Tôi rất muốn là mọi người lên tiếng mạnh mẽ, nhiều, để cho họ trùng đôi tay tàn bạo của họ xuống đối với những tù nhân như chồng tôi và tất cả những tù nhân khác ở trong đất nước Việt Nam này.
RFI xin cảm ơn bà Nguyễn Thị Nga đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét