Chẳng nơi đâu như ở Việt Nam. Thương lái nước ngoài có thể thao túng giá cả, thị trường, xu hướng các loại hàng hóa nông sản, không cần phải nói với ai, dễ dàng như trong một cái chợ làng
Hơn 100 tấm biển quảng cáo bằng tiếng Trung “lấn át” tiếng Việt đã được Bắc Ninh dỡ bỏ. Trong khi đó, ở Thủ đô, một vị Phó ban Tuyên giáo khẳng định dứt khoát sẽ xử lý nghiêm khắc “Nếu biển hiệu chữ Trung Quốc sử dụng phổ biến ở nơi nào đó của Hà Nội, để trở thành hiện tượng”.
Chuyện dẹp bỏ những tấm biển chữ nước ngoài “lấn át” tiếng Việt cho thấy một sự thật khôi hài: Cơ quan quản lý không thấy, trước khi được báo chí “nhìn thấy” hộ. Bằng chứng là ngoài Bắc Ninh, có hẳn những “Phố Trung Quốc giữa lòng Hạ Long. Còn ngay chính tại Bắc Ninh, làng nghề Việt từ rất lâu đã trở thành “Phố Tàu”.
Hơn 100 tấm biển quảng cáo bằng tiếng Trung “lấn át” tiếng Việt đã được Bắc Ninh dỡ bỏ. Trong khi đó, ở Thủ đô, một vị Phó ban Tuyên giáo khẳng định dứt khoát sẽ xử lý nghiêm khắc “Nếu biển hiệu chữ Trung Quốc sử dụng phổ biến ở nơi nào đó của Hà Nội, để trở thành hiện tượng”.
Chuyện dẹp bỏ những tấm biển chữ nước ngoài “lấn át” tiếng Việt cho thấy một sự thật khôi hài: Cơ quan quản lý không thấy, trước khi được báo chí “nhìn thấy” hộ. Bằng chứng là ngoài Bắc Ninh, có hẳn những “Phố Trung Quốc giữa lòng Hạ Long. Còn ngay chính tại Bắc Ninh, làng nghề Việt từ rất lâu đã trở thành “Phố Tàu”.
Cái biển quảng cáo, hình thức bên ngoài của giao dịch thương mại, to đến như vậy, còn nhìn mãi không thấy, huống hồ những câu chuyện bên trong.
Hôm đầu tuần, Quản lý thị trường phát hiện ra một vụ buôn bán lạ khi 5 tấn khoai tây Trung Quốc được vận chuyển từ TP HCM lên Đà Lạt. Có quá nhiều điều “to như con voi” có thể thấy trong bản tin nhỏ này. Thứ nhất, khoai tây Trung Quốc vượt hàng ngàn km để vào Nam rồi lên Tây Nguyên. Thứ hai, thị trường của khoai tây Trung Quốc giờ đã lên đến Đà Lạt, một vựa khoai tây của cả nước. Gọi là một cuộc xâm lăng cũng đúng. Và chuyện các thương lái người Việt, giữa vựa khoai tây, nhập khoai tàu về “bôi đất đỏ” cho giống khoai tây ta để lừa đồng bào dường như hàm chứa trong đó điều mà chúng ta gọi là nồi da xáo thịt.
Củ khoai tây tàu giữa vựa khoai tây ta, dẫu sao cũng là điều dễ thấy, dễ xử lý dù về bản chất, nó không thuần túy chỉ là câu chuyện gian lận thương mại. Có nhiều thứ khác, chúng ta, một cách thụ động, hoàn toàn không hiểu.
Trong vài ngày qua, khi giá thịt heo mỡ tăng các tỉnh Nam bộ đang tăng chóng mặt. Nguyên do, thương lái Trung Quốc mở chiến dịch thu gom loại thịt heo (mỡ) mà thị trường trong nước trước nay chỉ lắc đầu chê ỏng chê eo.
Đừng trách bà con nông dân nếu như ngày mai, tuần tới, tháng sau, họ đổ xô vào nuôi heo mỡ, và sau đó, ế chỏng ế chơ khi thương lái Trung Quốc ngừng mua- như bao nhiêu ví dụ tày liếp. Nông dân đã sống triền miên với chữ lỗ. Và được giá là họ cứ hẵng mừng cái đã. Cũng còn bởi, ngay tại Thủ đô, dân Cổ Nhuế đang bỏ hết cả việc để đi săn đỉa để “bán cho Trung Quốc với giá 800 ngàn đồng/kg”.
Và cũng còn bởi đã có ai, đã có cơ quan chức năng nào trả lời cho họ câu hỏi tưởng đơn giản: Thương lái Trung Quốc mua heo mỡ, mua đỉa, mua rễ hồ tiêu, mua…tòan những thứ kỳ quái đó để làm gì?
Chẳng nơi đâu như ở Việt Nam. Thương lái nước ngoài có thể thao túng giá cả, thị trường, xu hướng các loại hàng hóa nông sản, không cần phải nói với ai, dễ dàng như trong một cái chợ làng. Việc dẹp bỏ những tấm biển chữ Trung, vì thế, đâu có phải là cách để hai chữ thương mại, dù sẽ có những cái chặc lưỡi rằng chỉ là tiểu ngạch, là thương lái, có thể tồn tại một cách trong sạch!
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét