Pages

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

'Việt Nam quan trọng với Hoa Kỳ'


Vào chiều ngày 25/07/2013, sau khi gặp Tổng thống Barack Obama, Chủ tịch nước Việt Nam sẽ có bài thuyết trình tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt đã phỏng vấn ông Ernest Bower, một chuyên gia theo dõi quan hệ Mỹ Việt lâu năm và hiện là cố vấn cao cấp cho viện nghiên cứu có uy tín này.

Tôi cho rằng quan hệ Mỹ-Việt có thể là đã đạt tới gần tầm cao kể từ khi hai nước tái lập quan hệ vào đầu thập niên 1990. Tôi cũng nghĩ rằng việc người đứng đầu nhà nước Việt Nam xuất hiện tại một viện nghiên cứu có tầm cỡ tại Washington với một bài thuyết trình về chính sách, về địa chính trị, về chiến lược là việc mà dường như là từ trước tới nay chưa từng có tại đây.
BBCThưa ông, trong chừng mực nào có thể coi chuyến đi của Chủ tịch Sang tới Hoa Kỳ là có giá trị lịch sử?

BBC:Các quyết định có ‎mức độ quan trọng về kinh tế và chính trị cần phải đạt được sự đồng thuận của nhân sự Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông có nghĩ rằng ông Chủ tịch Sang có thể tiếp thị được, và tiếp thị có hiệu quả, khi ông trở về nước từ những gì mà Tổng thống Obama chào hàng trong chuyến đi này hay không?
"Washington đang đặt cược vào tầm quan trọng của việc tạo đà và khích lệ đối với những thành viên của Bộ Chính Trị và Ủy viên Trung ương Đảng muốn đi xa hơn trong quan hệ hai nước và tiến thêm nữa trong những bước cải cách và tiến thêm nữa trong những bước cải cách"
Đó là câu hỏi khó để trả lời. Có thể chỉ có những lá phiếu của Bộ Chính Trị mới có thể trả lời được câu hỏi này. Nhưng đó là câu hỏi hay, và tôi nghĩ rằng Washington đang đặt cược vào tầm quan trọng của việc tạo đà và khích lệ đối với những thành viên của Bộ Chính Trị và Ủy viên Trung ương Đảng muốn đi xa hơn trong quan hệ hai nước và tiến thêm nữa trong những bước cải cách.
Và đó là vì sao Tòa Bạch Ốc, tôi tin chắc rằng, đã tính toán là lúc này là thời điểm đúng để mời Chủ tịch Sang tới Washington.
BBC:Vào đúng ngày Chủ tịch Sang tới Washington chúng ta thấy một số dân biểu Hoa Kỳ họp báo để đưa ra các thông điệp mang tính lên án Hà Nội về thực trạng nhân quyền. Nhưng khó có thể hình dung Tổng thống Obama sẽ rao giảng về nhân quyền khi ông gặp người tương nhiệm phía Việt Nam.
Tôi nghĩ là nhân quyền là một phần rất quan trọng trong quan hệ song phương. Tôi đã nghiên cứu và làm việc về các chủ đề liên quan tới quan hệ Mỹ-Việt được khoảng 25 năm qua. Tôi phải nói rằng tôi thấy giới lãnh đạo của Việt Nam sẵn lòng hơn trong việc đối thoại và bàn thảo chủ đề nhân quyền và tự do tôn giáo hơn trước đây.
Tuy vậy nhưng cũng phải nói rằng vẫn còn những vấn đề rất nghiêm trọng. Quan hệ đôi bên nay có thêm nhiều việc cần làm và phải giải quyết, và quan hệ không chỉ là về chủ đề nhân quyền mặc dù nhân quyền luôn luôn là ưu tiên cao nhất của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng Việt Nam hiểu điều đó.
Hy vọng là Tổng thống Obama sẽ không trong tâm trạng muốn rao giảng. Tôi nghĩ rằng ông sẽ bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Ông Obama sẽ yêu cầu người đồng nhiệm, Chủ tịch Sang, lắng nghe một cách nghiêm túc và ủng hộ ông cũng như có hành động theo hướng đi như thả một số tù nhân chính trị, đó là những người bị ngồi tù vì những nỗ lực của họ trên truyền thông cũng như ngồi tù vì tín ngưỡng tôn giáo. Vì vậy đó là chủ đề rất quan trọng.
Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng đây sẽ là chủ đề trong bối cảnh rộng hơn trong quan hệ, theo đó Hoa Kỳ xem Việt Nam là tiếng nói quan trọng trong việc phân tích tình hình trong vùng và là một đối tác quan trọng về mậu dịch.
BBC:Việt Nam đã có hợp tác chiến lược với khá nhiều nước rồi. Vậy một quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, nếu có, có ý nghĩa gì?
"Việt Nam muốn Trung Quốc cùng bàn thảo luật lệ với láng giềng của họ và tuân thủ các luật lệ đó thay vì tự đặt ra luật lệ riêng của mình."
Việt Nam là nước có thể xem là nhận thức được rằng sự ổn định về kinh tế và an ninh quốc gia phụ thuộc vào sự ổn định và thịnh vượng trong vùng, và có thể là hiểu điều đó còn nhiều hơn nước khác vì Việt Nam quá gần đường biên với Trung Quốc và vì yếu tố lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam hiểu rất rõ rằng bất kỳ động thái nào của Trung Quốc dựa trên sức mạnh kinh tế mới thu lượm được rồi kể như dùng sức mạnh đó để lấn át láng giềng về các chủ đề liên quan tới chủ quyền và tranh chấp lãnh thổ.
Tôi cho rằng cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đều lo ngại không biết Trung Quốc nghĩ gì và muốn sử dụng sức mạnh của họ thế nào. Và thậm chí Myanmar cũng có những câu hỏi tương tự đối với Trung Quốc. Và khi nhận thức được vấn đề này thì Việt Nam nghĩ về việc cân bằng chiến lược và sự tin cậy. Cá nhân tôi luôn nghĩ rằng Việt Nam có quan điểm rằng họ muốn Trung Quốc tham gia vào khuôn khổ hợp tác trong vùng như Thượng đỉnh Đông Á (Diễn đàn thường niên của 16 nước Đông Á) và các cơ chế hợp tác và cùng bàn thảo luật lệ với láng giềng của họ và tuân thủ các luật lệ đó thay vì tự đặt ra luật lệ riêng của mình.
BBC:Hoa Kỳ có thực sự cần Việt Nam về phương diện kinh tế và quân sự hay không?
Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ có cần Việt Nam. Hoa Kỳ cần Việt Nam vì chiến lược của Hoa Kỳ ít nhất dựa vào một phần đó là ASEAN mạnh mẽ. ASEAN có nền móng vững chắc là điểm tựa cân bằng cho kiến trúc vùng kiểu mới trong Thượng đỉnh Đông Á.
Nếu thiếu vắng yếu tố lãnh đạo mạnh mẽ của Việt Nam cũng như của ASEAN, là khối hợp tác mà Việt Nam tin tưởng, thì chiến lược của Hoa Kỳ sẽ rất yếu. Do đó Việt Nam quan trọng với Hoa Kỳ vì lý do này và nhiều lý do khác nữa.

Không có nhận xét nào: