Pages

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Thế lực thù địch đứng sau những cuộc bạo lực ở Hồng Kông

Giới sinh viên ngủ dưới hình nộm ông Lương Chấn Anh bị treo cổ
Giới sinh viên ngủ dưới hình nộm ông Lương Chấn Anh bị treo cổ

Đặc khu trưởng Hồng Kông (HK) Lương Chấn Anh, cùng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc (TQ) nói: “Thế lực thù dịch nước ngoài” đứng sau những cuộc biểu tình phản đối ở đặc khu hành chính HK thuộc TQ. Nhưng thủ lĩnh sinh viên biểu tình đòi phải có chứng cứ.

Hôm nay 21.10, hai bên sẽ có cuộc đàm phán, nhưng trong bài phát biểu truyền hình trực tiếp hôm 19.10, ông Lương tuyên bố: “Chắc chắn có sự dính líu của những cá nhân, tổ chức bên ngoài HK”, và thêm rằng những phần tử nước ngoài “từ nhiều nước từ nhiều nơi trên thế giới”, nhưng không nói rõ đó là nước nào, khu vực nào.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi cũng lập lại tuyên bố của ông Lương: ‘

"Ai cũng nhìn ra thực tế là một số người và vài thế lực bên ngoài toan tính can thiệp vào HK nhằm tác động xấu đến sự phát triển của HK, và họ đã đi quá xa trong việc kích động, xúi giục và ủng hộ những hoạt động phi pháp”.

Nhưng Liên đoàn sinh viên HK-tổ chức kêu gọi hàng chục ngàn người biểu tình chiếm khu trung tâm HK trong hơn 3 tuần qua-nói ông Lương và TQ “dựng chuyện”.

Tổng thư ký LĐ Alex Chow nói: “Ông ấy là đặc khu trưởng, một công bộc được giao nhiệm vụ. Nếu ông ấy đưa ra các cáo buộc này, thì chúng ta hy vọng ông ấy cũng trưng ra được bằng chúng. Nhưng ông ấy chớ nên nói thế lực nước ngoài xen vào chuyện HK mà không có bằng chứng”. 

Người biểu tình đang đòi Bắc Kinh cho người HK có tiếng nói nhiều hơn trong việc chọn đặc khu trưởng, trong cuộc bầu cử chức này lần đầu tiên vào năm 2017.

Khi Anh trao trả HK cho TQ năm 1997, Bắc Kinh đã hứa sẽ cho phép HK bầu cử tự do, nhưng hồi cuối tháng 8.2014, ban thường vụ quốc hội TQ ra nghị quyết, rằng một ủy ban đề cử (gồm nhiều người thân Bắc Kinh và doanh nhân giàu có) sẽ “chọn lọc” từ 2 đến 3 ứng viên, điều khiến các ứng viên không thân Bắc Kinh sẽ bị loại ngay từ đầu. 

Đó là những lý do xảy ra cuộc biểu tình phản đối.

Ngày 20.10, ông Lương nói chuyện với các nhà báo nước ngoài, nêu chính quyền đáp ứng các yêu sách của sinh viên, và cho phép ứng viên do người dân giới thiệu, thì người nghèo và giai cấp lao động bình dân có thể tràn ngập cuộc bầu cử!

Ông Lương nhắc lại: việc sinh viên đòi để người dân giới thiệu ứng viên là điều không thể thực hiện. Ông nói việc sử dụng ủy ban đề cử-theo chỉ đạo của Bắc Kinh-là một cơ hội cho nhiều nhóm có thể ứng cử.

Ông cảnh báo: nếu ứng viên do dân giới thiệu, những người chỉ kiếm được không quá mức lương tháng trung bình 1.800 USD sẽ tràn ngập số người tranh cử. Ông bảo số người có thu nhập thấp này chiếm quá nửa dân số HK.

HK hiện là một trong những nơi có cách biệt thu nhập lớn nhất của thế giới, và cũng là một trong các nơi có giá nhà đất đắt nhất thế giới, nên đó là các yếu tố khiến giới trẻ thất vọng.

Ông Lương còn cảnh cáo: dù đã có quy trình đề cử, Bắc Kinh vẫn có quyền quyết định công nhận người trúng cử hay không:

“Quý vị có thể tưởng tượng ra cấp độ khủng hoảng hiến pháp, nếu Bắc Kinh nói với người HK: “Xin lỗi, người mà đồng bào vừa bầu không thể được chỉ định và không thể chuẩn y. Hãy trở lại phòng phiếu và bầu lại lần nữa”.

Ông Lương không hy vọng nhiều sẽ có kết quả tốt đẹp trong cuộc đàm phán đầu tiên hôm nay, nhằm kết thúc sự bất đồng tại HK: “Chúng tôi không rõ họ sẽ nói gì ở cuộc đàm phán này”.

Ông cho biết chính quyền sẽ lập lại quan điểm, rằng dân trực tiếp đề cử ứng viên là điều không thể, nhưng ông tin tưởng hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung, về một kế hoạch để ủy ban đề cử sẽ có nhiều thành phần đại diện hơn.

Ông cho biết cho đến nay, Bắc Kinh cho phép HK tự điều hành vụ phản đối, nhưng nếu người biểu tình tiếp tục đương đầu với chính quyền, thì điều đó có thể thay đổi:

“Thách thức chính tôi, thách thức chính quyền HK vào thời điểm khó khăn này sẽ chẳng có ích gì cho quyền tự chủ của HK”.

Ông Lương “thông cảm” với sự thất vọng của giới sinh viên về những cách biệt kinh tế, chuyện giá nhà cao ngất, và nói ông sẽ tiếp tục các chính sách để xử lý những vấn nạn này:

“Việc thiếu nhà ở trầm trọng đến độ một số cặp vợ chồng trẻ phải sống mỗi người một nơi, đó là điều không thể chấp nhận được”.

Trần Trí (theo Wall Street Journal)

(Một thế giới)

Không có nhận xét nào: