Dân Hồng Kông, hầu hết là sinh viên học sinh, đang xuống đường đòi quyền tự do dân chủ… Trường hợp này nhìn từ Việt Nam ra sao?
Lẽ thường, Đảng CSVN vẫn kềm kẹp truyền thông. Nhưng hiện tượng xuống đường nhiều trăm ngàn người quá đông, và các bản tin toàn cầu từ khắp mạng tin học, vi tính… đã không làm ai có thể bưng bít nổi, kể cả ngay tại Trung Quốc, nơi tường lửa dựng lên dày đặc…
Tuổi trẻ Việt Nam đang phản ứng ra sao? Trên Facebook, trên các mạng email, trên những diễn đàn thảo luận, và trong sân trường?
Công an đang hiện diện dày đặc tại Việt Nam, và sẵn sàng mạnh tay như lệ thường… Dù vậy, báo chí VN vẫn được phép tường thuật, thường là dịch từ tin quôc tế, và ngôn ngữ, dĩ nhiên là dè dặt, cố gắng giữ khách quan, thuần sự kiện…
Dù thế nào đi nữa, hầu hết hình ảnh và tin tức đang cho mọi người cảm giác rằng họ đang chứng kiến một ngày hội của dân chủ tại Trung Quốc, ít nhất là tại Hồng Kông, nơi giới trẻ xông tới, đi đầu và đòi hỏi những quyền mà dân chúng cả trăm quóc gia khác đang được hưởng — như quyền phổ thông đầu phiếu, quyền bầu chọn dân cử, và nhiều quyền căn bản khác, mà chế độ CS Hoa Lục đang siết dần.
Thông tấn VietnamNet kể:
“Trong lúc hàng ngàn người dân Hong Kong xuống đường để thể hiện quan điểm trước những quy định mới của chính phủ về cơ chế bầu cử năm 2017, mạng web cũng trở thành một kênh hoạt động sôi động không kém…
…Ứng dụng nhắn tin P2P Firechat cũng ghi nhận kỷ lục với 100.000 người dùng mới kể từ cuối tuần trước. Tại thời điểm đỉnh cao, có tới 33.000 người dùng cùng có mặt ở các phòng chat di động. Do Firechat có thể kết nối từ điện thoại đến điện thoại, thay vì phụ thuộc vào mạng dữ liệu trung tâm nên các phòng chat của nó có thể trụ được kể cả trong trường hợp mạng web bị rớt hay chặn.”(hết trích)
Hay là bản tin Gafin/DVO:
“…Tại Causeway Bay và Mongkong – trung tâm du lịch sầm uất nhất của Hong Kong, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình, phong tỏa các tuyến đường chính.
Lượng du khách tới Mongkok giảm đáng kể ngay cả trong dịp nghỉ kéo dài cả tuần lễ kỷ niệm 65 năm Quốc khánh Trung Quốc.
Tuy giới chức Hong Kong chưa đưa ra con số ước tính, nhưng theo Ricky Tse Kam-ting, chủ tịch Hiệp hội Du lịch nội địa Hong Kong ước tính số du khách đến Hong Kong giảm mạnh so với thông thường. Thông thường, ngành du lịch Hong Kong sẽ có khoảng 350 tour du lịch mỗi ngày cho du khách Trung Quốc, nhưng năm nay con số này có thể giảm một nửa. “Với Hong Kong, đó là cả vấn đề lớn”, ông nói.
Ngành du lịch Hong Kong đang đối mặt với một thời kỳ khó khăn bởi các cuộc biểu tình với tên gọi “Chiếm trung tâm”, Tổng giám đốc công ty du lịch lữ hành Hong Thai kiêm chủ tịch Hội đồng du lịch Hong Kong nhận định.
Không chỉ ngành du lịch, mà cả các khách sạn, chuỗi cửa hàng bán lẻ, trung tâm mua sắm và các dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng. Chỉ một số lĩnh vực kinh doanh vẫn hoạt động như bình thường. Ví dụ, các hãng hàng không Hong Kong Airlines, Cathay Pacific Airways giữ nguyên lịch trình bay…”(hết trích)
Hay bản tin VOV:
“Hoạt động biểu tình “chiếm đóng Trung tâm Tài chính” ở Hong Kong (Trung Quốc), ngày 1/10 tiếp tục diễn ra với quy mô lớn. Người biểu tình ra “tối hậu thư” đòi người đứng đầu Đặc khu hành chính Hồng Công Lương Chấn Anh từ chức trong ngày hôm nay, đồng thời thiếp lập các “trung tâm cung cấp hậu cần”, báo hiệu hoạt động biểu tình sẽ tiếp diễn trong thời gian dài.
Bất chấp những cơn mưa lớn trong đêm 30/9 và rạng sáng ngày 1/10, hàng chục nghìn người vẫn tụ tập tại các tuyến phố chính để biểu tình trong hoà bình, trong đó một bộ phận khoảng vài trăm người đã đi vào khu vực quảng trường Bauhinia, nơi diễn ra lễ thượng cờ Trung Quốc mừng ngày Quốc khánh.
Điểm đáng chú ý, người biểu tình đã đưa ra “tối hậu thư” yêu cầu người đứng đầu Đặc khu hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh trong ngày 1/10 phải đáp ứng yêu cầu của họ về nền dân chủ thực sự ở Hong Kong, đồng thời ông Lương Chấn Anh phải từ chức…
Các trường học phải đóng cửa, hệ thống giao thông tê liệt với hơn 200 tuyến xe buýt phải tạm dừng hoạt động, hơn 80 tuyến đường thuỷ cũng trong tình trạng trên. Thị trường tài chính, chứng khoán, bất động sản, thị trường bán lẻ, du lịch, dịch vụ… bị ảnh hưởng lớn, giá cổ phiếu liên tục sụt giảm.”(hết trích)
Thông tấn VnExpress loan tin, trích:
“Người biểu tình chất vấn lãnh đạo Hong Kong
Những người biểu tình đòi dân chủ đứng sau rào chắn của cảnh sát hôm nay chất vấn lãnh đạo Hong Kong, khi ông dự lễ thượng cờ nhân dịp Quốc khánh Trung Quốc.
Những người biểu tình phẫn nộ khi Trưởng đặc khu Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh) từ chối gặp họ và đe dọa mở rộng các cuộc biểu tình nếu ông không từ chức và tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc không nhất trí cải cách bầu cử nhiều hơn.
Lễ thượng cờ diễn ra hôm nay nhằm đánh dấu ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Sau khi hàng trăm người hét vang, đòi ông Leung từ chức, họ biểu tình trong im lặng, quay lưng lại khi buổi lễ bắt đầu…”(hết trích)
Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ nói về cuộc biểu tình “lịch sự” ở Hong Kong:
“Giới truyền thông đánh giá cuộc biểu tình đòi bầu cử tự do ở Hong Kong rất “lịch sự” và “sạch sẽ”, thể hiện văn hóa và bản sắc của người dân thành phố này.
Báo Mỹ New York Times mô tả cuộc biểu tình ở Hong Kong dù không có một nhà lãnh đạo cụ thể nào nhưng có tính tổ chức cực cao. Người biểu tình hành xử rất lịch thiệp và hòa bình. Hoàn toàn không có hiện tượng đập phá, hôi của, xả rác… như ở nhiều nơi khác.
Ban ngày những người đổ ra đường phần lớn là học sinh, sinh viên, người già, nhân viên văn phòng… Họ xin nghỉ phép hoặc được các sếp thông cảm cho phép đi biểu tình. Khi đêm xuống, đám đông trở nên đa dạng và nhộn nhịp hơn.
Người ta có thể thấy các học sinh ngồi làm bài tập về nhà trên đường phố. Đặc điểm nổi bật nhất là các khu biểu tình cực kỳ sạch sẽ, không hề có rác bẩn.
“Chúng tôi muốn đảm bảo sự sạch sẽ để cho thấy rằng chúng tôi là những công dân bình thường muốn đấu tranh vì dân chủ” – sinh viên vi tính Billy Chan, 21 tuổi, cho biết.
Sinh viên Chan Sau-Ching, 21 tuổi, khẳng định với những khu vực biểu tình rộng lớn, việc không xử lý rác hiệu quả sẽ dẫn tới những vấn đề vệ sinh tồi tệ và kéo theo tình trạng mất trật tự. “Chúng tôi muốn thể hiện tinh thần công dân. Việc dọn rác chỉ là chuyện nhỏ nhưng cho thấy những giá trị vốn có của Hong Kong” – sinh viên Chan nhấn mạnh.
Rác được phân thành từng loại riêng và được dọn dẹp sạch sẽ. Người biểu tình sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội để tổ chức các chiến dịch dọn rác, làm sạch đường phố. Anh Alex Yeung, 25 tuổi, dùng dịch vụ gửi tin nhắn Whatsapp để điều phối việc dựng lều cứu thương tại các điểm biểu tình.
Các nhân viên y tế tình nguyện đến từng khu biểu tình để chữa trị những người bị đột quỵ vì nắng nóng hay bị thương vì ngủ trên đường phố. Gần khu trung tâm thành phố, người tình nguyện phân loại các nhu yếu phẩm như nước, bánh, khẩu trang, ô dù… cho người biểu tình.”(hết trích)
Báo Dân Trí nêu câu hỏi: Bắc Kinh sẽ mạnh tay hay nhân nhượng với Hồng Kông? Bản tin DT viết:
“Theo phó giáo sư Dingding Chen, khoa chính phủ và quản lý công của đại học Macau, giới chức Trung Quốc đang lo ngại những “hiệu ứng lan tỏa” từ cuộc biểu tình, có thể khuyến khích cư dân các khu vực khác gia tăng sức ép đòi quyền lớn hơn, hoặc những hành động cho thấy chủ quyền quốc gia bị gây tổn hại bởi “các lực lượng thù địch nước ngoài”.
Một vấn đề nữa, theo ông Chen, đó là sự nhân nhượng sẽ càng trở nên khó khăn hơn một khi biểu tình tại Hồng Kông thách thức chủ quyền quốc gia, hoặc bị xem là hình mẫu cho những phong trào khác, thay vì chỉ là sự phản ánh vị thế duy nhất của thành phố này tại Trung Quốc.”(hết trích)
Hà Nội cho phép tường thuật tin về biểu tình Hồng Kông?
Cũng là chuyện lạ. Tuy nhiên, trong hậu trường, có thể sẽ có những diễn biến khó ngờ tới được.
Đẹp nhất, sẽ là, Bắc Kinh nhượng bộ, đồng ý dân chủ hóa từng bước… Nhưng có vẻ như sẽ có xảy ra điều này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét