Tỉnh Cà Mau sẽ xử lý hơn 1.000 công nhân Trung Quốc đang làm việc không phép tại công trường nhà máy đạm Cà Mau theo 'quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam'.
Công ty cổ phần khoa học kỹ thuật Ngũ Hoàn của Trung Quốc đang là nhà thầu chính hiện đang thi công dự án nhà máy đạm trong tổ hợp dự án kể từ năm 2008.
Ông Hải cho BBC biết hiện nay "chưa nhất thiết phải trục xuất số lao động chui này mà trước hết phải phân loại họ ra".
Đối với những công nhân bắt buộc phải có giấy phép mà vẫn chưa có đủ hồ sơ thì tỉnh sẽ yêu cầu, hướng dẫn và đặt ra thời hạn họ phải bổ sung hồ sơ.
Sau khi phía Trung Quốc cung cấp hồ sơ đầy đủ thì tỉnh sẽ cấp phép cho họ tiếp tục lao động.
Còn về giải pháp lâu dài, phó Chủ tịch Hải cho biết đã giao trách nhiệm cho Ban Quản lý dự án ‘làm việc kỹ’ với nhà thầu Trung Quốc để yêu cầu họ công khai kế hoạch sử dụng lao động.
“[Chúng tôi] cần biết trong từng thời điểm họ [nhà thầu Trung Quốc] cần bao nhiêu lao động kỹ thuật,” ông Hải nói.
“Còn đối với lao động phổ thông (mà công nhân Trung Quốc có thể làm việc đến ba tháng không cần giấy phép), thì họ phải phối hợp với cơ quan quản lý lao động của mình để yêu cầu số lượng để mình tuyển dụng cung cấp cho họ.”
Ông Hải cũng cho biết là theo pháp luật Việt Nam thì nhà thầu Trung Quốc phải thông báo tuyển dụng công khai trên báo chí trong nước và chỉ khi nào họ không tuyển dụng được lao động tại chỗ thì mới được phép đưa công nhân từ Trung Quốc sang.
Nếu như họ cố tình làm không đúng, thì tỉnh sẽ không chấp nhận cho công nhân Trung Quốc vào địa phương và sẽ trục xuất nếu họ vào.
Ông Hải cũng thừa nhận là phía nhà thầu Trung Quốc ‘cố tình làm không đúng’ vì qua mấy lần kiểm tra tỉnh đều phát hiện họ vi phạm và lần kiểm tra mới nhất vào đầu tháng Tám nhà thầu Trung Quốc lại tiếp tục vi phạm.
Ông Lê Thanh Tòng, phó Giám đốc Sở than phiền với Thanh Niên rằng lần nào kiểm tra nhà thầu Trung Quốc cũng vi phạm và lần sau thì số lao động chui của họ bao giờ cũng cao hơn lần trước.
“Họ cứ lặng lẽ đưa lao động sang. Chúng tôi không hề hay biết,” ông Tòng nói với Thanh Niên.
Phó Chủ tịch Hải cho biết sẽ tăng hình phạt đối với nhà thầu Trung Quốc nhưng cũng chỉ trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam cho phép. Ông cũng không nói rõ là sẽ tăng hình phạt như thế nào.
Ông Quách Văn Hợp, chủ tịch xã Khánh An, huyện U Minh nơi đặt dự án nhà máy đạm Cà Mau, nói với BBC rằng nhà thầu Trung Quốc có thoả thuận thuê một số lao động tại chỗ, nhưng ông chưa từng thấy họ đăng thông báo tuyển người.
Ông Hợp nói hiện ở xã ông số lao động làm việc cho nhà máy hiện ‘không có bao nhiêu’, và được trả công cũng rất rẻ, dao động từ 50 cho đến 100 nghìn/ ngày công tùy theo công việc.
Còn về phía lao động Trung Quốc, mặc dù số lượng họ lên đến cả ngàn, nhưng cho đến nay họ chưa gây ảnh hưởng gì đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương, Chủ tịch Hợp cho biết.
"Phần lớn họ làm việc và sinh hoạt trong công trường ít khi ra ngoài, chỉ có trên dưới chục công nhân Trung Quốc đi ra ngoài uống nước vào buổi tối."
Ông Hợp cũng cho biết đứng ngoài cổng nhà máy nhìn vào thì không thể nhìn thấy công nhân làm việc vì họ ở bên trong nhà xưởng, nhà kho và nhà công vụ.
Bản thân ông Hợp là người đứng đầu địa phương mỗi lần muốn vào nhà máy phải gửi công văn đăng ký trước đến liên hệ công việc gì thì mới được cho vào.
“Tôi cho trưởng công an huyện vào [làm việc] nhưng bình thường họ cũng không cho [vào],” ông nói.
“Bảo vệ của họ nghiêm ngặt lắm,” ông nói thêm.
Ông Hợp nói theo ông được biết thì số công nhân Trung Quốc này được đưa vào Việt Nam qua con đường ‘tham quan du lịch’ dù ông không dám khẳng định chắc chắn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau đã có văn bản chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh-Xã hội tỉnh phối hợp với Ban Quản lý dự án khí-điện-đạm Cà Mau xử lý số công nhân Trung Quốc này, theo lời ông Nguyễn Tiến Hải, phó Chủ tịch tỉnh Cà Mau.
Ông Hải cho BBC biết hiện nay "chưa nhất thiết phải trục xuất số lao động chui này mà trước hết phải phân loại họ ra".
Đối với những công nhân bắt buộc phải có giấy phép mà vẫn chưa có đủ hồ sơ thì tỉnh sẽ yêu cầu, hướng dẫn và đặt ra thời hạn họ phải bổ sung hồ sơ.
Sau khi phía Trung Quốc cung cấp hồ sơ đầy đủ thì tỉnh sẽ cấp phép cho họ tiếp tục lao động.
Còn về giải pháp lâu dài, phó Chủ tịch Hải cho biết đã giao trách nhiệm cho Ban Quản lý dự án ‘làm việc kỹ’ với nhà thầu Trung Quốc để yêu cầu họ công khai kế hoạch sử dụng lao động.
“[Chúng tôi] cần biết trong từng thời điểm họ [nhà thầu Trung Quốc] cần bao nhiêu lao động kỹ thuật,” ông Hải nói.
“Còn đối với lao động phổ thông (mà công nhân Trung Quốc có thể làm việc đến ba tháng không cần giấy phép), thì họ phải phối hợp với cơ quan quản lý lao động của mình để yêu cầu số lượng để mình tuyển dụng cung cấp cho họ.”
Ông Hải cũng cho biết là theo pháp luật Việt Nam thì nhà thầu Trung Quốc phải thông báo tuyển dụng công khai trên báo chí trong nước và chỉ khi nào họ không tuyển dụng được lao động tại chỗ thì mới được phép đưa công nhân từ Trung Quốc sang.
"Tôi cho trưởng công an huyện vào [làm việc] nhưng bình thường họ cũng không cho [vào]"
Quách Văn Hợp, chủ tịch xã Khánh An, huyện U Minh
Ông Hải cũng thừa nhận là phía nhà thầu Trung Quốc ‘cố tình làm không đúng’ vì qua mấy lần kiểm tra tỉnh đều phát hiện họ vi phạm và lần kiểm tra mới nhất vào đầu tháng Tám nhà thầu Trung Quốc lại tiếp tục vi phạm.
Càng ngày càng tăng
Theo số liệu của báo Thanh Niên, thì giữa hai đợt kiểm tra của Sở Lao động-Thương binh-Xã hội tỉnh Cà Mau vào đầu tháng Bảy và đầu tháng Tám, số lao động Trung Quốc không những không giảm mà còn tăng gần 200 người, lên đến 1.056 người.Ông Lê Thanh Tòng, phó Giám đốc Sở than phiền với Thanh Niên rằng lần nào kiểm tra nhà thầu Trung Quốc cũng vi phạm và lần sau thì số lao động chui của họ bao giờ cũng cao hơn lần trước.
“Họ cứ lặng lẽ đưa lao động sang. Chúng tôi không hề hay biết,” ông Tòng nói với Thanh Niên.
Phó Chủ tịch Hải cho biết sẽ tăng hình phạt đối với nhà thầu Trung Quốc nhưng cũng chỉ trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam cho phép. Ông cũng không nói rõ là sẽ tăng hình phạt như thế nào.
" Họ cứ lặng lẽ đưa lao động sang. Chúng tôi không hề hay biết."
Lê Thanh Tòng, phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội tỉnh Cà Mau
Ông Hợp nói hiện ở xã ông số lao động làm việc cho nhà máy hiện ‘không có bao nhiêu’, và được trả công cũng rất rẻ, dao động từ 50 cho đến 100 nghìn/ ngày công tùy theo công việc.
Còn về phía lao động Trung Quốc, mặc dù số lượng họ lên đến cả ngàn, nhưng cho đến nay họ chưa gây ảnh hưởng gì đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương, Chủ tịch Hợp cho biết.
"Phần lớn họ làm việc và sinh hoạt trong công trường ít khi ra ngoài, chỉ có trên dưới chục công nhân Trung Quốc đi ra ngoài uống nước vào buổi tối."
Ông Hợp cũng cho biết đứng ngoài cổng nhà máy nhìn vào thì không thể nhìn thấy công nhân làm việc vì họ ở bên trong nhà xưởng, nhà kho và nhà công vụ.
Bản thân ông Hợp là người đứng đầu địa phương mỗi lần muốn vào nhà máy phải gửi công văn đăng ký trước đến liên hệ công việc gì thì mới được cho vào.
“Tôi cho trưởng công an huyện vào [làm việc] nhưng bình thường họ cũng không cho [vào],” ông nói.
“Bảo vệ của họ nghiêm ngặt lắm,” ông nói thêm.
Ông Hợp nói theo ông được biết thì số công nhân Trung Quốc này được đưa vào Việt Nam qua con đường ‘tham quan du lịch’ dù ông không dám khẳng định chắc chắn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét