Pages

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

KHÔNG PHẢI NGẪU NHIÊN BỘ CHÍNH TRỊ VGCS CÓ 2 “CHÓ NGHIỆP VỤ” VÀ 3 TÊN “LÚ LẪN”

Tổng Hợp Tin Tức ngày 17-8-2011 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus

            Trong thế đối đầu Mỹ/Tàu hiện tại, ít ai còn nhắc lại sự rạn nứt Xô/Tàu từ năm 1940, để cắt nghĩa vai trò của Mỹ trong nỗ lực tạo điều kiện, làm cho đế quốc cộng sản vỡ ra làm đôi, đưa đến việc “nửa Liên Xô” sụp đổ, và “nửa Tàu Cộng” cùng với vài thuộc địa của nó sống sót cho đến bây giờ. Vậy xin nhắc sơ :

1/ Từ đầu, Stalin ủng hộ Tôn Dật Tiên, rồi Tưởng giới Thạch của Quốc Dân Đảng Tàu, chứ không coi Mao ra gì. Năm 1940, Nhật xâm chiếm Tàu, nhưng LX đang bị Đức Quốc Xã tấn công ở châu Âu, nên LX tuy có viện trợ cho Mao chống Nhật, nhưng cũng cần chiều lòng Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng – 1 trong 5 nước Đồng Minh mà LX đang cầu cạnh đem quân đánh Đức, cứu LX – đã buộc Mao phải “liên hiệp” với Tưởng để chống Nhật. Cũng từ đầu, lý thuyết cộng sản Mao-ít đã khác hẳn Lê-nin-nít, khác xa Stalin-nít. Mao đặt tên cho nó là “chủ nghĩa dân chủ nhân dân”, biện bạch rằng nó là “cộng sản với đặc thù Trung Quốc”. 

2/ Đầu năm 1945, Thế Chiến II ngã ngũ ở châu Âu. Mussolini bị giết trên đường đào tẩu. Hitler tự tử. Từng bộ phận chiến tranh Đức Quốc Xã đầu hàng. LX tuyên chiến với Nhật theo Thỏa Ước Yalta, đông tiến, chiếm hết các thuộc địa của Nhật ở Bắc Á, trong đó có Mãn Châu. Giữa năm 1945, Stalin ký với Tưởng Hiệp Ước Hỗ Tương Hữu Nghị Xô-Trung. Nhưng khi LX chiếm Mãn Châu, Tưởng khăng khăng đòi lại, LX không chịu trả. Liền đó, LX xé hiệp ước Xô-Trung, giao Mãn Châu cho Mao; Stalin được Mao xưng tụng là “lãnh tụ cao cả duy nhất của đảng ta”. Sau đó, khi Mao/Tưởng đi vào nội chiến, LX ủng hộ Mao và Mỹ bỏ rơi Tưởng; Mao thắng Tưởng năm 1949, thành lậ̣p nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, được LX thừa nhận.

3/  Năm 1950, Mao sang Moscow nằm ỳ hai tháng cầu xin Stalin viện trợ, sau khi đã sáp nhập xong Tây Tạng và Tân Cương. ( Chuyến đi ăn mày này có giặc Hồ của VGCS tháp tùng). LX ký Hiệp Ước Hữu Nghị Hỗ Tương với Mao, nhưng bảo Hồ phải lệ thuộc Mao để được Mao “chi viện”. Hiệp ước này cho Mao  vay $300 triệu với lãi suất nhẹ và 30 năm liên minh quân sự. Từ đó, Mao theo mô hình phát triển LX – kinh tế kế hoạch tập trung, công nghiệp hóa toàn diện, lấy quốc doanh làm chủ đạo – nhưng vẫn khư khư “nông dân” lãnh đạo, khoác áo “nhân dân” cướp của nhà giàu chia nhau. Mô hình Mao, từ “cướp ruộng chia nhau” đến “bước tiến nhảy vọt” và “cách mạng văn hóa”, dần dà đưa nước Tàu vào lụn bại, trả giá với hàng năm bảy chục triệu người chết đói, chết trận, và … chết lảng nhách vì đấu tranh quyền lực, nội bộ giết nhau. Tuy thế, với biển người Tàu ở Triều Tiên và với xương máu người Việt  ở Đông Dương, Tàu Cộng đã tạo được vai vế (tưởng là) đủ để giương vây qua mặt, cạnh tranh lãnh đạo với LX sau khi Stalin chết năm 1953 .

4/ Năm 1954, Khrushchev sang thăm Mao, trao trả quân cảng Lữ Thuận (Port Arthur) cho Tàu. Liền đó, LX ủng hộ kế hoạch ngũ niên đầu tiên của Tàu, giúp đỡ 156 phương án công nghiệp hóa, cho Mao vay 520 triệu rúp, để rồi ở hội nghị Geneva, Tàu cùng với LX thuyết phục Hồ chấp nhận thắng Pháp mà chỉ còn nửa nước VN. Giặc Hồ từng coi “giữ đoàn kết XHCN như giữ con ngươi mắt mình”. Xô-Trung đoàn kết trên lưng người VN, thì nước VN của Hồ chỉ còn một nửa.

5/ Năm 1956, tại Đại Hội XX đảng CS Liên Xô, Khrushchev công khai hạ bệ “thần tượng quá cố” Stalin, đưa ra “cương lĩnh” chung sống hòa bình – peaceful coexistence – khiến Mao lập tức lên án LX theo “chủ nghĩa xét lại” – revisionism. Quan hệ Xô-Trung nứt rạn rõ từ đó. Phản bác LX, các nhà “lý luận giáo điều” Tàu tiếp tục tụng kinh Mác-Lênin-Mao : chiến tranh giữa tư bản và cộng sản “không thể tránh”. Năm 1960 tại đại hội ĐCS Romania, Bành Chân công khai chửi nhau với Khrushchev. Rồi Khrushchev chửi Mao là “dân tộc hẹp hòi, phiêu lưu và biến thái”. Mao chửi lại K. là “gia trưởng, độc đoán và bạo ngược”. Sau đó, K. rút hết chuyên gia LX về, bỏ lửng nhiều công trỉnh dang dở. Dần dà, xung đột giữa hai đảng cs chuyển thành đối nghịch giữa hai nước. Năm 1962, “khủng hoảng tên lửa” ở Cuba, Khrushchev lùi, bị Mao lên án là “từ chủ nghĩa phiêu lưu đến chủ nghĩa đầu hàng”. Năm 1963 LX/Tàu mỗi bên đều ra “bạch thư” chửi nhau. Năm 1964, Mao công khai tố cáo “bọn phản cách mạng” đang làm sống lại chủ nghĩa tư bản ở Liên Xô. Tháng 10-1964, Khrushchev bị Leonid Brezhnev hạ bệ, thì tháng 11 Chu Ân Lai sang LX với hy vọng “hàn gắn”, nhưng Chu đã ra về, thất vọng. Mao tiếp tục lên án “chủ nghĩa  Khrushchev  không có Khruschev”.

6/ Tháng Giêng 1967, Hồng Vệ Binh Tàu tấn công sứ quán LX ở Bắc Kinh, đồng thời Tàu đem những tranh chấp lãnh thổ với Nga từ đời xưa ra “đặt lại vấn đề” giữa lúc chính Hồng Vệ Binh, với “khí thế cực đoan quá khích” đang đưa nước Tàu vào tai họa nội loạn, gần như nội chiến. Đối lại, năm 1968, LX đem đại quân áp sát biên giới Tàu, tạo áp lực suốt vùng cận biên dài 4,380km, với 25 sư đoàn, 1.200 phi cơ, 120 tên lửa tầm trung bình. Tháng Ba 1969, hai bên chạm súng trên sông Ussuri và đảo Zhenbao. Theo ký giả Harisson Salisbury trong sách  “The Coming War Between Russia And China (1969), có tin cho biết LX có kế hoạch tấn công Tàu trước, vào căn cứ thử nguyên tử của Tàu ở lòng chảo Lop Nur. Các tài liệu quân sự thời đó cho biết chính Mỹ đã cứu Tàu, cảnh cáo LX rằng một cuộc tấn công nguyên tử đánh Tàu sẽ dẫn đến một cuộc Thế Chiến mới. Chính Tàu cũng cảnh giác về nguy cơ đó, xây dựng hàng loạt “căn cứ độn thổ” khắp nước Tàu. Căn cứ dành cho cấp lãnh đạo có tên là “Phương Án Độn Thổ 131”, xây dựng ở tỉnh Hồ Bắc. Căn cứ dành cho trung tâm nghiên cứu hạt nhân có tên là “Phương Án 816”, chui sâu dưới đất tỉnh Fuling, Trùng Khánh.

Sau những đụng độ nặng Xô/Tàu các năm 1968-69, với tầm cỡ như thế, “con mắt đoàn kết xhcn” của giặc Hồ, tuy chưa nổ tung, nhưng đã “lọt tròng”. Đế quốc Đỏ vỡ ra làm đôi, đâu phải do “thế lực thù địch nước ngoài” nào xúi bẩy hay “gây phân hóa”. Chính Mao là kẻ chủ động mở đường dựa Mỹ phản Liên Xô. Cuộc hôn nhân Mỹ-Tàu – Chimerica – bắt mối từ 1970 về sau, thăng trầm, ấm lạnh ra sao, mọi người đã biết. Hiện nay, Mỹ/Tàu từ đối tác chuyển sang đối đầu, khiến cho bọn chóp bu cộng sản sống sót ở VN vô cùng lúng túng. Đã vài lần phản chủ, chết lên chết xuống vì hàng ngũ “ta-bạn-thù” xoay chuyển thất thường, mỗi lần chọn lầm chủ là một lần “chết cứng”.
*
Điểm lại tam giác Nga-Mỹ-Tàu như trên, từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, ta thấy cái thân phận “chó ba chùa” của cộng sản vn nó “hẩm hiu” đến cỡ nào.

Bẩm sinh là tay sai, suốt đời phải “bưng bô” và “dọn cỗ” hầu “ông bà chủ”. Gặp lúc ông bà chủ thuận thảo, “một cổ hai tròng” chạy quanh “phục vụ” đủ mệt. Đến khi ông bà chủ “cơm không lành, canh không ngọt”, phải chia tay, thân phận tôi tớ, biết theo bên nào ? Lê Duẩn đã chọn theo Liên Xô, phản Tàu, để được LX ủng hộ cho “ngã sấp vào thắng đại ngày 30-4-1975”, với hậu quả khốc liệt, dai dẳng, dây dưa cho đến hôm nay. Năm 1990, Liên Xô trên đà sụp đổ, thì csvn đã phải tìm đường “tự trói mình sang Tàu chuộc tội” với cái giá bán nước để cầu sinh.

 1991 là năm dứt điểm cái gọi là “thỏa thuận chung”, qua đó đảng Cs Tàu trọn vẹn “thuần hóa” (chữ của Trần Quang Cơ, nhà “ngoại giao lão thành” csvn) đảng cxvn. Đó cũng là năm csvn sửa điều lệ đảng , sửa hiến pháp, xóa câu “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất” ( do triều đại Lê Duẩn nhét vào khi phản Tàu theo Liên Xô sau khi được LX “ủng hộ” cho chiếm trọn VN ngày 30-4-1985) để được Tàu nhận cho “thuần hóa” với “16 chữ vàng” và “láng giềng bốn tốt”.

Ngày 11-7-1995, Mỹ chính thức nối quan hệ ngoại giao với csvn, 4 năm sau khi csvn đã bị Tàu “thuần hóa”. Chỉ 5 năm sau, khi Tổng Thống Mỹ đầu tiên Bill Clinton thăm VN, báo Tuổi Trẻ ở Saigon làm một cuộc thăm dò – polling – ý kiến của tuổi trẻ VN, so sánh cảm tình của họ với Clinton và Hồ Chí Minh. Kết quả : Clinton 75% so với Hồ Chí Minh 25%. Từ kết quả ấy, ta có thể suy ra nhiều hệ luận, nhưng tựu trung ta thấy Lòng Dân ở đâu, cho dù ý Đảng chạy đàng nào.

Từ đó đến nay, đã 3 kỳ Đại Hội Đảng, với khẩu hiệu “đổi mới hay là chết”, nhưng tựu trung chỉ thấy “đổi mặt nạ”, hay “đổi chiêu bài”, còn bản chất đảng cs cũng như chế độ CHXHCN vẫn nguyên như cũ, khiến đã trở thành phổ biến câu nói lái diễu cợt : “Cu Như Nguyễn, hay Nguyễn Như Cu”.

Mỗi lần đại hội đảng là một lần ồn ào “góp ý”, “kiến nghị”, “hội thảo”, “hội luận”, gọt đi dũa lại những chữ nghĩa nhàm chán đến không ai còn muốn nghe, muốn đọc. Duy có lần đại hội XI vừa qua, từ báo cáo chính trị đến cương lĩnh và các nghị quyết, mọi thứ đều xứng được đánh giá là XHCN theo nghĩa mỉa mai : xoàng, hay xấu hay xạo “hết chỗ nói”. Về hình thức, năm nay rồi, “đảng ta” tiếp tục vun đắp cả một công viên với hoa vàng búa liềm trên nền hoa đỏ. Đảng cố tình xí xóa chuyện biểu tượng cộng sản khởi đầu chỉ có cái búa không có cái liềm. (Chỉ sau khi suýt bị nông dân nổi loạn, Lê-nin mới cho nông dân vào khẩu hiệu “công nông liên minh” làm cách mạng). Lại nữa, sang đến Tàu, Mao đã đảo lộn biểu tượng : trong thực tế, coi như chỉ có cái liềm, không có cái búa (trên lý thuyết, vẫn để búa liềm cho vui mà thôi). Vả lại, nếu lấy khí cụ lao động làm biểu tượng cho thuyết “lao động làm ra giá trị”, thì thời nay phải lấy con “chip” máy vi tính làm biểu tượng mới gọi là “hiện đại” chứ. Hoặc giả “tồn cổ”, thời ăn lông ở lỗ, lấy lao động săn bắt tạo giá trị sinh tồn,  thì phải lấy cung tên, hay dáo mác làm biểu tượng. Nói khác đi, chỉ có bệnh mộng du mới phất cờ búa liềm khi chủ nghĩa Mác-Lênin đã đi vào thùng rác của lịch sử. Bệnh mộng du nặng nhất, có lẽ là tên Nguyễn Phú Trọng. Sau khi đọc diễn từ nhận chức tổng bí thư đảng, y hăng hái hô khẩu hiệu đảng csvn “muôn năm”. Toàn đảng csvn mộng du với bài hát “International” kết thúc ĐH, cố tình quên rằng Quốc Tế 3 Cộng Sản đã bị “khai tử” ngay nơi nó ra đời, cách đây đã 38 năm. Về nội dung, cương lĩnh đại hội XI csvn “sao chép” hầu như trọn vẹn cương lĩnh đại hội VII năm 1991. Đó là thời điểm VGCS, trong tình huống “chó mất chủ”, đã phải sang Tàu “chuộc tội phản chủ” bằng cách bán nước để cầu sinh.

Đầu năm 2009, chính quyền mới của Mỹ quyết định “trở lại châu Á để cân bằng ảnh hưởng Trung Quốc”, coi Biển Đông VN là “lợi ích quốc gia” của Mỹ, thách đố cái gọi là “lợi quyền cốt lõi” của Tàu (cũng ở Biển Đông), mà Tàu coi quan trọng ngang với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương, thì VGCS “kẹt nặng”. Từ bẩm sinh, đảng csvn vốn tự coi “quốc gia dân tộc chỉ là ngọn cờ mượn”, trong khi ngọn cờ thật của nó là “lý tưởng cách mạng thế giới” theo chủ nghĩa cộng sản. Vì nhu cầu “lộn sòng” khi xin thế giới mở đường cho “hội nhập”, nó phải giương thật cao ngọn cờ mượn ấy. Ngặt nỗi, khi cả hai đảng CS, Tàu lẫn “ta”, cùng lúc phải giương cao ngọn cờ dân tộc, để bịp Mỹ và thế giới, không thể tránh khỏi bị “lòi đuôi” với quốc dân cả hai nước, bấy lâu bị bưng bít, giấu diếm. Quân Tàu cướp nước Việt, bị lộ, có khi còn được dân Tàu, với tinh thần “Đại Hán bành trướng” tổ truyển, hoan hô cổ võ. Ngược lại, bọn VGCS lộ tẩy “bán nước từ khuya”, đứng trước nguy cơ bị quốc dân Việt “hỏi tội”. Kế hoạch “dọn mình đối phó” với nguy cơ này của VGCS đã bộc lộ ngay trong sắp xếp nhân sự của chúng, qua đại hội đảng XI vừa rồi.

Trước hết, là sự co cụm về lượng – 15 tên bộ chính trị, còn có 14 – cho dễ xoay trở và kiểm soát. Kế đó, số công an ( dân oan gọi là “chó nghiệp vụ”) vào chóp bu – trước chỉ có 1, bây giờ có 2 – chứng tỏ bộ máy kìm kẹp nặng gấp đôi. Cạnh đó, thành phần xuất thân ban “lý luận” TW có đến 3 tên – 1 tổng bí thư và 2 ủy viên bộ chính trị – chứng tỏ nhu cầu “lấp liếm” tăng gấp bội, khi tội bán nước của chúng đã quá “lõa lồ”. Đặc biệt, trong 14 tên chóp bu của bộ chính trị, không có tên nào cho ngành ngoại giao. Điều này chứng tỏ : a/ Ưu tiên đối nội đứng trên đối ngoại; b/ Ưu tiên “lấp liếm” và “kìm kẹp” là cao nhất; c/ Không đợi bầu xong quốc hội, lập xong chính phủ mới, ngay trước, trong, và sau ĐH XI, VGCS đã sẵn sàng chấp nhận “liều chết cố bám”, thà mất nước chứ không mất đảng, với tâm niệm “còn đảng còn mình”. Đó là sự thách đố lớn trước khí thế “chống Tàu cứu nước” đang lên cao, từ trong đảng ra ngoài dân, từ trong nước ra hải ngoại. Quốc dân VN cần đấu tranh mạnh hơn, để có thể dẹp bỏ bọn việt gian bán nước, trước khi đòi lại nước từ tay quân cướp nước.

Không có nhận xét nào: