Pages

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Những Bài Viết Liên Quan Đến Đảng Việt Tân

Nhìn lại hình ảnh của tướng Hoàng Cơ Minh, làm mình không bao giờ có thể quên được câu nói của ông: “Đường chúng ta đi có 2 cái đích: 1) Giải phóng Việt Nam khỏi ách cộng sản. 2) Chết vinh quang cho đại cuộc giải phóng Việt Nam“. Đó cũng có thể là ý nghĩa của Đông Tiến, con đường một chiều, tiến về hướng Đông cho mục tiêu giải phóng đất nước VN, và tướng Minh đã thật sự nằm xuống. Tháng 8 là ngày giỗ của tướng Minh, Linh xin được phép thắp lên một nén nhang lòng cho sự hy sinh của ông và các chiến hữu của ông, như những viên gạch lót đường cho nền tự do, dân chủ, và phú cường của Việt Nam.
Linh xin thành kính ngưỡng mộ sự hy sinh cao cả của ông Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu của ông.

Ngày 27 tháng 8 năm 2011
Mylinhng
http://mylinhng.wordpress.com
Xin phổ biến tự do
Đảng Việt Tân và Những Chặng Đường Lịch Sử – 30 năm
http://giaithecongsan2011.multiply.com/photos/hi-res/1M/115
Tướng Hoàng Cơ Minh với Lời Thề Giải Phóng Việt Nam (1982)
http://giaithecongsan2011.multiply.com/photos/hi-res/1M/116
Một cảnh sinh hoạt học tập của các Kháng Chiến Quân tại khu chiến vào năm 1983, dưới sự hướng dẫn của Trung Tá Lê Hồng (quay lưng), cựu Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Dù của Quân Lực VNCH.
http://giaithecongsan2011.multiply.com/photos/hi-res/1M/117
Tướng Hoàng Cơ Minh (Trái) đang đàm đạo với Trung Tá Lê Hồng (Phải) tại vùng Biên giới Thái Lào trong những ngày thành lập khu chiến năm 1982
http://giaithecongsan2011.multiply.com/photos/hi-res/1M/118
Quang Cảnh Đại Hội Chính Nghĩa Ủng Hộ Mặt Trận vào ngày 30 tháng 4 năm 1983
Tháng 4 năm 1980: Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến tổ chức Đại Hội Chính Nghĩa tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn quy tụ 3000 đồng hương từ khắp nơi trên thế giới ra quyết nghị ủng hộ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam.
Tháng 8 năm 1981: Tướng Hoàng Cơ Minh và một số chiến hữu của ông đã từ bỏ cuộc sống tỵ nạn tại hải ngoại, lên đường đến Thái Lan để chuẩn bị cho nỗ lực kết hợp giữa hai lực lượng đấu tranh ở trong và ngoài Việt Nam, phát động công cuộc Giải Phóng Việt Nam thoát khỏi ách độc tài Cộng sản.
Tháng 9 năm 1981: Tướng Hoàng Cơ Minh đã thảo luận với chính phủ Thái Lan để chính thức thiết lập Khu Chiến tại vùng biên giới Thái Lào, làm nơi huấn luyện cán bộ và làm bàn đạp xâm nhập Việt Nam.
Tháng 12 năm 1981: Bắt đầu huấn luyện cán bộ và liên lạc móc nối những lực lượng tại quốc nội để xây dựng một mặt trận đấu tranh thống nhất.
Tháng 3 năm 1982: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam công bố Bản Cương Lĩnh Chính Trị, chính thức tuyên xưng chính nghĩa công cuộc đấu tranh giải phóng Việt Nam trước dư luận Quốc tế và Đồng bào trong và ngoài nước.
Tháng 9 năm 1982: Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng tức Đảng Việt Tân chính thức được thành lập để điều hướng công cuộc đấu tranh với hai giai đoạn: 1/Cứu nước bằng cách chấm dứt ách độc tài Cộng sản Việt Nam và 2/Dựng nước bằng nỗ lực canh tân con người và đất nước Việt Nam trở thành giàu mạnh và phú cường. Tướng Hoàng Cơ Minh được bầu làm Chủ Tịch Đảng Việt Tân kiêm Chủ tịch Mặt Trận.
Tháng 1 Năm 1983: Bắt đầu đưa những toán cán bộ xâm nhập vào Việt Nam để xây dựng những an toàn khu của Mặt Trận/Đảng Việt Tân tại vùng cao nguyên Việt Nam – khởi đầu cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở tại quốc nội.
Tháng 12 năm 1983: Đài Việt Nam Kháng Chiến ra đời trên làn sóng 5 Kí Lô chu kỳ, phát thanh mỗi ngày 5 lần; mỗi lần 1 giờ đồng hồ.
Tháng 8 năm 1987: Tướng Hoàng Cơ Minh và một số lãnh đạo đảng Việt Tân hy sinh tại vùng Nam Lào cách biên giới Việt Nam 20 cây số đường chim bay.
Tháng 10 năm 1988: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam công bố bản Tuyên Ngôn Canh Tân Việt Nam xác định chính sách đổi mới của CSVN là giả tạo chỉ nhằm mục tiêu duy trì quyền lực của đảng CSVN trước sự tan rã của khối Cộng sản Đông Âu
Tháng 9 năm 1991: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam công bố bản Tuyên Ngôn Chính Trị xác định mục tiêu đấu tranh là để chấm dứt ách độc tài cộng sản sau khi khối Cộng sản Liên Xô tan rã.
Tháng 9 năm 2004: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam ngưng hoạt động. Đảng Việt Tân chính thức công khai hoạt động trong buổi lễ công khai hóa tại Thủ Đô Bá Linh, Đức Quốc.
Tháng 10 năm 2006: Đảng Việt Tân đưa ra đường lối đấu tranh Bất Bạo Động và tổ chức các buổi sinh hoạt nói chuyện quảng bá đường lối đấu tranh này tại nhiều nơi trên thế giới.
Tháng 12 năm 2006: Tác phẩm “Đông Âu Tại Việt Nam” tóm lược những kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động tại các quốc gia cựu Cộng sản ở Đông Âu của tác giả Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân đã được phát hành trên toàn thế giới.
Tháng 11 năm 2007: Công an CSVN bắt giữ một số đảng viên Việt Tân từ hải ngoại về Việt Nam quảng bá các hoạt động đấu tranh bất bạo động gồm Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân (bị giữ 6 tháng), ông Nguyễn Quốc Hải (bị giữ 8 tháng), bà Nguyễn Thanh Vân và ông Trương Văn Ba (mỗi người 20 ngày).
Tháng 9 năm 2008: Chủ Tịch Đảng Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm đã gặp Tổng Thống Georgbe W Bush và Phó Tổng Thống Dick Cheney tại Tòa Bạch Ốc cùng với Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông Đỗ Thành Công và ông Lê Minh Nguyên (thuộc 3 tổ chức đấu tranh và nhân quyền khác).
Tháng 3 năm 2010; Một số đảng viên đảng viên Việt Tân xuất hiện công khai tại Hồ Hoàn Kiếm phổ biến áo mũ với hàng chữ HS.TS.VN (Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam) nhân tưởng niệm biến cố Trường Sa bị Trung Quốc xâm lược vào tháng 3 năm 1988.
Tháng 8 năm 2010: Cộng sản Việt Nam bắt giữ Giảng viên Đại Học Bách Khoa Sài Gòn Phạm Minh Hoàng và một số dân oan tại Bến Tre kết tội “âm mưu lật đổ chính quyền” chỉ vì họ tham gia đảng Việt Tân.
Tháng 10 năm 2010; Một số đảng viên đảng Việt Tân xuất hiện tại công viên Lý Thái Tổ, thủ đô Hà Nội đã chính thức phổ biến bản kêu gọi chống Bắc Thuộc lần Thứ 5, nhân kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Tháng 2 năm 2011: Đảng Việt Tân chính thức quảng bá chiến dịch đấu tranh Tự Do Internet tại Việt Nam để chống lại kế hoạch ngăn chận Facebook và kiểm soát Internet của chế độ CSVN.
Tháng 3 năm 2011: Ba đảng viên Đảng Việt Tân từ Hoa Kỳ về tham dự cuộc đấu tranh khiếu kiện ruộng đất của bà con dân oan miền Nam tại Sài Gòn. Ba đảng viên bị công an CSVN bắt giữ nhưng đã phải trả tự do vô điều kiện sau 9 ngày giam giữ.
Trao Đổi Với Ông Tống Văn Công
Nguyễn Quốc Quân.
Trong một bài viết có tựa đề “Kẻ Thù” ghi ngày 21 tháng 8 năm 2011, ông Tống Văn Công, cựu Tổng biên tập báo Lao Động, đã có viết một đoạn ngắn đề cập đến Đảng Việt Tân mà ông gọi là “muốn kể lại ý kiến của số khá đông người nhận định về Đảng Việt Tân”. Ông Tống Văn Công đã viết ý kiến đó như sau:
“Nhìn cách họ hành xử, nhiều người bảo nhau, hình như đây là một tổ chức của Bắc Kinh lập ra mục đích chia rẽ nhân dân với nhà nước. Bởi vì chưa thấy một Đảng chính trị nào mà số đảng viên bị đem ra làm vật hy sinh cho danh tiếng của đảng quá nhiều như Việt Tân. Ông Phạm Minh Hoàng bị bắt, đang cố chối mình không phải Việt Tân, vợ ông trả lời báo chí cũng cả quyết chồng bà không phải Việt Tân. Nhưng đại diện của Việt Tân nhanh chóng tuyên bố đòi nhà nước Việt Nam phải trả tự do ngay cho đảng viên Việt Tân là ông Phạm Minh Hoàng! Như vậy nếu đưa được đảng viên đi biểu tình, hẳn họ sẽ không tiếc mạng sống của anh ta, lu loa ngay hòng đánh bóng cho danh tiếng của Việt Tân”.
Không biết ông Tống Văn Công đã dựa trên ý kiến của bao nhiêu người để ông gọi là “số khá đông” khi viết ra những nhận xét rất phiến diện và sai lạc về Đảng Việt Tân nói trên.
Trước hết, cho đến nay, chưa có người nào hay nhóm nào đã viết ra nhận xét mang tính quy chụp không những thiếu nghiêm chỉnh mà còn xúc phạm đến lý tưởng đấu tranh của toàn thể Đảng Viên Việt Tân như ông Tống Văn Công đã làm, rằng Đảng Việt Tân do Bắc Kinh lập ra. Không biết ông Công đã dựa vào những tài liệu nào và đã có dành thời giờ tìm hiểu về Đảng Việt Tân trước khi viết ra những nhận xét nói trên hay chỉ nghe qua những lời bêu rếu của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, để vô hình chung tiếp tay cho bộ máy tuyên truyền Cộng sản Việt Nam dán nhãn Đảng Việt Tân là do Bắc Kinh lập ra trong lúc cao trào chống Trung Quốc đang bùng lên mạnh mẽ ở trong nước; như Hà Nội đã từng dán nhãn Đảng Việt Tân là tổ chức khủng bố nhưng không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cách đây vài năm, và nay đã phải rút lại vu cáo đó vì không một chính phủ nào trên thế giới chấp nhận.
Đảng Việt Tân được thành lập từ năm 1982, cách nay 30 năm với hai mục tiêu đấu tranh rõ rệt: 1/Chấm dứt sự cai trị độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam và xây dựng nền móng dân chủ; 2/ Vận động nỗ lực Canh tân gấp rút để có một nước Việt Nam tự do và tiến bộ về mọi mặt. Vì chỉ một Việt Nam như vậy mới có thể chống trả mọi cuộc xâm lược.
Điều cần nói thêm là trước sự gây hấn của Trung Quốc có chủ ý và liên tục trong thời gian gần đây tại Biển Đông và trước sự bế tắc của đảng CSVN đối với “người anh cả và người đồng chí Trung Quốc” trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, ngày 21 tháng 6 năm 2011, Đảng Việt Tân đã công bố lập trường 4 điểm về chủ quyền của đất nước. Trong đó, Đảng Việt Tân khẳng định rằng vấn đề chủ quyền trên Biển Đông phải được Quốc Tế Hóa và giải quyết bằng cách thương thuyết đa phương. Mọi âm mưu thông đồng song phương với Trung Quốc đều nguy hiểm và bất lợi cho dân tộc Việt Nam. Với sự khẳng định rõ ràng và minh bạch bằng cả lời nói và việc làm như vậy cho thấy là Đảng Việt Tân quyết tâm cùng dân tộc bảo vệ đất nước, chống lại chính sách bá quyền của Bắc Kinh và cực lực phản đối hành động thông đồng dâng nhượng đất nước của lãnh đạo đảng CSVN.
Thứ hai, ông Tống Văn Công cho rằng Đảng Việt Tân đã “lợi dụng sự hy sinh của đảng viên để nổi tiếng” khi xác nhận anh Phạm Minh Hoàng là Đảng Viên Việt Tân trong khi anh Phạm Minh Hoàng và vợ “cố chối không là Việt Tân”. Khi viết như vậy, ông Tống Văn Công đã dựa vào cảm giác chủ quan và những điều dựng đứng do nhà cầm quyền CSVN đưa ra, mà không dựa trên thứ tự các dữ kiện. Đảng Việt Tân chỉ xác nhận đảng tịch của anh Phạm Minh Hoàng SAU KHI biết rõ anh đã thừa nhận điều đó với công an. Và việc xác nhận của đảng Việt Tân chỉ để có thể vận động chính thức áp lực từ thế giới, đặc biệt là chính giới Pháp cho anh Phạm Minh Hoàng.
Ông Tống Văn Công có quyền không đồng ý việc Đảng Việt Tân lên tiếng trước công luận về những khó khăn, thiệt hại của tổ chức đến từ sự trấn áp của chế độ Hà Nội. Tuy nhiên, ông Tống Văn Công không thể dựa vào những xuyên tạc của nhà cầm quyền CSVN để quy chụp và phê phán một cách sai lạc về những hy sinh tranh đấu của Đảng Viên Việt Tân.
Trong quá trình 30 năm đấu tranh, Đảng Việt Tân có rất nhiều đảng viên đã hy sinh, đã bị tù tội trên con đường tranh đấu; nhưng những con số mà dư luận bên ngoài biết đến thật rất nhỏ, bởi vì Đảng Việt Tân chỉ lên tiếng trước công luận về những hy sinh, bị bắt của Đảng Viên khi mà sự an nguy của họ và gia đình ở mức trầm trọng trước sự đe dọa, trả thù một cách tàn độc của chế độ CSVN. Đảng Viên Việt Tân tâm niệm những hy sinh đóng góp của mỗi cá nhân và toàn đảng là để phục vụ cho chiến thắng cuối cùng là xây dựng một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ, nhân bản và phú cường. Đảng Việt Tân chỉ là phương tiện để phục vụ cho mục tiêu cao cả nói trên của toàn thể dân tộc. Với tâm niệm sẵn sàng là phương tiện để đất nước đi lên, Đảng Việt Tân không có nhu cầu khoe khoang thành tích; và trong tinh thần phục vụ tuyệt đối đó, mọi đóng góp, hy sinh và thành quả cụ thể của mỗi Đảng Viên Việt Tân – dù được dư luận biết đến hay không – đều là những dâng hiến cho đất nước.
Trường hợp anh Phạm Minh Hoàng mà ông Tống Văn Công nêu ra để dẫn chứng “Việt Tân thí quân lấy tiếng” là không đúng sự thật. Anh Phạm Minh Hoàng bị công an Sài gòn ra lệnh bắt vào ngày 13 tháng 8 năm 2010. Lệnh bắt ghi là thành viên của tổ chức Việt Tân, truy tố theo điều 79 của luật hình sự. Mặc dù tin tức này đã được các báo đài lớn loan tải rộng rãi; nhưng Đảng Việt Tân giữ im lặng. Sau khi chị Oanh, vợ anh Phạm Minh Hoàng lên tiếng cầu cứu dư luận vào ngày 17 tháng 8, Đảng Việt Tân tuy lên tiếng về vụ đàn áp này của công an; nhưng không hề xác nhận anh Phạm Minh Hoàng là người của đảng Việt Tân.
Mặc dù lên tiếng và đã kêu gào nhiều nơi, chị Oanh vợ anh Phạm Minh Hoàng không biết chồng mình bị giam ở đâu, không được thăm nuôi, phía cơ quan an ninh thì không chịu tiếp và không trả lời. Sau gần 1 tháng chống chỏi trong sự tuyệt vọng và lo âu nói trên, ngày 6 tháng 9, chị Oanh vợ anh Phạm Minh Hoàng đã phải lên tiếng bày tỏ sự lo ngại là anh Hoàng sẽ bị giam giữ vô thời hạn và những tình huống xấu có thể xảy ra, như bị lãng quên, bị tra tấn, bức cung, chết trong tù… Trước tình hình này, Đảng Việt Tân đã không thể tiếp tục im lặng về trường hợp giam giữ anh Phạm Minh Hoàng. Sau khi trao đổi và được sự đồng ý của gia đình anh Phạm Minh Hoàng, ngày 9 tháng 9 năm 2010, Đảng Việt Tân mới lên tiếng xác nhận anh Hoàng là người của Việt Tân, để có thể chính thức vận động mọi áp lực cứu anh.
Trong quá trình tranh đấu cho chồng cũng như lên tiếng trên các làn sóng phát thanh, chị Oanh không bao giờ chối anh Phạm Minh Hoàng là Đảng Viên Việt Tân mà chỉ nói là chị không biết những hoạt động của anh. Trong khi đó, trước phiên tòa dàn dựng của Hà Nội vào ngày 10 tháng 8 năm 2011, anh Phạm Minh Hoàng đã xác định mình là Đảng Viên Đảng Việt Tân và chịu bản án 3 năm tù giam và ba năm quản chế tại địa phương. Những sự thật này cho thấy việc Đảng Việt Tân đã xác nhận anh Phạm Minh Hoàng là Việt Tân có sự đồng ý của gia đình và để sự vận động cứu anh Hoàng được hiệu quả hơn chứ không nhằm “lấy tiếng” như ông Tống Văn Công gán ghép.
Thứ ba, ông Tống Văn Công còn mỉa mai rằng: “Nếu đảng Việt Tân đưa được đảng viên đi biểu tình, hẳn họ sẽ không tiếc mạng sống của anh ta, lu loa ngay hòng đánh bóng cho danh tiếng của Việt Tân”. Nếu là một người tranh đấu thật sự vì dân tộc, hẳn ông Tống Văn Công phải hiểu rằng phát biểu của bà Phương Nga gán ghép “Việt Tân đang lợi dụng tình hình căng thẳng kích động nhân dân có những hành vi chống nhà nước” là để hù dọa những ai đi biểu tình là “liên hệ với khủng bố, phản động” hầu trấn áp, chia rẽ hàng ngũ đấu tranh. Nếu không là Việt Tân, công an CSVN cũng sẽ gán ghép một tổ chức nào đó là phản động để làm lý cớ ngăn chận sự đoàn kết giữa quần chúng và lực lượng đối kháng. Đây là âm mưu thâm độc của Hà Nội nhằm ngăn chận sự đoàn kết của phong trào chống Trung Quốc đang gây sức ép lên chế độ. Rõ ràng là chế độ CSVN đã thất bại trong việc ngăn chận lòng yêu nước của mọi thành phần quần chúng, thất bại trong việc răn đe, bắt giữ người biểu tình, và thất bại nặng nề trong việc tấn công và bêu rếu Đảng Việt Tân là lực lượng đang gây nhiều sức ép lên chế độ hiện nay. Người yêu nước đi biểu tình đã chẳng sợ cái mũ “phản động” của chế độ đội lên đầu họ, cũng chẳng e ngại đứng cùng những Đảng Viên Việt Tân yêu nước. Tất cả đã chia xẻ cùng một mục tiêu, một động lực, một chính nghĩa mà chẳng một thế lực hay xuyên tạc nào có thể chia rẽ.
Đảng Việt Tân cũng đã chủ động bẽ gãy thủ đoạn chia rẽ nói trên của CSVN bằng cách âm thầm tiến hành các nỗ lực liên lạc trao đổi trực tiếp với các cá nhân, các lực lượng đấu tranh tại Việt Nam. Đồng thời, Đảng Việt Tân quan niệm việc tham gia biểu tình chống Trung Quốc là quyền của mọi công dân Việt Nam yêu nước, vượt lên trên sự chi phối của các đoàn thể, đảng phái. Trong tinh thần đó, suốt hơn 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua tại Hà Nội lẫn Sài Gòn, đều có Đảng Viên Đảng Việt Tân tham gia như bao đồng bào khác. Anh chị em Đảng Viên Việt Tân đã vận động nhiều người cùng đi biểu tình vào mỗi sáng chủ nhật và coi đó là một nỗ lực quan trọng để góp phần dấy lên làn sóng yêu nước.
Tóm lại, tham gia đấu tranh chống lại chế độ độc tài CSVN là quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi công dân yêu nước. Tham gia biểu tình chống sự xâm lấn của Trung Quốc cũng là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân yêu nước.
Điều mà lãnh đạo đảng CSVN sợ hãi nhất lúc này là sự đoàn kết của toàn dân chống lại toan tính xâm lược dần dần của Trung Quốc mà chính họ đã chấp nhận chịu thua, dâng nhượng đất nước để tiếp tục nền cai trị độc tài. Lãnh đạo đảng CSVN sẽ làm hết sức để phân hóa sự đoàn kết toàn dân.
Với lòng yêu nước và trí tuệ của dân tộc, chúng tôi tin chắc chúng ta sẽ không rơi vào cái bẫy hiểm độc của những kẻ đang chủ mưu bán dần đất nước.
Nguyễn Quốc Quân

Lê Nguyên Hồng

hinh5.jpg?et=oB6FCo7P3ClCTKbUDtSlHA&nmid=0

Đảng Việt Tân đang hứng chịu đợt tổn thất lớn nhất trong hơn hai thập kỷ qua.
Theo thông tin mới nhất, đã có thêm 5 người theo Đạo Công Giáo thuộc Giáo Phận Vinh – Nghệ An bị nhà cầm quyền cáo buộc tham gia Đảng Việt Tân. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ đối mặt với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự áp đặt. Đây là sự việc tiếp theo chuỗi tổn thất lớn của Đảng Việt Tân từ năm 2010 đến nay, và là đợt tổn thất lớn nhất của họ trong hơn 2 thập kỷ qua.
http://giaithecongsan2011.multiply.com/photos/hi-res/1M/120
Một số thành viên trẻ của Đảng Việt Tân hoạt động tại quốc nội
Những người bị bắt giữ và bị cáo buộc là các anh:Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Văn Duyệt (đều 31 tuổi), Hồ Đức Hòa 37 tuổi, Đặng Xuân Diệu 32 tuổi, Nguyễn Xuân Anh 29 tuổi. Như vậy, chỉ từ tháng 8 năm 2010 đến nay, đã có hàng chục thành viên Đảng Việt Tân ở trong nước bị bắt bớ, giam cầm. Đáng chú ý nhất là đối với trường hợp giáo sư Phạm Minh Hoàng – Giảng viên Khoa Toán, Trường Đại Học Bách Khoa Sài Gòn – Người vừa mới bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế.
Để có được những thành viên hoạt động trong nước, chắc chắn về mặt tổ chức, Việt Tân đã phải mất rất nhiều công sức tìm tòi, đào tạo và kết nạp thành viên. Theo những nhân chứng do các đảng viên Đảng Việt Tân trao đổi công khai, thì việc kết nạp đảng viên mới của họ rất chặt chẽ và thận trọng. Đơn cử như đối với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy thì chị đã phải thử thách trong hai năm mới được chính thức kết nạp đảng viên. Hoặc cụ thể hơn là đối với trường hợp của chị Ngô Thị Mai Hương (văn sĩ, thi sĩ Hương Giang), đã ủng hộ Việt Tân từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nhưng vì cả lý do chủ quan và khách quan, cách nay 2 năm chị mới chính thức được kết nạp vào Đảng Việt Tân.
Khó khăn của Đảng Việt Tân là khó khăn chung cho bất kỳ một đảng phái nào chủ trương đấu tranh Bất bạo động trên thế giới. Một khi chấp nhận đấu tranh ôn hòa thì chí ít, một tổ chức, đảng phái, phải có những thành viên hạt nhân hoạt động công khai hoặc bán công khai. Điều đó làm cho họ rất dễ bị phát hiện. Và đối với một thể chế Độc Tài, họ thường bất chấp pháp luật, mà gán ghép cho các nhà đấu tranh ôn hòa những tội danh tưởng tượng, ví dụ tội “tuyên truyền” hay “âm mưu lật đổ” một cái gì đó như ở Việt Nam…
Những ngày này Website viettan.org của Đảng Việt Tân cũng đã bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), khiến trang này bị tê liệt hoạt động. Không biết còn phải mất bao lâu nữa thì các thành viên quản trị của họ mới khôi phục được hoạt động cho Website Việt Tân.
Trên thực tế từ Đại hội Đảng Việt Tân năm 2006, ông Tổng bí thư Lý Thái Hùng đã có bài phát biểu nêu rõ chủ trương công khai hoạt động tại quốc nội. Một bằng chứng rất rõ ràng khác là thực hiện chủ trương này thì đã có những đảng viên cao cấp của Việt Tân về nước bán công khai như tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, chị Nguyễn Thị Thanh Vân, anh Somsak Khumi, anh Trương Văn Sĩ vv… Và sau đó là một số đảng viên Việt Tân khác từ nước ngoài công khai về Việt Nam “thăm nuôi” những anh chị bị bắt, thực chất là họ cố tình thực hiện chủ trương công khai hóa hoạt động tại quốc nội…
Bao giờ cũng vậy, thời kỳ suy tàn của một chế độ, nhất là đối với chế độ Độc tài Cộng Sản, chính là lúc nó hung hãn nhất, tàn bạo nhất. Điểm lại bối cảnh các nước Đông Âu trước đây, trong cơn giãy chết, tại những nước như Ba Lan, Séc Bi, Ru Ma Ni, Đông Đức vv.., chế độ Cộng Sản đã ra tay bắt bớ và kết án vội vã hàng ngàn người dân lương thiện khát khao tự do. Thậm chí họ còn bắn giết, đầu độc, thủ tiêu tràn lan, gây bao tội ác tột cùng. Nhưng cuối cùng ngày tàn của chế độ Công Sản ở Đông Âu vẫn cứ phải đến…
Vấn đề đảng phái và đấu tranh ôn hòa mang bản chất của quyền sống và sự phát triển, thông qua cạnh tranh lành mạnh. Nếu thủ tiêu đấu tranh thì xã hội không thể tiến lên phía trước, bởi không có sự cạnh tranh thì sức ỳ, và nhất là căn bệnh bảo thủ sẽ đẩy lùi sự đi lên của đất nước. Người ta không thể tìm ra nhân tố mới, nếu không có sự chọn lọc thông qua cạnh tranh.
Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn tự coi mình là “đạo đức, văn minh, tiến bộ”, vậy thì họ chẳng cần phải lo lắng điều gì vì chắc chắn họ sẽ được nhân dân chọn làm người chèo lái đất nước. Nếu họ đảm bảo rằng mình “trong sạch, vững mạnh” thì cho dù có đến hàng trăm đảng phái giống như Việt Tân cạnh tranh, đấu tranh với họ, thì vị thế cầm quyền của họ vẫn vững vàng. Việc gia tăng đàn áp, bắt bớ người lương thiện tay không, vô tội, đã thể hiện tâm lý run sợ của kẻ yếu, và đặc biệt càng làm cho bàn dân thiên hạ thấy rằng: Họ không có chính nghĩa.
Đối với Việt Nam hiện nay, khi mà vị thế địa lý đang là con bài được đem ra làm lá chắn trước áp lực cải thiện dân chủ đến từ Châu Âu và Mỹ, chế độ Độc tài đang quyết tâm dập tắt những tiếng nói đấu tranh ôn hòa bằng những bản án tù nặng nề và những phiên tòa bất chấp công lý. Thế nhưng rồi sẽ đến một ngày, nhà tù của họ không thể chứa nổi hàng chục triệu người dân Việt, vì ai cũng lên tiếng đấu tranh, ai cũng làm “phản động”. Đó là ngày chế độ phải sụp xuống, trả lại quyền lực về tay những ông chủ đích thực của đất nước, đó là nhân dân Việt Nam.
Đảng Cộng Sản Việt Nam hãy nhìn gương những nhà Độc tài Cộng Sản ở Đông Âu trước đây, điển hình là Milosevich và Ceausescu, thế giới Ả Rập ngày nay là Mubarak, Gaddafi. Nếu họ cứ nhắm mắt tước đoạt quyền đấu tranh ôn hòa của người dân, gia tăng bắt bớ, đàn áp người vô tội, thì sẽ đến lúc kịch bản Đông Âu ngày nào, và Bắc Phi – Trung Đông hôm nay sẽ dành cho chính họ.
Lê Nguyên Hồng

Thêm bốn người bị cáo buộc theo Việt Tân

thứ tư, 24 tháng 8, 2011
http://giaithecongsan2011.multiply.com/photos/hi-res/1M/121
Cộng đoàn Vinh ở Hà Nội và Giáo phận Vinh đã tổ chức một số buổi cầu nguyện cho những người bị bắt
Bộ Công an Việt Nam đã cáo buộc thêm bốn người công giáo tham gia đảng Việt Tân và nói họ có hành vi “lật đổ” theo Luật Hình sự.
Nguồn tin từ các gia đình nói với BBC họ nhận được thông báo của Bộ Công an đề dấu bưu điện ngày 18/8. Trong khi đó, trả lời BBC chiều nay, Tổng Bí thư đảng Việt Tân, ông Lý Thái Hùng, nói những người này không liên quan tới Việt Tân.
Đó là hai người có quan hệ họ hàng và từng là bạn học Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Văn Duyệt, cả hai đều 31 tuổi. Hai người còn lại là anh Hồ Đức Hòa, 37 tuổi và anh Đặng Xuân Diệu, 32 tuổi.
Anh Diệu là thành viên của tổ chức Bảo vệ sự sống, nhóm có sứ mạng tuyên truyền lý tưởng sống cho thanh niên, hiến máu cho các bệnh nhân nghèo và vận động chống phá thai.
Như vậy đã có năm người bị cáo buộc “có hành vi tham gia tổ chức phản động Việt Nam Canh Tân Cách mạng Đảng, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, phạm vào điều 79 Bộ Luật Hình sự”.
Người thứ năm là anh Nguyễn Xuân Anh, 29 tuổi mà BBC đã đưa tin hôm 18/8. Tất cả những người này đều quê ở Nghệ An và hiện đều đang bị giam giữ tại trại B14 ở xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
Tiếp tế
Gia đình của năm người nhận được thông báo về thân nhân đã lên Hà Nội trong ngày 23/8 để gặp mặt người thân nhưng bị từ chối. Anh Nguyễn Văn Thu, anh trai của anh Nguyễn Văn Duyệt nói lúc đầu phía công an cũng không nhận đồ tiếp tế mà người thân của những người đang bị giam giữ mang đến.
Anh Thu nói anh biết em trai anh có tham gia các hoạt động từ thiện Công giáo nhưng không biết tới các hoạt động gì có thể bị gọi là liên quan tới Việt Tân.
“Anh nhà em là một người sống đạo đức, tốt lành, làm gì có ý nghĩ lật đổ chính quyền Việt Nam được.” Chị Nguyễn Thị Cảnh nói về anh trai Nguyễn Văn Oai
Trong khi đó chị Nguyễn Thị Cảnh, em gái của anh Nguyễn Văn Oai cũng nói: “Gia đình em rất là ngạc nhiên và rất là bức xúc vì thấy họ kết tội anh vô cớ quá đi. …Một mình anh nhà em với mấy người đó sao mà lật đổ được.
Gia đình những người bị bắt đã lên án cách bắt giữ mà họ gọi là “bắt cóc” của chính quyền. Ba anh Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu và Nguyễn Văn Oai bị bắt ở sân bay Tân Sơn Nhất trong khi một số người khác bị bắt khi đang đi trên đường.
Hà Nội ‘khinh thường lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam’
Phỏng vấn tổng bí thư đảng Việt Tân
Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt
Thursday, August 25, 2011 7:09:28 PM
Trong thời gian gần đây, công an tại Việt Nam đã bắt giữ một số người và cáo buộc họ là đảng viên Ðảng Việt Tân; cùng lúc đó, báo chí Trung Quốc viết rằng “các thế lực người Việt ở nước ngoài đang muốn lật đổ chính quyền cộng sản Việt Nam.” Ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng (gọi tắt là Việt Tân) giải thích về những lời cáo buộc này trong bài trả lời phỏng vấn của báo Người Việt.
***
Ðinh Quang Anh Thái (ÐQAT): Cách đây hơn một tháng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN là bà Phương Nga nói rằng: “Ðảng Việt Tân đang lợi dụng tình hình căng thẳng để kích động nhân dân Việt Nam có những hành vi chống nhà nước”; xin nghe ý kiến của ông Hùng về lời tuyên bố này của bà Nga?
Ông Lý Thái Hùng (LTH): Thưa anh, có thể nói ngay rằng tuyên bố của bà Phương Nga có 2 điểm cần làm sáng tỏ.
http://giaithecongsan2011.multiply.com/photos/hi-res/1M/122
Ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng.
Trước hết, chỉ có tình hình căng thẳng giữa Bắc Kinh và nhân dân Việt Nam chứ không hề có sự căng thẳng giữa lãnh đạo Trung Cộng và Việt Cộng.
Vì rõ ràng Hà Nội vẫn tiếp tục tụng niệm 16 chữ vàng; tiếp tục cho các khu biệt lập của người Hoa mọc lên trên khắp đất Việt, kể cả những vùng mang tính chiến lược quân sự như cao nguyên Trung phần và dọc theo biên giới; tiếp tục dâng nhượng từ lãnh thổ đến khoáng sản và quyền lợi kinh tế của Việt Nam. Hơn thế nữa, Hà Nội còn đang thay mặt Bắc Kinh trấn áp lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Ðiểm thứ nhì là dù có hay không có sự xâm lấn của Trung Quốc, chúng tôi vẫn cố sức trình bày căn nguyên của tình trạng tụt hậu cùng các quốc nạn hiện nay; và đã cố sức cùng dân tộc đấu tranh để tháo gỡ xiềng xích độc tài đang trói buộc tiềm năng canh tân của dân tộc. Nay với tình trạng ngoại bang xâm lấn trong lúc sức lực của đất nước quá yếu sau bao thập niên tụt hậu và những kẻ cai trị lại thông đồng với kẻ thù, nỗ lực đấu tranh lại càng cấp bách để lấy lại sức của dân tộc cho nỗ lực bảo vệ đất nước.
Do đó, những kiểu nói Việt Tân kích động nhân dân Việt Nam làm bất cứ chuyện gì đều chỉ cho thấy sự khinh thường của người nói câu đó đối với trí tuệ và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Lãnh đạo đảng CSVN không phải là những kẻ cai trị đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chủ trương dâng nhượng đất nước để được yên thân, để được tiếp tục ngồi ghế cai trị. Nhưng dân tộc chúng ta chưa bao giờ chấp nhận điều đó và sẵn sàng hy sinh ngay cả xương máu để giữ gìn tiền đồ cha ông cho các thế hệ con cháu tương lai.
Truyền thống yêu nước của người Việt Nam đang hiện lên ngày hôm nay. Hơn ai hết, lãnh đạo CSVN biết rõ sức mạnh của lòng yêu nước đó. Nay họ đang lo sợ và cố gắng tạo chia rẽ để những người yêu nước không thể kết hợp lại và không lan rộng ra được với những người chung quanh.
ÐQAT: Lý do nào Hà Nội cứ đổ cho Việt Tân như thế mà không nhắm vào các tổ chức đảng phái khác đang hoạt động ở tại Việt Nam hay hải ngoại?
LTH: Thưa anh, các hoạt động của đảng viên Ðảng Việt Tân ở trong và ngoài nước đã và đang tạo nhiều sức ép lên chế độ Hà Nội nên CSVN phải phản công. Ðặc biệt lý do khiến đảng Việt Tân bị CSVN thù hằn nhất, là nỗ lực quảng bá phương pháp Ðấu Tranh Bất Bạo Ðộng đến mọi cá nhân, đoàn thể muốn đem lại những đổi thay tích cực trên đất nước mà vẫn tránh đổ máu và tàn phá. Sau khi thấy sức mạnh và kết quả của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Bắc Phi, lãnh đạo Hà Nội lại kéo chúng tôi ra dán nhãn, từ “khủng bố” đến “phản động” rồi “kích động.” Tôi nghĩ đó cũng là điều dễ hiểu thôi.
ÐQAT: Một mặt trong nước thì Việt Tân bị nhà cầm quyền kết tội “kích động nhân dân Việt Nam chống nhà nước,” mặt khác, ở hải ngoại lại có dư luận cho rằng Việt Tân “chống đối cuội,” “đi đêm với đảng cộng sản để tạo đối lập giả”; ông giải thích như thế nào về hai cáo buộc trái chiều này?
LTH: Nếu tìm hiểu sâu vào chi tiết, hai luận điệu có vẻ trái ngược đó đều xuất phát từ một nguồn, đó là chế độ CSVN. Khi sử dụng 2 luận điệu đó, CSVN trông cậy vào tình trạng độc quyền và bưng bít thông tin trong nước cũng như hiện tượng theo dõi hời hợt và khẳng định vô tội vạ của một số người tại hải ngoại.
Nhưng chúng tôi tin những hoạt động của Ðảng Việt Tân trong 30 năm vừa qua, và những hy sinh mà các đảng viên Việt Tân ở mọi cấp đang dâng hiến cho đất nước đủ để minh chứng sự thành tâm và lòng quyết tâm của chúng tôi trong nỗ lực tranh đấu vì tương lai của dân tộc.
Ðiều đáng mừng là bất kể những đòn phép dán nhãn, hù dọa của CSVN trong những năm qua, chúng tôi vẫn tiếp tục mở rộng được vòng cảm thông và hợp tác tích cực với nhiều cá nhân và lực lượng ở trong và ngoài nước.
ÐQAT: Có người nhân cách đứng đắn, lập trường chống Cộng rất quyết liệt nhưng vẫn cứ dè dặt và e ngại Việt Tân, ông nghĩ sao?
LTH: Có thể những vị này không có điều kiện biết rõ những chủ trương và hoạt động của Ðảng Việt Tân và có thể chỉ nghe qua những xuyên tạc, vu cáo từ CSVN hay từ một số người đã có sẵn những thành kiến đối với chúng tôi nên dè dặt và e ngại. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm hoạt động trong thời gian qua, nếu có điều kiện tiếp xúc và trao đổi với những vị nói trên, đa số chúng tôi đều có thể giải tỏa mọi e ngại hay những thắc mắc của họ đối với các nỗ lực của Ðảng Việt Tân.
ÐQAT: Tờ Thế Giới Tân Văn của Trung Quốc mới đây đăng bài viết tựa đề “Ai kích động biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam” và cho rằng “sau các cuộc biểu tình là bóng dáng của Mỹ” và “các thế lực người Việt ở nước ngoài”; theo nhận định của ông thì tại sao cả hai chế độ cộng sản Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều đồng thanh hô hoán như thế vào thời điểm này?
LTH: Thưa anh, từ sau Hội Nghị Thành Ðô tại Trung Quốc hồi tháng 10 năm 1990, lãnh đạo đảng CSVN đã và đang đi theo mọi sự điều hướng của Bắc Kinh. Do đó, người ta không ngạc nhiên về thái độ “hèn với giặc – ác với dân” của lãnh đạo Hà Nội trong suốt nhiều thập niên qua về vấn đề Biển Ðông và đặc biệt là sự hung hãn của công an đối với các đoàn biểu tình từ đầu tháng 6 đến nay. Trên căn bản đó, báo lề phải của cả 2 chế độ ca cùng một bài bản là điều dễ hiểu.
Nhưng mặt khác, hiện tượng Trung Quốc phải cho báo đài của họ nhập cuộc cũng cho thấy Trung Quốc bắt đầu lo ngại về khả năng và ý chí trấn áp của lãnh đạo CSVN, cụ thể như cái lệnh cấm biểu tình không ai dám ký của UBND Hà Nội vào tuần trước.
ÐQAT: Cám ơn ông đã trả lời phỏng vấn của Người Việt.

Không có nhận xét nào: