Pages

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

TQ bắt đầu thử hàng không mẫu hạm



Hàng không mẫu hạm đầu tiên của TQ làm dấy lên quan ngại về tham vọng quân sự của Bắc Kinh


Tân Hoa Xã cho hay, hàng không mẫu hạm đầu tiên của hải quân Trung Quốc bắt đầu chuyến thử nghiệm trên biển hôm thứ Tư 10/8/2011.

Hãng này dẫn nguồn tin quân đội nói tàu sân bay vốn được cải biến từ một tàu chiến cũ của Hải quân Liên Xô này đã rời xưởng đóng tàu ở phía đông bắc và cuộc thử nghiệm “sẽ diễn ra trong thời gian ngắn”.

Hành động này có khả năng làm dấy lên các quan ngại mới xung quanh tốc độ phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc.

Bắc Kinh hiện đang liên quan một số tranh chấp lãnh hải, đặc biệt là khu vực Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Tin cho hay, sáng thứ Tư,10/8/2011, chiếc hàng không mẫu hạm đã rời xưởng đóng tàu ở cảng Đại Liên thuộc khu vực tỉnh Liêu Ninh ở đông bắc Trung Quốc.

Tân Hoa Xã cho hay: “Theo nguồn tin từ quân đội, chuyến ra khơi thử nghiệm lần đầu của chiến hạm này là theo đúng kế hoạch trong dự án cải tạo tàu chiến.”

“Sau khi trở về từ chuyến đi này, hàng không mẫu hạm sẽ tiếp tục công việc cải tạo và thử nghiệm. ”

Hãng thông tấn này không cung cấp thêm bất cứ thông tin gì khác.

Xung đột biển đảoTàu sân bay này là một chiến hạm từ thời Xô Viết trước đây, từng có tên là Varyag.

Đây là một chiếc tàu thiết kế tương đối cũ và không phải do Trung Quốc chế tạo. Chiến hạm này được lắp ráp vào những năm 1980 cho hải quân Liên Xô , tuy nhiên nó chưa bao giờ được hoàn thành.

Khi Liên bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991, khung vỏ han gỉ của tàu Varyag bị bỏ lại tại một xưởng đóng tàu ở Ukraina.

Trong khi các tàu chiến khác của Xô Viết cũ bị cắt dỡ thành phế liệu, một công ty có liên hệ với Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc (PLA) đã mua lại tàu Varyag với lý do ban đầu là biến thành một casino nổi ở Macau.

Người ta phải mất nhiều năm để đưa chiếc tàu chiến này đến Trung Quốc bằng việc kéo nó đi khắp một vòng thế giới, từ đó cập cảng Đại Liên.

Vào tháng Sáu, PLA xác nhận rằng hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc đang được xây dựng.

Tuy nhiên, gần đây Bắc Kinh đã giảm nhẹ đi khả năng của chiến hạm này, rằng nó chỉ có thể dùng cho đào tạo và nghiên cứu.

Tuần trước, một nghiên cứu của quốc phòng Nhật Bản bày tỏ quan ngại về điều được gọi là Trung Quốc không giải thích rõ ràng các tham vọng quân sự của mình.

Trong năm 2010, Trung Quốc đã có nhiều đụng độ hải quân với Nhật Bản, Việt Nam và Philipines xung quanh các tranh chấp chủ quyền lãnh hải trong khu vực.

Không có nhận xét nào: