Pages

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

TRÒ CHUYỆN CÙNG BEO

Blog beo Chuyền Thông công cốc

*** Hôm qua, có hai bạn nhờ dẫn vào xem phiên xử Kù con. Một bạn đổi í không vô. Một bạn được nửa buổi alô, em chuồn thôi, thất vọng quá. Thế chú vỡ mộng về cái gì? Các luật sư chị ạ, toàn bắt bẻ nhau chuyện vặt. Chú hình dung các vị luật sư sẽ biến phiên tòa thành diễn đàn bảo vệ người yêu nước á. Ai bảo luyện HBO cho lắm, rồi nhiễm thói nghĩ, luật sư ta phải giống luật sư trên phimHollywood.

Trong những phiên tòa tương tự, Beo từng dẫn một bác, gọi chính xác là phần tử chống cộng cực đoan, vào coi. Kết thúc, bác thậm chí không dám nhìn thẳng vô mắt Beo khi nói, chị thua em rồi, trăm nghe đúng không bằng một thấy. Giờ, bác vẫn chống cộng như thường nhưng bớt hẳn cực đoan. Một lần khác, cũng một bác Việt kiều. Bác này dại dột, xem xử xong về viết một bài dài kể đúng những gì ông đã chứng kiến. Ông bị chuyền thông hải ngoại ném đá ngang đạo Hồi xử tội ngoại tình.

*** Không nói cũng biết, dăm vài trang web, báo, đài ra đời không nhằm mục đích làm truyền thông. Những chỗ có ý làm truyền thông lại hầu như không được tiếp cận trực diện với người thật việc thật. Họ chỉ nghe nói lại là chính, cộng thêm định kiến, nghe với mỗi một tai để sau đó, lí giải sự việc theo đúng định kiến có sẵn kia. Vậy nên, nguyên tắc tối thượng của người làm truyền thông là sự trung thực và nguyên tắc tối thượng của nghề truyền thông là tính xây dựng, họ thiếu cả hai. Beo gọi chuyền thông, là vì thế. Còn công cốc là nói đến hiệu quả, khi anh không tôn trọng các nguyên tắc, may mắn thu về được số 0. Đa phần cho đến giờ Beo quan sát, toàn số âm, ngay cả số 0 kia, cũng hiếm lắm.

*** Có lần, Beo hỏi một bác dất là to, chính quyền có lo lắng trước những sự chống đối của các văn xĩ chí thức. Bác ấy cười mà rằng, hành động trẻ con, trí thức gì.

Tội nghiệp, bao nhiêu chất xám bỏ ra, có khi bằng cả một đời xưng trí thức, để chứng minh bằng được chính quyền bán nước đàn áp người biểu tình, giờ bị ông Giám đốc công an Hà Nội sổ toẹt bằng dăm câu . Chờ xem, chưa hết đâu, thể nào cũng đôi co vớt vát thể diện.

Tội nghiệp, còn thủ dâm dăm ba hôm nữa trên chuyền thông, bỏ tù Kù là hèn nhát là sợ sức mạnh của phe chống đối.

Thời của giới Công – Nông lãnh đạo cách mạng đã hết. Nhưng giời ạ, trí thức – như mấy vận động viên việt dã biểu tình hay các thể loại Kù luật xư – thì chỉ dẫn được dân tộc này đi nằm vạ, là hết shit.

Hôm nọ vào trang “Dân luận” thấy bài “Chuyền Thông công cốc”của Beo có nhan đề viết sai chính tả từ “truyền thông”. Tưởng là “tại thằng đánh máy” nhưng không phải. Sau vụ “Đào Duy Quát”các bác đánh máy có cho ăn kẹo cũng chẳng dám đánh nhầm nữa. Tưởng Beo cố ý viết sai như kiểu “lộ hàng”của một vài ca sĩ, người mẫu để thu hút độc giả, cũng không phải. Thân thế, sự nghiệp, sự đứng đắn đàng hoàng, Beo đâu phải dùng tới “chiêu sexy”đó….Té ra đây là kiểu viết vẫn quen dùng để mai mỉa, chê bai. Đối tượng là truyền thông (tất nhiên là truyền thông không do nhà nước quản lý gọi ngắn gọn là truyền thông lề trái) và cả một vài đối tượng khác nữa. Bài viết ngắn, chẳng biết nên gọi là thể loại gì nhưng thấy nó “có vẻ”như bài của Đỗ Ngọc Bích năm ngoái nên mình bèn đọc kỹ và có đôi lời trao đổi cùng Beo.

“Nạn nhân” đầu tiên của Beo là các luật sư bào chữa cho Cù Huy Hà Vũ trong phiên tòa sơ thẩm. Cũng phải, ai bảo dám cả gan bào chữa cho người chống nhà nước. Họ bị chê một cách rất khách quan qua nhận xét của một người được Beo đưa vào dự phiên toà “mới được nửa buổi a lô, em chuồn thôi, thất vọng quá. Thế chú vỡ mộng vì cái gì? Các luật sư chị ạ, toàn bắt bẻ nhau chuyện vặt”. Nếu mình không lầm thì Beo và “nhiều đồng chí” nữa rất khoái khi nghe nhận xét này vì lầm tưởng nó đã gỡ gạc lại được phần nào thể diện của phiên tòa mà dư luận trong, ngoài nước đã ghép cho rất nhiều tính từ không lấy gì đẹp đẽ lắm như “kanguru”, “cẩu thả”, “lưu manh”, “ô nhục”. Còn anh chàng mà Beo cho là “nhiễm thói nghĩ” bởi xem HBO nhiều bị “vỡ mộng” cũng phải. Phiên tòa xử người chống đối nhà nước mà tang chứng chẳng có lấy một khẩu súng, vài gói thuốc nổ, dăm ba bó truyền đơn. Đã vậy lại còn liên quan cả tới hai bao cao su đã qua sử dụng, luật sư thì luôn miệng đòi hỏi quyền này, quyền nọ, đòi cả mấy cơ quan ở xa lắc xa lơ ở nước ngoài về làm nhân chứng thì quả là cũng “ vụn vặt” thật. Nhưng giá anh ta chịu khó ở lại nghe những điều “vụn vặt” đến cuối buổi sẽ được chứng kiến cảnh tượng ly kì gấp hàng vạn lần HBO. Đó là cảnh chủ tọa đuổi luật sư ra ngoài. Tiếp theo Beo khoe đã cảm hóa, chuyển loại được một nhân vật từ “chống cộng cực đoan” xuống “chống cộng bình thường” chỉ bằng một cách đơn giản là dẫn nhân vật này tới dự một phiên tòa tương tự. Thật là một sáng kiến tuyệt vời. Tù chính trị chưa xử ở Việt Nam nhiều, tha hồ cho nhà nước mở mỗi tuần vài phiên tòa và áp dụng sáng kiến của Beo. Chắc hẳn trong nhiệm kỳ của đại hội 11 đất nước sẽ sạch bóng “các lực lượng thù địch”. Nhưng mình không hiểu sao tới giờ mà Beo vẫn chưa phổ biến nó cho ngành truyền thông. Rồi phổ biến cho cả ngành công an trong đó có bạn thân của Beo nữa. Làm cho nhà nước không những không truyền hình trực tiếp mà ngay cả đưa tin về các phiên tòa chính trị cũng hết sức qua loa đại khái. Còn các đồng chí công an thì vẫn phải vất vả để bắt bớ, đánh đập người đứng ngoài phiên tòa, canh giữ giám sát người tham dự phiên tòa.

Nêu ra “nguyên tắc tối thượng của người làm truyền thông là sự trung thực và nguyên tắc tối thượng của nghề truyền thông là tính xây dựng” sau đó chứng tỏ truyền thông lề trái không có cả hai nguyên tắc này nên bị nhận điểm âm, điểm không. Một cách đánh giá, phê phán rất lô gic, bài bản. Chỉ tiếc rằng Beo đã không nhớ câu “vạch áo cho người xem lưng” khi quy kết cho truyền thông lề trái không có tính trung thực. Vì chính nó gợi ý cho độc giả so sánh sự trung thực giữa truyền thông lề trái và truyền thông nhà nước và khi so sánh họ sẽ thấy rõ loại nào giả dối hơn. Dù không nêu ra được một dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ truyền thông lề trái thiếu tính trung thực nhưng Beo cũng đã có mạch suy luận “Họ chỉ nghe nói lại là chính, cộng thêm định kiến, nghe với một tai để sau đó, lí giải sự việc theo đúng định kiến có sẵn kia”nên không trung thực. Nếu câu trên sửa đi một vài từ để trở thành “Họ chỉ theo đuôi nhau để đưa tin, cộng thêm định hướng, nghe bằng tai của nhà nước để sau đó, lí giải sự việc theo đúng định hướng đã vạch ra” thì hẳn Beo phải rõ hơn ai hết đây là đặc điểm của truyền thông nhà nước. Lại áp dụng mạch suy luận trên thì Beo thấy truyền thông lề trái và truyền thông nhà nước của Beo loại nào trung thực hơn? Giờ xin gửi tới Beo một số dẫn chứng cụ thể để so sánh tính trung thực của hai loại truyền thông trên. Nhân vật mà truyền thông nhà nước ca ngợi là huyền thoại đã bị truyền thông hải ngoại (nằm trong hệ thống truyền thông lề trái)vạch trần là bịp bợm lừa dối qua bộ phim “sự thật về Hồ Chí Minh” của linh mục Nguyễn Hữu Lễ. Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng bị truyền thông nhà nước dấu nhẹm nhưng nhờ có truyền thông lề trái mà đông đảo mọi người Việt Nam biết rõ. Những năm gần đây ngư dân Việt Nam thường xuyên bị hải quân Trung Quốc bắn giết, bắt bớ, đánh đập,… truyền thông nhà nước rất ít đưa tin hoặc có đưa tin lại không dám nêu đích danh thủ phạm. Nhờ có truyền thông lề trái mà nhân dân trong, ngoài nước biết tường tận các thông tin này. Vài tháng trước báo chí nhà nước bị báo lề trái vạch trần là bịp bợm khi đưa tin báo chí nước ngoài ca ngợi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là xuất sắc nhất châu Á. Vài ngày trước sau khi báo Hà Nội mới đăng lời phát biểu của tướng công an Nguyễn Đức Nhanh phủ nhận hành động đạp vào mặt anh Nguyễn Chí Đức của công an Minh thì đài RFA phỏng vấn trực tiếp nạn nhân vạch trần sự gian dối thiếu trung thực của báo Hà Nội mới và viên tướng công an. Khi đang viết bài này mình được biết VTV1 lại dùng xảo thuật để lừa mỵ nhân dân cả nước nhằm hạ thấp uy tín của Cù Huy Hà Vũ trong một phóng sự phát vào thời gian sau phiên tòa phúc thẩm. Còn rất nhiều ví dụ khác về tính gian dối, thiếu trung thực của truyền thông nhà nước mà trong phạm vi bài viết không thể kể hết cho Beo thấy. Về nguyên tắc xây dựng, tuy không nêu nhưng mình cũng rõ cái định nghĩa này của Beo. Đó là ủng hộ tuyên truyền cho các chủ trương chính sách của đảng. Đó là không được “cứ thấy sai là kỷ luật, là tha hồ chặt chém thì lấy ai làm cán bộ” như lời huấn thị của ông phó thủ tướng giờ là tân chủ tịch quốc hội. Đó là dù có mất nước cũng phải xây dựng tình hữu nghị Việt Trung theo tinh thần “4 tốt”, “16 chữ vàng”…Với định nghĩa này chẳng cần kiểm tra sát hạch cũng thấy ngay truyền thông lề trái chẳng thể nào đạt được. Bởi nó không muốn để tồn tại một chế độ thối nát, bảo thủ, bán nước, là tay sai cho ngoại bang.

“Nạn nhân” cuối cùng trong bài viết của Beo là các nhân sĩ, trí thức. So với cách coi “trí thức không bằng cục phân”, “trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ” của các “ đồng chí cũ”, Beo đã “đổi mới” hơn nhiều: chỉ gọi họ bằng những từ viết sai chính tả, coi hành động đấu tranh của họ là trò trẻ con, là tự sướng. Nói thật với Beo, tuy không phải là trí thức nhưng mình rất khâm phục trí thức bởi mình biết xã hội có phát triển, đổi thay hay không phụ thuộc rất nhiều vào tầng lớp này. Trong những năm gần đây trí thức ViệtNam chân chính đã làm được những công việc đáng kể như giác ngộ cho một bộ phận quần chúng nhân dân bước đầu có những hiểu biết về dân chủ, nhân quyền, tự do. Đã cho toàn dân thấy rõ nguyên nhân làm cho chế độ thối nát và những hiểm họa của đất nước. Đã phanh phui những sự thật mà để bảo vệ một chế độ thối nát nhà nước cộng sản đã cố tình che giấu coi nó là những bí mật ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Nhiều người trong số họ như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang A… đã sẵn sàng từ bỏ con đường bằng phẳng đầy vinh hoa, phú quý để bước vào con đường đấu tranh cho một Việt Nam tự do, dân chủ, tiến bộ đầy chông gai với tù đày, kìm kẹp, sách nhiễu,…luôn rình rập chỉ vì một nguyên nhân duy nhất là niềm tin về sự tốt đẹp của một chế độ tự do dân chủ. Sau khi một số cuộc cách mạng Hoa Lài ở Bắc Phi, Trung Đông thành công nhiều người đã nhận xét trí thức chân chính ở Việt Nam là chưa làm được gì nhiều để cải biến, đổi thay chế độ. Hẳn là khi nghe nhận xét này Beo cũng sung sướng, đắc chí như khi nghe anh bạn nhận xét về các luật sư ở đầu bài viết. Còn mình lại thấy những việc họ đã làm được là hết sức phi thường. Bởi họ cùng với một dân tộc đã không gặp may khi vừa thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu lại rơi vào ách kìm kẹp của một chế độ độc tài sắt máu, kiểm soát mọi ngõ ngách kể cả tâm hồn con người trong vòng hơn nửa thế kỷ. Nhưng mình chắc chắn rằng trong tương lai họ sẽ làm được nhiều việc hơn thế.

Cần phải nói rõ hơn về nguyên nhân khiến mình viết bài này. Đó là Beo đã xúc phạm các trí thức chân chính, xúc phạm những người yêu nước Việt Nam hơn nữa đã có một thái độ…Không tìm được trong từ điển tiếng Việt để diễn tả mình đành phải tìm ở trong các phản hồi tới các bài viết của Beo và tìm được từ “tưng tửng”. Âm điệu nghe có vẻ phù hợp nhưng còn nghĩa xin nhờ bà phó tổng biên tập.

Dù việc gửi đăng bài ở bất kỳ một diễn đàn nào đó là tự do miễn sao ban biên tập đồng ý nhưng mình vẫn chân thành khuyên Beo bằng hai câu kết bài thơ đề dưới bức tượng Bà Banh của tác giả Nguyễn Quỳnh : “Có ngứa gần đây nhiều gốc dứa Phô phang chi ở đám quân này”

8/2011 TRẦN HOÀNG LAN

Không có nhận xét nào: