Pages

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Văn Bút Quốc Tế phản đối bản án tù của ông Phạm Minh Hoàng

 Bản Tin LH Nhân Quyền VN ở Thụy Sĩ
         
Trong một Thông cáo/Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu ngày 15 tháng 8 năm 2011, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù lên tiếng phản đối bản án 3 năm tù giam và 3 năm tù quản chế mà tòa án CS đã tuyên phạt ông Phạm Minh Hoàng ngày 10 tháng 8 vừa qua.

 
          Giáo sư Phạm Minh Hoàng, 56 tuổi, có hai quốc tịch Pháp Việt, bị kết tội ‘’hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Hình luật CS. Thật ra, bộ chính trị Trung ương đảng Cộng sản không thể chấp nhận 33 bài ông viết chỉ trích chế độ độc tài CS đã được phổ biến trên trang nhựt ký điện tử dưới bút hiệu Phan Kiến Quốc. Ngày 13 tháng 8 năm 2010, ông bị bắt giam độc đoán suốt một năm trời mới được đưa ra tòa CS. Sau khi ông bị bắt, gia đình ông bị sách nhiễu theo lời tố cáo của thân nhân ông. Bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ ông, đã nhiều lần kêu gọi công luận quốc tế, nhứt là Pháp, can thiệp cho ông.
 
          Trong phiên tòa diễn ra vài tiếng đồng hồ ngày 10 tháng 8 năm 2011, chỉ có người vợ của tù nhân được phép chứng kiến cùng luật sư Trần Vũ Hải bàu chữa cho ông. Bản án tù mà tòa CS áp đặt đối với ông Phạm Minh Hoàng rõ ràng là một phán quyết hoàn toàn bất công và phi pháp của một ngụy quyền lệ thuộc ngoại bang để tồn tại, chỉ biết hành sử bằng bạo lực và gian dối đối với đồng bào bất hạnh bị thống trị. Cũng giống như tất cả những bản án tù khắc nghiệt khác, được viết thành văn hay không vì chẳng hề xét xử công minh, mà CS đã dành cho những nhà cầm bút dân chủ đối kháng, luật sư bênh vực nhân quyền cùng những người yêu nước, gồm cả hàng chục ngàn tù chính trị trong nhiều thập niên qua. Gần nhứt là các vụ xử phúc thẩm nhà văn Vi Đức Hồi, nhà luật học Cù Huy Hà Vũ, vụ bắt giam lại Linh mục Nguyễn Văn Lý còn bại liệt một phần thân thể, vụ nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị biệt giam và mất ‘’tay’’ vì bị tra tấn dã man hay vì tai nạn khi lao động khổ sai cưỡng bách mà chẳng ai biết rõ nguyên nhân, v.v.
 
          Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù thúc giục nhà cầm quyền CS trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho ông Phạm Minh Hoàng cùng tất cả những tù nhân ngôn luận và lương tâm ở Việt Nam vì sự giam nhốt những người đó xâm phạm Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà nước cộng sản đã ký kết.
 
Văn Bút Quốc Tế gởi Kháng Nghị thư này đến nhà cầm quyền CSVN (Trương Tấn Sang, chủ tịch nhà nước). Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung tâm Văn Bút gởi ngay Kháng Nghị thư để đòi nhà cầm quyền CS trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tù nhân ngôn luận Phạm Minh Hoàng.
 
(Nguồn tin và tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù), hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc – Genève).
 
Genève ngày 15 tháng 8 năm 2011
Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.
PEN International Writers in Prison Committee (PEN WIPC)
Brownlow House, 50/51 High Holborn, London WC1V 6ER,
    RAPID ACTION NETWORK
15 August 2011
RAN 45/11
VIETNAM: Internet writer sentenced.
The Writers in Prison Committee of PEN International protests the three-year sentence handed down to French-Vietnamese university teacher and Internet writer Pham Minh Hoang on 10 August 2011 for his critical online writings.It calls for the immediate and unconditional release of Pham Minh Hoang and all those currently detained in Vietnam in violation of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), to which Vietnam is a signatory.
The following information is taken from a 10 August 2011 alert by Reporters Sans Frontiers (RSF):
The verdict, passed today by a Hanoi court, was based on a charge of trying to overthrow the government. Hoang tried to “undermine national security,” Judge Vu Phi Long said during today’s trial. Hoang has decided to appeal and asks the French authorities to pressure the Vietnamese government to review his sentence, a friend said…
A politically-committed blogger using the pen-name of Phan Kien Quoc, Hoang wrote articles that circulated widely online on education, the environment and the defence of Vietnam’s sovereignty in its relations with China. He participated in a campaign against Chinese mining of bauxite in Vietnam’s central highlands and gave extra-curricular training in leadership to his students. He is also a member of the banned pro-democracy party Viet Tan.
Armed security agents tried to intimidate journalists during today’s trial and to dissuade them from covering the proceedings. The judge ruled that Hoang had “blackened the image of the country” and was guilty of “activities aimed at overthrowing the people’s government.” Arrested on 13 August 2010, Hoang spent almost a year in pre-trial detention. Under Vietnamese law, this will be discounted from the jail time he has to serve.
Hoang’s conviction comes just eight days after an appeal court upheld a seven-year jail sentence for another prominent blogger and dissident, Cu Huy Ha Vu. Nguyen Van Ly, a Catholic priest and editor of the underground publication “Tu Do Ngon Luan”, was returned to jail just two weeks ago after a year and a half on parole because of very poor health…
The legality of the activities of Hoang and the other jailed netizens is guaranteed by the Universal Declaration of Human Rights, the International Covenant on Civil and Political Rights and articles 35, 50, 53 and 69 of Vietnam’s own constitution. 
Please send appeals:
- protesting the detention of university teacher and Internet writer Pham Minh Hoang, and calling for his immediate and unconditional release in accordance with the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam is a signatory.
(…) * Ghi chú thêm: Kháng Nghị thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù còn được phổ biến trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu).

Không có nhận xét nào: