Pages

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Cuộc chơi lớn giữa Mỹ và Trung Quốc tại Myanmar


Tài liệu tham khảo đặc biệt TTXVN
Thứ sáu, ngày 16/12/2011
TTXVN (Niu Đêli 11/12) – Tờ “Indian Express” của Ấn Độ số ra ngày 7/12 đăng bình luận cho rằng chuyến thăm của bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên tới Mianma trong hơn 50 năm qua đã tạo ra động lực mới thúc đẩy quan hệ hai nước, song vẫn có hoài nghi về khả năng chuyến thăm này dẫn tới sự thay đổi thực sự ở Mianma cũng như quan hệ giữa Nâypiđô và Oasinhtơn. Nội dung bài viết như sau:
Tổng thống Mianma Thein Sein đã nồng nhiệt chào đón Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton, tại phủ tổng thống tráng lệ ở Nâypiđô, thủ đô mới của nước này trong bộ y phục Xarông truyền thống. Quan hệ giữa hai bên tỏ ra thân mật khi Tổng thống Thein Sein tỏ ra nóng lòng giải thích với bà Hillary Clinton với việc ông đang cố gắng như thế nào để thay đổi một đất nước quyệt quệ do một đảng cai trị thành một nước tốt hơn. Một cuộc trao đổi “thiết thực và khéo léo” (theo phía Mỹ) giữa hai bên đã được tiến hành sau bữa ăn nhẹ. Sau đó, cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ đã đến thăm Răngun để tiến hành cuộc gặp đầu tiên của bà với bà Aung San Suu Kyi, Thủ lĩnh Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD), một nhà lãnh đạo chính trị đối lập. Các sự kiện trên hứa hẹn một thởi kỳ “sáng sủa sẽ đến với Mianma sau hàng thập kỷ bị cô lập và chịu các lệnh cấm vận của phương Tây.

Thông điệp quan trọng nhất trong chuyến thăm của bà Hillary Clinton là sự sụp đổ tiến trình cải cách ở Mianma được bắt đầu một cách chậm chạp cách đây hơn một năm, nhưng đã lấy được đà tăng nhanh kể từ tháng 8 năm nay khi bà Aung San Suu Kyi đến Nâypiđô để gặp Tổng thống Thein Sein lần đầu tiên, cũng như việc Tổng thống Thein Sein tỏ ra thành thực nhận thầy sự cần thiết phải thay đổi Mianma. Chính thiện chí của bà Aung San Suu Kyi trong việc thừa nhận trên danh nghĩa cuộc cải cách đã thúc đẩy nhanh tiến trình này.
Trong hoàn cảnh hiện nay tại Mianma, người này đều cần có sự hợp tác của người kia. Mắt khác, Tổng thống Thein Sein, người nhận chức tháng 3/2011, rất cần “sự chấp thuận” của bà Aung San Suu Kyi để vượt qua sự “ngờ vực” của các chính phủ phương Tây và dân chúng. Chỉ có như vậy Mianma mới có thể tiếp cận trở lại được với hệ thống tài chính quốc tế. Về mặt này, bà Hillary Clinton đã mang một “món quà nhỏ” cho Tổng thống Thein Sein – các đại diện lớn của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tới Mianma để đánh giá các nhu cầu kinh tế của nước này. đây là bước quan trọng đầu tiên.
Mặt khác, bà Aung San Suu Kyi cũng rất cần cuộc cải cách của chính quyền Tổng thống Thein Sein nhằm đưa đảng NLD trở lại tham gia đời sống chính trị Mianma. Sau khi tẩy chay cuộc tổng tuyển cử năm 2010 với lý do có sự gian lận, đảng NLD vừa đăng ký hoạt động trở lại như một chính đảng và tiến hành chiến dịch vận động tranh cử trong cuộc bầu cử bổ sung sắp tới. Bản thân bà Aung San Suu Kyi sẽ ứng cử vào một trong 40 ghế bổ sung vào quốc hội. Nếu cuộc tổng tuyển cử trên được tổ chức trong điều kiện tự do và công băng thì sẽ là một mốc lịch sử đáng nhớ nữa trong tiến trình cải cách. Và nếu đảng LND thắng cử trong cuộc tổng tuyển cử tiếp theo vào năm 2015, thì người ta thậm chí có thể nói về khả năng bà Aung San Suu Kyi trở thành Tổng thống Mianma.
Tuy nhiên, vẫn còn sớm để có thể nói về điều đó. Trên thực tế ấn tượng đối với bà Hillary Clinton là tiến trình cải cách vẫn mong manh và rất có thể sẽ bị chệch hướng. Trước hết, trong chính quyền có các nhà cải cách, song cũng có những người theo đường lối cứng rắn. Họ sẽ không dễ dàng tư bỏ quyền lực của quân đội trong việc điều hành kinh tế và chính trị. Một trong số các bộ trưởng có tư tưởng cải cách nói về vấn đề đó như thế này: “Ở Mianma có 60 người có quyền hoạch định chính sách; 20 người đã nhìn thấy ánh sáng; 20 đang “ngủ’’ và 20 khác đang chờ xem nên ngả về phe nào”.
Hơn nữa, một số lánh đạo thuộc phe đối lập tỏ ra lo ngại rằng động thái “nồng ấm” của bà Hillary Clinton đối với chế độ hiện nay là hơi vội vã. Ông Myat thu, một trong số lãnh đạo phong trào sinh viên nổi dậy bị quân đội đàn áp năm 1988 cho rằng vấn đề được quan tâm lớn hiện nay đối với tiến trình cải cách tại Mianma là hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn tù chính trị vẫn chưa được trả tự do. Ông lo ngại rằng chính phủ đã nhận được sự quan tâm quá mức đến nỗi họ không thèm cân nhắc đến việc trả tự do cho bất kỳ tù chính trị nào nữa.
Tại đất nước Mianma, nhiều vấn đề trong nước đang gây ra nhiều sức ép. Tuy nhiên, đối với chính phủ Mianma và Mỹ, chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là sự điều chỉnh chiến lược đôi bên cùng có lợi trước sự nổi lên nhanh chóng của người hàng sóm phía Đông Bắc, Trung Quốc. Về mặt này, không giống vấn đề nhân quyền, Mỹ và Mianma có thể có nhiều điểm đồng thuận. Do không phải đối phó với bất kỳ sự cạnh tranh nào từ phương Tây, Trung Quốc đã dễ dàng chiếm đoạn nhiều nguồn tài nguyên dồi dào của Mianma như các loại gỗ quý hiếm, dầu mỏ, khí đốt, đá quý… mà không quan tâm nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường và phúc lợi của người Mianma. Kết quả cho thấy sự kìm kẹp của người Trung Quốc với Mianma ngày càng tạo sự phẫn nộ. Tổng thống Thein Sein rất nhạy cảm về vấn đề này, khi ông quyết định cho ngừng dự án xây dựng đập thuỷ điện trên sông Irrawaddy (tháng 9/2011) và đang cố gắng đa dạng hoá quan hệ thương mại và điều chỉnh chính sách ngoại giao ra khỏi su hướng phụ thuộc vào Trung Quốc. Vừa qua Tổng thống Thei Sein đã đi thăm Ấn Độ trong khi bộ trưởng quốc phòng ông Min Aung Hlaing thăm Việt Nam.
Chính quyền của Tổng thống Obama tuyên bố rằng châu Á – Thái Bình Dương hiện sẽ là ưu tiên mới của Mỹ và trong một cuộc chơi chiến lược đang được hình thành tại Đông Nam Á, Mỹ đang tăng cường quan hệ với đồng minh trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nếu Mianma có tể ngả nhiều hơn về phương Tây, điều này sẽ là một phần thưởng lớn.
Về phần mình, Trung Quốc đang tỏ ra cảnh giác. các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rất hạn chế trước khi bà Hillary Clinton tới Mianma đồng thời hạ thấp sự kình địch giữa Trung Quốc và Mỹ tại nước này. Tờ “Thời báo toàn cầu” với thiên hướng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đăng bình luận của một học giả bác bỏ việc các phương tiện truyền thông phương Tây nói rằng Trung Quốc đang tranh giành với Mỹ trong việc gây ảnh hưởng với Mianma.
Tuy nhiên, cũng tờ báo này, một ngày trước đã bình luận rằng “phương Tây đã nắm lấy cơ hội để đẩy Mianma thân Bắc Kinh ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, không thể để cho Mỹ muỗn làm gì thì làm, chon thời điểm đúng lúc, chỉ 3 ngày trước khi Ngoại trưởng Mỹ tới Mianma, Bộ trưởng Quốc phòng Mianma đã được Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, nhân vật được cho là sẽ kế vị chức chủ tịch nước từ ông Hồ Cẩm Đào, đón tiếp nồng nhiệt tại Bắc Kinh. Tại cuộc gặp này, hai bên đã tuyên bố “tăng cường quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước.
Cuối cùng, bài báo nhận định rằng Mianma đang đi nước đôi xem ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc chơi mới này.
***
TTXVN (Hồng Công 9/12)
Báo điện tử Liên hợp Buổi sáng của Xinhgapo ngày 8/12 đăng bài của bình luận viên Đài Truyền hình Vệ tinh Phượng Hoàng, học giả của Viện Brookings (Mỹ), Trịnh Hạo, cho biết Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có chuyến thăm lịch sử tới Mianma. Đây là lần đầu tiên trong 50 năm qua một Ngoại trưởng Mỹ đặt chân lên đất Mianma. Do đó, chuyến thăm Mianma của bà Hillary không chỉ có ý nghĩa đặt dấu mốc trong quan hệ giữa Mỹ và Mianma, mà còn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển trong tương lai của quan hệ Trung Quốc-Mianma cũng như quan hệ giữa ba nước Mỹ, Trung Quốc và Mianma. Rõ ràng, thông qua chuyến thăm ngắn ngủi và thiết thực của bà Hillary, quan hệ giữa Mỹ và Mianma bắt đầu tan băng, trạng thái đối địch về hình thái ý thức giữa hai nước cũng dần phát triển theo hướng “đối thoại và hợp tác”.
Cải cách chính trị ỏ’ Mianma có tiến triển, tình trạng bị quốc tế cô lập của Mianma kết thúc
Cần phải chí ra rằng việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary tới thăm Mianma có liên quan chặt chẽ tới những thay đổi về môi trường chính trị trong nước của Mianma. Sau khi Mianma tổ chức thành công bầu cử dân chủ đa đảng phái vào tháng 11 năm ngoái, màu sắc của chính quyền quân sự bắt đầu nhạt dần trên vũ đài chính trị, thay vào đó là chính quyền của “phái cải cách” có chủ trương ôn hòa và cởi mở. Sau khi Thein Sein nhậm chức Tổng thống, không khí chính trị ở Mianma đã có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là trong việc thực hiện “Lộ trình cải cách dân chủ bảy điểm”, chủ yếu được thể hiện ở các mặt sau:
Một là, trong đời sống chính trị, Mianma bắt đầu cho phép du nhập và chấp nhận quan điểm giá trị dân chủ, thúc đẩy cải cách dân chủ trong nước. Chính quyền Mianma chú trọng và tôn trọng hơn ý kiến của người dân, có thái độ cởi mở, bao dung chưa từng có đổi với các tố chức, chính đảng có truyền thống chống đối chính phủ. Ví dụ: Chính phủ Mianma đã dỡ bỏ lệnh giam lỏng lâu dài và tiến hành đối thoại với bà Aung San Suu Kyi; thả tù chính trị (đã tiến hành ba đợt)… Đồng thời, Chính phủ mới còn triển khai đối thoại với các thế lực theo chủ nghĩa li khai dân tộc ở các địa phương trong nước, thực hiện chính sách thiết thực, tích cực “tranh thủ, liên hợp, thỏa hiệp và hợp tác”, nỗ lực thực hiện hòa giải dân tộc ở trong nước. Các động thái này đều nhận được sự ghi nhận và ủng hộ của Trung Quốc, Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế.
Hai là, do thành tích nhân quyền của Mianma không được tốt, lại chịu sức ép và trừng phạt của các nước phương Tây trong thời gian dài, việc phát triển kinh tế dân sinh của Mianma bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi thành lập, chính phủ mới đã ra sức khởi xướng cải thiện dân sinh, nên càng cần tới sự giúp đỡ về kinh tế của phương Tây. Để đáp ứng yêu cầu của phương Tây, Chính phủ Mianma không thể không tiến hành cải cách dân chủ, dốc sức hóa giải các mâu thuẫn đối địch trong nước để sớm được phương Tây dỡ bỏ cấm vận. Rõ ràng, cách làm của Mianma là thiết thực và sáng suốt.
Ba là, các thế lực chống đối ở Mianma luôn nhận được sự ủng hộ lớn của các nước phương Tây trong đó có Mỹ, cho nên sau tổng tuyển cử càng không ngừng gây sức ép đối với chính phủ dân cử, hối thúc việc thực hiện cam kết cải cách, thể hiện thái độ mềm dẻo mong muốn hợp tác với chính phủ, đồng thời tỏ rõ mong muốn giúp đỡ chính phủ mở rộng không gian quốc tế, kết thúc trạng thái bị cộng đồng quốc tế cô lập trong thời gian dài.
Những bưóc đi thận trọng trong việc làm “tan băng” quan hệ giữa Mỹ và Mianma
Cho dù mong muốn tận dụng những sự thay đổi rõ rệt về môi trường chính trị ở nước này đế làm tan băng mối quan hệ căng thẳng trong thời gian dài với nước này, nhưng Mỹ không có ý để tiến trình này diễn ra quá nhanh nhằm tránh bị rơi vào cảnh tay trắng trong “canh bạc Mianma” với Trung Quốc. Khi gặp Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi, Ngoại trưởng Mỹ Hillary một mặt tích cực khẳng định những tiến triển mà Chính phủ Mianma đạt đứợc trong việc thúc đấy cải cách dân chủ, mặt khác cũng hối thúc Mianma tiếp tục đẩy mạnh cải cách dân chủ. Đặc biệt, bà Hillary còn đưa ra danh sách cải cách toàn diện trong tương lai cho Mianma, gôm: đoạn tuyệt quan hệ hợp tác quân sự với Bắc Triều Tiên, thúc đẩy cải cách chính trị, trong đó có việc cho phép tất cả các chính đảng tham gia tranh cử, ngừng việc đàn áp nhân quyền đối với người thiểu số, nhanh chóng thực hiện hòa giải dân tộc; thả toàn bộ tù chính trị và thực thi cải cách thể chế tư pháp như cho phép tự do tụ tập, tự do ngôn luận…
Mỹ làm như vậy rõ ràng là muốn đóng vai trò then chốt trong việc dẫn dắt một quốc gia thực hiện giá trị dân chủ phổ biến. Tuy nhiên có thể khắng định sự nồng ấm trong quan hệ giữa Mỹ và Mianma không có nghĩa quan hệ giữa hai nước này lập tức có Sự thay đổi thực chất. Mỹ sẽ không dỡ bỏ toàn bộ cấm vận đối với Mianma, cũng không cung cấp cho Mianma viện trợ kinh tế quy mô lớn và càng không vội vàng kết đồng minh quân sự với nước này.
Đối với Mianma, mong muốn lớn nhất của nước này là thông qua chuyến thăm lần này của bà Hillary để kết thúc trạng thái đối địch về hình thái ý thức giữa hai nước và nhận được những khoản viện trợ của Mỹ. Mianma trở lại với cộng đồng quốc tế, trước tiên phải được Mỹ thừa nhận. Nhưng cũng cần phai biết rằng nếu muốn nhận được sự đáp trả tương ứng, Mianma nhất định phải đưa ra cam kết chính trị đối với những kiến nghị của Mỹ trong việc tiếp tục thúc đấy tiến trình dân chủ, không loại trừ khả năng Mianma “chấp nhận hoàn toàn” yêu cầu của Mỹ. Trons đó, điều đáng chú ý nhất là trong các yêu cầu cua Mỹ có bao hàm việc đưa Mianma vào khung chiến lược chính trị và an ninh châu Á-Thái Bình Dương theo bố trí mới của Mỹ hay không.
Quan hệ giữa Mỹ và Mianma đưọc cải thiện không ảnh hưỏug nhiều ti Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, việc Mỹ và Mianma đến với nhau chỉ là vấn đề thời gian. Trung Quốc không cố ý và cũng không có sức đế ngăn chặn Mỹ và Mianma cải thiện quan hệ song phương. Nhưng điều làm Trung Quốc lo lắng là sự cải thiện’và phát triển trong quan hệ giữa Mỹ và Mianma có phải trả bằng cái giá là hy sinh quan hệ giữa Trung Quốc và Mianma hay không và liệu rằng những lợi ích của Trung Quốc tại Mianma có bị ảnh hưởng? Ngay trước chuyến thăm Mianma của Ngoại trưởng Mỹ Hillary, Chính phủ Mianma đã đơn phương ngừng một dự án hợp tác năng lượng quan trọng giữa Trung Quốc và Mianma – thủy điện Myitsone – khiến Trung Quốc thực sự cảm thấy có một mối đe dọa nào đó đang đến.
Nhưng tác giả của bài viết này cho rằng mối lo lắng của Trung Quôc e rằng phần nhiều đến từ phía nhân dân. Chính phủ Trung Quốc không chỉ có thái độ lạc quan đối với sự ổn định cơ bản trong quan hệ với Mianma, mà còn nắm trong tay quyền chủ động trong những vấn đề giữ ổn định quan hệ hai nước. Ví dụ: Sau khi dự án thủy điện Myitsone bị ngừng lại, phía Mianma đã cử phó Tổng thống cấp tốc sang Bắc Kinh gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo để giải thích. Thủ tướng Ôn Gia Bảo tỏ thái độ cứng rắn hy vọng phía Mianma thực hiện cam kết một cách thiết thực, tăng cường sự phối hợp và hiểu biết lẫn nhau, đảm bảo các hạng mục hợp tác song phương được thực thi thuận lợi. Trước đó không lâu, Mianma cũng cử tư lệnh lục quân tới thăm Trung Quốc, tuyên bố Mianma mong muốn duy trì tình hữu nghị truyền thống với Trung Quốc và tăng cường hợp tác giữa hai quân đội. Thẳng thắn mà nói, trong 61 năm qua kể từ khi Trung Quốc và Mianma thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước về tổng thể phát triển ổn định, phía Mianma sẽ không và cũng không nên quên rằng vào thời khắc khó khăn nhất vì bị cộng đồng quốc tế trừng phạt, Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp cho Mianma những khoản viện trợ kinh tế lớn. về điểm này, ngay cả bà A ung San Suu Kyi cũng nhiều lần bày tỏ sự cảm ơn đối với Trung Quốc.
Những thay đổi có thể xảy ra trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mianma
Tác giả của bài viết cho rằng vấn đề mà Chính phủ Trung Quốc cần phải xem xét là sau khi có những thay đổi rõ rệt về hình thái ý thức, liệu Mianma sẽ có những điều chỉnh cần thiết đối với sự phát triển trong quan hệ tương lai giữa nước này và Trung Quốc hay không. Các giá trị dân chủ và những nhận thức về ý nguyện của người dân ở Mianma sẽ tiếp tục được làm sâu sắc hơn. Nhưng đối với Trung Quốc, nước này không có sự thay đổi trong lĩnh vực hình thái ý thức trong một thời gian tương đối dài. Cùng với những chuyển biến về giá trị dân chủ ở Mianma, khoảng cách về hình thái ý thức giữa Trung Quốc và Mianma có khả năng sẽ lan tới quan hệ song phương, và Mianma có thể sẽ xem xét lại tình hữu nghị truyền thống với Trung Quốc. Lý do rất đơn giản, tình cảm “bà con” trước đây giữa Trung Quốc và Mianma là sản phẩm ‘thời đại đặc thù giữa hai hước, chứ không phải được xác lập trên cở sở quan niệm giá trị dân chủ được thế giới thừa nhận.
Trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mianma, áp lực mà Mianma phải đối mặt lớn hơn Trung Quốc rất nhiều. Điều này chủ yêu thế hiện ở việc Mianma. Sẽ lựa chọn chính sách như thế nào: hoàn toàn ngả vê phương Tây hay vẫn dựa vào Trung Quốc như trước đây? Hoặc là Mianma sẽ thực hiện “chiến lược cân bằng”, lấy lòng cả hai bên? Tác giả cho rằng nhiều khả nắng Mianma đi theo lựa chọn thứ hai. Nguyên nhân là:
Thứ nhất, Mianma không thỏa mãn với việc dựa vào Trung Quôc. Hơn nữa, Trung Quốc cũng không có năng lực để có thể làm cho các nước nhỏ, nước yếu, nước nghèo cảm thấy có thể dựa vào được. Trung Quốc chưa từng thực hiện chế độ thực dân ở bên ngoài, hiện nay càng không có khả năng này, do đó, không thể hy vọng nước khác dựa vào Trung Quốc lâu dài. Hơn nữa, đối với một số nước nhỏ, yếu, nghèo, việc dựa vào hai, ba nước lớn không phải là hiếm. Muốn đạt được lợi ích lớn nhất, việc Mianma lấy lòng nhiều phía là điều không thế tránh khỏi. Đương nhiên, một sự “cân bằng” tuyệt đối là không thể có, thực hiện “chiến lược cân băng” cũng có rủi ro lớn, chỉ mong Mianma nhận thức được điều này.
Thứ hai, Mianma là nước láng giềng của Trung Quốc, vị trí địa lý quyết định Mianma không thề đoạn tuyệt với Trung Quốc. Đó là chưa nói đến việc Mianma vừa cần Trung Quốc ủng hộ Mianma trong các công việc quốc tế, vừa cần tới sự viện trợ kinh tế của Trung Quốc.
Thứ ba, trong khung hợp tác khu vực, Trung Quốc và Mianma đã sớm triển khai các hình thức hợp tác, nếu Mianma trở mặt với Trung Quốc thì rất khó đề nói rằng Mianma sẽ tìm kiếm được bất cứ sự tốt đẹp nào trong khung hợp tác khu Vực. Ví dụ: Khu vực mậu dịch tự do phi thuế quan Trung Quốc- ASEAN (10+1) đã được khởi động và Mianma gặt hái được lợi ích không nhỏ từ đó. Theo thống kê chính thức của phía Mianma, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Mianma là 1,274 tỉ USD, chiếm 88,3% tổng kim ngạch biên mậu của Mianma, trong đó phía Mianma xuất siêu là 151 triệu USD, tương đương với 103,4% tổng mức xuất siêu biên mậu của nước này. Những con số đó cho thấy mức độ liên hệ kinh tế thương mại giữa Mianma và Trung Quốc vượt xa so với giữa Mianma và nước khác. Ngoài ra, trong tháng 12 này, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan và Lào còn tiến hành tuần tra liên hợp trên sông Mê Công. Việc này cùng đặt Trung Quốc và Mianma vào cơ chế hợp tác an ninh khu vực Trong khi đó, hợp tác song phương, đa phương cụ thể giữa Mianma với Mỹ và các nước phương Tây khác vẫn còn chưa bắt đầu. Vì thế, Mianma cần phải thận trọng trong cách đối xử.
Thứ tư, nếu tách khỏi Trung Quốc, Mianma sẽ đối mặt với những trở ngại lớn ở trong nước, đặc biệt là từ phía quân đội. Trên thực tế, trong việc xử lý quan hệ giữa Mianma và Mỹ, đã xuất hiện những tiếng nói khác nhau ở Mianma, giới chính trị và giới quân đội đều phải kiềm chế. Vì vậy, Chính quyền Thein Sein không thế cứ muốn là có thể đưa ra bất cứ quyết định nào đối với Trung Quốc.
Thứ năm, giả định trong tương lai phe chống đối ở Mianma có thế giành chính quyền, bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền, cũng nhất định phải xem xét thận trọng việc bảo vệ quan hệ giữa Mianma và Trung Quốc. Hơn nữa, Chính phủ Mỹ cũng không phản đối Mianma và Trung Quốc phát triển quan hệ hợp tác, Mỹ từng công khai nói rằng không có ý mượn Mianma chống Trung Quốc. Do vậy, việc Mianma đoạn tuyệt quan hệ với Trung Quốc e rằng cũng không phù hợp với lợi ích lâu dài của Mỹ. Ví dụ: trong việc ngăn chặn hợp tác trong lĩnh vực công nghệ vũ khí hạt nhân giữa Mianma và Bắc Triều Tiên, Mỹ vẫn cần tới sự ủng hộ của Trung Quôc.
Nói tóm lại, trong tương lai, giữa Trung Quốc, Mỹ và Mianma sẽ không xuất hiện cục diện “chân vạc”, nhưng nhất định sẽ có cạnh tranh theo kiểu “tam quốc diễn nghĩa”, vấn đề then chốt là Trung Quốc sẽ đưa ra phân tích và phán đoán có lý trí, chính xác như thế nào đối với tình hình mới, sẽ đưa ra sách lược đổi phó hữu hiệu nào với thách thức mới, chứ không phải cứ ngồi đó “buồn lo vô cớ” hoặc quá lo lắng về sách lược của nước khác./.

Không có nhận xét nào: