Việt Nam và Hoa Kỳ không kết luận giống nhau về quyền con người của công dân Việt Nam bị vi phạm ngay trên quê hương mình, nhưng giữa người Việt với nhau thì sao? Chúng ta có đi chung một đường không hay cũng mỗi người mỗi ngả ?
Trước hết, Hoa Kỳ kết luận trong Báo cáo phát hành ngày 8/4/2011 về Tình hình Nhân quyền ở Việt Nam năm 2010, tóm tắt như sau:
“Công dân bị giam giữ tùy tiện vì tham gia hoạt động chính trị và còn bị tước quyền được xét xử công bằng và nhanh chóng. Hệ thống tư pháp bị bóp méo nghiêm trọng do những ảnh hưởng chính trị. Nạn tham nhũng cục bộ và thiếu hiệu quả. Chính phủ tiếp tục hạn chế quyền riêng tư của công dân và tự do báo chí, tự do ngôn luận, hội họp, đi lại và lập hội. Chính phủ kiểm soát gắt gao hơn tự do Internet và đã đồng loạt tiến hành tấn công các trang web chỉ trích Chính phủ cũng như bí mật theo dõi các blogger bất đồng chính kiến. Cách hiểu và bảo vệ quyền tự do tôn giáo vẫn không thống nhất.
Mặc dù đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể nhưng đây vẫn là một vấn đề nhức nhối, đặc biệt là ở cấp tỉnh và cấp xã. Tham nhũng trong ngành công an vẫn là một vấn nạn. Chính phủ duy trì lệnh cấm đối với các tổ chức nhân quyền độc lập. Bạo lực, phân biệt đối xử với phụ nữ và nạn buôn người vẫn là những vấn đề nhức nhối mặc dù luật pháp và Chính phủ đã nỗ lực giải quyết. Một số nhóm dân tộc thiểu số bị xã hội phân biệt đối xử. Chính phủ hạn chế quyền của người lao động trong việc lập và tham gia các hội đoàn độc lập.
Các vụ giam giữ tùy tiện, đặc biệt đối với các nhà hoạt động chính trị vẫn là một vấn đề nổi cộm. Chính phủ sử dụng các nghị định, sắc lệnh và các biện pháp khác để giam giữ các nhà hoạt động bày tỏ những quan điểm chính trị đối lập một cách hòa bình … Chính quyền đã tăng cường kết án những người bất đồng chính kiến do vi phạm điều 79, “âm mưu lật đổ chính quyền” do họ tham gia vào các đảng chính trị khác không phải Đảng Cộng sản…. Tiếp tục có những báo cáo về việc các quan chức chính quyền ở Tây Nguyên và Tây Bắc tạm giữ các cá nhân người dân tộc thiểu số do liên lạc với cộng đồng thiểu số ở nước ngoài….”
LẠM DỤNG LUẬT HÌNH SỰ
Hoa Kỳ và những người Việt trong nước đang đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do đã từ lâu đòi Nhà cầm quyền rút lại 3 Điều của Luật Hình Sự ngăn cấm các quyền tự do tư tưởng,tự do tập họp và lập hội của công dân vì Nhà nước đã lạm dụng những điều này để đàn áp người dân không muốn sống theo chủ nghĩa Cộng sản, vi phạm những quy định trong Hiến pháp, bộ Luật cao nhất của Quốc gia.
Các điều này, trong số 15 điều ghi trong Chương XI của Luật Hình sự quy định “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”, được Chính quyền Việt Nam sử dụng để đàn áp những người bất đồng quan điểm chính trị nguyên văn như sau:
Điều 79. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
[sửa]
Điều 89. Tội phá rối an ninh
1.Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 82 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
2.Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Trong tất cả các vụ án chính trị ở Việt Nam, kể cả 2 vụ nổi tiếng bỏ tù Linh mục Nguyễn Văn Lý và Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ, đã do nhà nước “vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh” để gán cho nạn nhân những tội danh không có trong hành động và ngôn từ của họ để bịt miệng những người đã can đảm chống lại chính sách cai trị độc tài và đòi quyền tự do tư tưởng.
Vì vậy chính phủ CSVN chưa bao giờ dám thừa nhận có “tù chính trị” ở Việt Nam mà nói rằng những người bị bắt giam và bị tuyên án vì đã “vi phạm an ninh quốc gia”, một tội danh mơ hồ có thể quy chụp cho bất cứ người nào nhà nước muốn bắt mà không cần có lý do chính đáng.
Nhưng Hoa Kỳ và các nước Tây phương, kể cả các Tổ chức Nhân quyền, Tôn giáo và bảo vệ Quyền tự do Báo chí đã bác bỏ lập luận của Việt Nam vì nó vi phạm tất cả các nguyên tắc ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Hiến chương Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, David Shear, trong lời tuyên bố ngày 11/03 (2012) tại Falls Church, Virginia (bên ngoài Thủ đô Hoa Thịnh Đốn) đã xác nhận Mỹ và Việt Nam vẫn còn có những bất đồng sâu xa về nhân quyền, và tình hình tiếp tục tồi tệ trong hai lĩnh vực tự do tư tưởng và quyền hội họp của người dân Việt Nam.
Tình hình này cũng đã phản ảnh trong Cuộc đối thọai lần thứ 16 về nhân quyền giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội hồi tháng 11 năm 2011.
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 15/11 (2011), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị nói:“Đối thoại nhân quyền Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 16 đã diễn ra trong hai ngày 09 và 10/11/2011 tại Thủ đô Oa-sinh-tơn (Hoa Kỳ). Hai bên đã trao đổi một cách cởi mở, thẳng thắn, sâu rộng về những vấn đề hai bên cùng quan tâm, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo, tự do bày tỏ chính kiến, xây dựng nhà nước pháp quyền, quyền lao động, phân biệt chủng tộc, thực hiện các cam kết quốc tế về nhân quyền, cũng như khả năng hợp tác trong lĩnh vực này.
Phía Việt Nam đã thông tin về những thành tựu trong việc đảm bảo các quyền con người ở Việt Nam, đặc biệt là thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, mở rộng dân chủ, đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền, sự phát triển lớn mạnh, đa dạng, vai trò tích cực của báo chí trên các lĩnh vực đời sống xã hội, và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Phía Việt Nam cũng đã thẳng thắn trao đổi, làm rõ sự thật về những thông tin sai lệch, không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam.”
Sự thật thì không có tiến bộ gì cả. Lương Thanh Nghị đã nói những điều không thật, và mỉa mai thay, đã phản lại một thực tế phũ phàng đang xẩy ra trong xã hội Việt Nam, một đất nước chỉ có “quyền con người” theo chính sách “xin-cho” của nhà nước.
Đại sứ David Shear trở về Hoa Thịnh Đốn đã nói rằng Lãnh đạo Việt Nam từ trung ương xuống địa phương đều được ông cho biết hợp tác về kinh tế, ngọai giao và chiến lược, bao gồm cả an ninh và quốc phòng giữa hai nước, sẽ tùy thuộc vào những tiến bộ về nhân quyền từ phía Việt Nam.
Hoa Kỳ cũng muốn Việt Nam thả hết tù nhân chính trị, những tù nhân lương tâm và chấm dứt các hành động sách nhiễu những nhà bất đồng chính kiến.
Không ai biết hiện có bao nhiêu người đang ở trong tù ở Việt Nam vì đã công khai bất đồng với đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng các nhà ngọai giao Tây phương dự đóan ít nhất cũng trên vài trăm người, sau các đợt truy bắt những thanh niên, thiếu nữ đã tham gia trong 11 cuộc biểu tình chống Tầu ở Sài Gòn và Hà Nội hồi cuối năm 2011.
Trong hai tháng 1 và 2 đầu năm 2012, hai phái đòan của Thượng nghị sỹ Cộng hoà John McCain và Kurt Campbell, Phụ tá Ngọai trưởng Hoa Kỳ, đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương đã đến Hà Nội thảo luận về vấn đề nhân quyền.
Nghị sỹ John McCain cho biết phái đòan của ông đã cho Hà Nội biết rằng Việt Nam phải thực hiện những cải cách tích cực về tình trạng nhân quyền trước khi Hoa Kỳ có thể cứu xét việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam.
Về phần mình, ông Campbell nói tại Hà Nội ngày 2/2/ (2012): “ I think, as you know, there is a prohibition currently on the provision of certain defense articles between the United States and Vietnam. And there are some fledgling interactions between our two militaries. I think our desire is to take this process in a step-by-step manner. So what we would like to see in the first instance is a greater exchange of views and dialogue between our two military establishments, to build trust and confidence over the next phase. Then we would very much like to see some of these changes that I’m talking about in terms of human rights so that we will be able to see a more fulsome relationship between our two sides.”
Tạm dịch: “Tôi nghĩ, như ông biết, hiện nay có những điều hạn chế nhất định về sự hợp tác quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhưng cũng có những cam kết hợp tác giữa hai quân đội. Tôi nghĩ là cả hai phiá đều muốn thực hiện sự hợp tác này từng bước một. Như vậy chúng tôi muốn thấy việc đầu tiên là sự trao đổi ý kiến và đối thọai giữa hai hệ thống quân giai để tạo sự tin tưởng và tin cậy lẫn nhau trong giai đọan tới. Và chúng tôi rất muốn thấy có những thay đổi mà tôi đang nói ở đây liên quan đến vấn đề nhân quyền để chúng ta có thể nhìn thấy mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa đôi bên.”
Lập trường bán vũ khí cho Việt Nam cũng đã được cựu Đại sứ Michael Michalak nói với Hà Nội trước khi bàn giao lại cho ông David Shear.
Ông Campbell cũng nói thêm: “We did make clear that for the United States and Vietnam to go to the next level it will require some significant steps on the part of Vietnam to address both individual cases of concerns, human rights concerns, but also more systemic challenges associated with freedom of expression, freedom of organization. We were able to communicate I think quite directly what some of the things we would like to see in terms of improvements in this regard.”
Tạm dịch: “Chúng tôi đã nói rõ rằng để cho Hoa Kỳ và Việt Nam có thể đi đến bước kế tiếp thì phải có những bước tiến bộ rõ rệt từ phiá Việt Nam đối với trường hợp của một số cá nhân, vấn đề nhân quyền, nhưng đồng thời cũng phải đối phó một cách có hệ thống liên quan đến quyền tự do bầy tỏ quan điểm , tự do tập hợp. Tôi nghĩ là chúng tôi đã có thể trao đổi với nhau một cách thẳng thắn về những điều mà chúng tôi muốn nhìn thấy có tiến bộ trong lĩnh vực này.”
Nhưng liệu Việt Nam có làm theo yêu cầu của Mỹ không ?
USCIRF VÀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Trong khi chờ đợi thì vào ngày 20-3 (2012), Ủy hội Quốc tế Tự do Tôn giáo của Hoa Kỳ (U.S. Commission on International Religious Freedom, USCIRF) đã, một lần nữa kêu gọi Chính phủ Mỹ đặt Việt Nam trở lại danh sách là một nước đáng quan tâm (Country of Particular Concern, CPC), vì Việt Nam tiếp tục có những vị phạm nghiêm trọng có hệ thống (Given these systematic, ongoing, and egregious violations) đối với quyền tự do tôn giáo của người dân Việt Nam.
Tổ chức USCIRF, từ năm 2001 đã liên tục đề nghị Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ đem Việt Nam trở lại danh sách CPC, nhưng Chính phủ Mỹ không làm theo, mặc dù đồng ý Việt Nam chưa có những hành động tích cực cải thiện tình hình.
Việt Nam đã bị đặt vào danh sách CPC trong 2 năm 2004 và 2005, nhưng đến năm 2006 thì Tổng thống Cộng hòa George W, Bush quyết định bỏ Việt Nam ra vì đã thỏa mãn một số yêu cầu của Hoa Kỳ để được gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (World Trade Organization, WTO).
Báo cáo năm 2012 của USCIRF viết rằng: “The government of Vietnam continues to control all religious communities, restrict and penalize independent religious practice severely, and repress individuals and groups viewed as challenging its authority. Religious activity continues to grow in Vietnam and the government has made some important changes in the past decade in response to international attention, including from its designation as a ?country of particular concern (CPC).”
Tạm dịch : “Chính phủ Việt Nam tiếp tục kiểm soát tất cả các cộng đồng tôn giáo, hạn chế và ngăn chặn các hoạt động tôn giáo độc lập một cách khe khắt, đồng thời đàn áp những cá nhân và nhóm bị coi là chống lại thẩm quyền của nhà nước. Hoạt động tôn giáo tiếp tục gia tăng ở Việt Nam và chính phủ đã có một số những thay đổi quan trọng trong thế kỷ vừa qua nhằm đáp ứng lại sự quan tâm của quốc tế, nhất là đối với sự quan ngại sẽ bị đặt trở lại là một nước đáng quan tâm.”
Báo cáo viết tiếp rằng:”Tuy nhiên, nhiều người tiếp tục bị bỏ tù hay bị bắt giam vì những lý do có liên quan đến họat động tôn giáo hay cổ võ cho tự do tôn giáo; họat động tôn giáo độc lập tiếp tục bị coi là bất hợp pháp; việc bảo vệ hợp pháp dành cho các tổ chức tôn giáo được chấp thuận cho hoạt động cũng rất mơ hồ và tùy tiện hoặc bị kỳ thị dựa theo các yếu tố về chính trị; những tân tòng của tín đồ Tin Lành dân tộc thiểu số và các phật tử của một cộng đồng Phật giáo bị kỳ thị, khủng bố tinh thần và áp lực bỏ đạo.”
(Nevertheless, individuals continue to be imprisoned or detained for reasons related to their religious activity or religious freedom advocacy; independent religious activity remains illegal; legal protections for government-approved religious organizations are both vague and subject to arbitrary or discriminatory interpretations based on political factors; and new converts to ethnic-minority Protestantism and members of one Buddhist community face discrimination, intimidation, and pressure to renounce their faith.”
USCIRF cũng tố cáo có tình trạng gia tăng bắt bớ, giam giữ và de dọa các nhóm và cá nhân bị coi như thù nghịch của đảng Cộng sản, kể cả những vụ bạo động chống lại những cuộc tập hợp ôn hoà của các nhóm dân thiểu số, cũng như đối với những nhóm người Công giáo chống lại những hành động chiếm đất và bị đe dọa. Liên hệ cũng suy đồi giữa những người Công giáo với các chính quyền địa phương ở Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh và thành phố Hồ Chí Minh.
Cảnh sát cũng đã dung vũ lực để chống lại các cuộc tập hợp cầu nguyện của người công giáo tại những khu đất có tranh chấp và đã bắt đi một số tín đồ Công giáo chống đối.
Các tổ chức Tin lành độc lập ở Tây nguyên và Hòa Hảo độc lập cũng bị đàn áp, bị bắt, tài sản của họ bị phá hủy.
Các vụ cưỡng chế bắt bỏ đạo đã xẩy ra ở các Tỉnh vùng tây bắc trong vùng các dân tộc thiểu số Hmong theo đạo Tin lành và ở vùng Tây Nguyên. Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị bắt trở lại nhà tù sau một năm cho phép về nhà chữa bệnh.
(In the past reporting period, there were marked increases in arrests, detentions, and harassment of groups and individuals viewed as hostile to the Communist Party, including violence aimed at peaceful ethnic minority gatherings and Catholics protesting land confiscations and harassment. Relations deteriorated between Catholics and local government officials in Hanoi, DaNang, Vinh, and Ho Chi Minh City. Police used force to disperse peaceful Catholic prayer vigils at disputed properties and arrested over a dozen Catholic activists and several ethnic minority Catholics. Independent Protestants in the Central Highlands were detained and had their property destroyed in an ongoing campaign to repress their activities. Independent Hoa Hao activists were arrested and sentenced and congregations harassed. Forced renunciations of faith continued in the northwest provinces among Hmong Protestants and some areas in the Central Highlands. Father Nguyen Van Ly was returned to prison after being given a one-year medical parole.)
Vì những vị phạm nghiệm trọng nêu trên, ngòai yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, cơ quan USCIRF còn khuyến cáo chính phủ Mỹ hãy sử dụng sức mạnh ngọai giao và chính trị để đạt được tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam.
(The U.S. government should use its diplomatic and political resources to advance religious freedom and related human rights in Vietnam.)
USCIRF còn yêu cầu bất cứ sự nới rộng quan hệ thương mại nào với Việt Nam cũng phải lien kết với tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam, đồng thời hãy có những sáng kiến liên quan đến tự do tôn giáo và các chương trình trong lĩnh vực phi thương mại theo tiêu chuẩn của luật pháp và sự phát triển của xã hội dân sự.
(USCIRF recommends that any expansion of U.S. economic or security assistance programs in Vietnam be linked with human rights progress and the creation of new and sustainable initiatives in religious freedom and programs in non-commercial rule of law and civil society development.)
Về phấn mình, Báo cáo năm 2010 được phổ biến ngày 13-09-2011, Bộ Ngọai giao Mỹ tóm tắt : “Hiến pháp của Việt Nam cùng các luật và chính sách khác bảo vệ tự do tôn giáo, nhưng trên thực tế, chính phủ Việt Nam quản lý và trong một số trường hợp đã hạn chế tự do tôn giáo. Chính phủ Việt Nam nhìn chung tôn trọng tự do tôn giáo đối với hầu hết các nhóm tôn giáo đã đăng ký, tuy nhiên một số nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký cho biết đã có các vụ vi phạm tự do tôn giáo.
Vẫn tiếp tục có những báo cáo về các vụ vi phạm tự do tôn giáo ở trong nước. Không có thay đổi về mức độ tôn trọng tự do tôn giáo của Chính phủ trong khoảng thời gian báo cáo này tường trình. Mặc dù đã có một số lĩnh vực có tiến bộ song vẫn tồn tại các vấn đề đáng kể, đặc biệt ở các cấp tỉnh và làng xã. Các vấn đề này bao gồm sự chậm trễ — hoặc là từ chối — trong việc cấp đăng ký cho một số nhóm, trong đó có các nhóm Hòa Hảo, Phật giáo và Tin Lành không được công nhận ở các vùng cao nguyên phía Bắc và Tây Bắc. Đã có các báo cáo về việc đối xử thô bạo đối với người bị bắt giữ sau khi xảy ra một vụ biểu tình phản đối việc đóng cửa một nghĩa trang tại giáo xứ Cồn Dầu. Một số nhóm Thiên Chúa giáo cho biết đã có sự sách nhiễu khi họ cố gắng tổ chức các buổi lễ Giáng sinh….”
Về phiá nhà nước Việt Nam thì lúc nào cũng bác bỏ các Báo cáo của USCIRF và của bất cứ Tổ chức Tôn giáo hay Nhân quyền quốc tế nào với lập luận cho rằng nước khác không có quyền áp đặt những tiêu chuẩn về quyền con người của mình vào Việt Nam vì mỗi quốc gia có tiêu chuẩn riêng phù hợp với quyền lợi của người dân của mình.
Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Lê Lương Minh, khoe khoang tại phiên họp thường niên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva hôm 29/02 (2012) rằng Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các quyền của người dân.
Minh cho biết Việt Nam thực hiện cam kết này thông qua việc thực hiện các chính sách lấy con người làm trọng tâm và vì người nghèo, đầu tư vào các lĩnh vực có lợi nhất cho người dân. Ông cho biết các chính sách này đã mang lại những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nghèo, phát triển giáo dục, chăm sóc y tế và tạo việc làm, nâng cao đời sống và phúc lợi cho người dân. (Thông Tấn Xã Việt Nam,TXVN, 01-03-2012).
Sự phô trương những điều không đúng sự thật của Minh chỉ để che mắt thế giới, nhưng Minh không thể giấu được mãi tình trạng đói nghèo ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu và hải đảo.
BẰNG CHỨNG VUỐT MẶT
Hãy đọc : “Xã Thạch Lâm (Bảo Lâm, Cao Bằng) có 1.012 hộ thì chỉ có khoảng 112 hộ có cơm ăn vài ba tháng còn lại lót bụng bằng mèn mén quanh năm. Những hộ nói là có cơm ăn nhưng thực chất là cơm độn ngô, xen kẽ bữa cơm độn bữa mèn mén, đối phó mùa giáp hạt….”
“…Xã Thạch Lâm có diện tích tự nhiên 8.774ha, có 4 dân tộc anh em sinh sống gồm Mông, Tày, Nùng và Kinh phân bố ở 15 bản. Trong đó, người Mông chiếm 96%.
Ông Hoàng Nguyên Phúng, Bí thư Đảng uỷ xã Thạch Lâm cầm trên tay danh sách hộ nghèo đói, cho biết: “Xã có 15 bản thì nghèo đói sàn sàn nhau hết, ngô, rau rừng quanh năm. Nhà có gạo nấu cơm ăn cũng cầm cự đến tháng 4 âm lịch là hết sạch và lại chuyển qua ngô”. Lý giải cho cái nghèo, cái đói, ông Phúng cho rằng: “Diện tích sản xuất ngày một bị thu hẹp, đặc biệt sau nhiều năm canh tác bây giờ đã bạc màu…”.
“…Đến thăm gia đình Hoàng Giống Páo (33 tuổi), bản Phiêng Noỏng, nằm bên con đường liên bản. Trước cửa nhà lụp xụp có một đứa trẻ bưng bát cơm độn ăn rất ngon miệng. Chúng tôi bước vào trong thì rỗng tuếch, tài sản duy nhất là một cái giường ọp ẹp và mấy cái xoong nồi, bát đĩa nằm lăn lóc bên bếp. Vợ chồng Páo có 6 người con và chỉ được một cái nương nhưng vừa rồi mở đường liên bản đã xén mất hơn nửa nay chỉ trồng được khoảng 4kg ngô giống mỗi vụ.
Bồng đứa con thứ 6 mới sinh, vợ Páo nhóm lửa bắc nồi lên bếp, thấy vậy tôi liền hỏi: Nấu cái gì đó? Vợ Páo không biết tiếng Kinh nên tôi chỉ tay vào đó. Hiểu ý liền mở nắp xoong cho xem thì một nồi cơm cháy đen sì, cơm nguội đóng cục lẫn lộn. Tôi hỏi tiếp: Mùa giáp hạt mà có cơm ăn sướng thế? Nghe vậy anh Páo đáp liền: “Nhà có lúa đâu mà nấu cơm. Hôm nay, có các anh công nhân lên đây chôn cột điện và đóng lán ở cạnh nhà cho đó. Cứ sau mỗi bữa ăn, cơm ăn không hết hoặc cơm cháy dưới nồi họ gọi vợ con tôi sang lấy về, có cơm bọn trẻ mừng lắm. Hiện ngô hết rồi không biết lấy gì cho chúng ăn, có được cơm thừa, cơm cháy cho vào bỏ bụng là nhất rồi”.
Ông Lý Xáu Páu, trưởng bản Phiêng Noỏng chia sẻ: “Bữa ăn của mỗi gia đình nơi đây làm gì có thịt cá. Với chúng tôi chỉ mong có được chút mỡ cho vào nồi canh rau rừng để nuốt mèn mén vào bụng cho dễ trôi. Mỗi khi mua được ít mỡ lợn về rán lấy mỡ còn xác làm thức ăn thì đó là bữa cơm thịnh soạn nhất”.
Nồi cơm vợ Páo hấp nóng được nhắc xuống bếp thì những đứa con xanh xao, ở trần chạy lại tranh nhau bốc ăn. Anh Páo khoe: “Từ khi các anh công nhân lên đây bọn trẻ bụng lúc nào cũng căng hết nên chẳng đánh nhau tranh phần, đòi bố mẹ cho ăn no. Công nhân lên làm đường gia đình có cơm ăn, tôi còn xin được vào làm chôn cột điện mỗi ngày kiếm được mấy chục”. (Đắc Thành, Báo Nông Nghiệp, 18-03-2012)
“Nhiều nông dân xứ Thanh lại đối mặt với cái đói. Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 12 huyện với 66.537 nhân khẩu đang thiếu lương thực. Ước tính, số gạo cần được cứu tế cho đồng bào thiếu đói là 1.522 tấn. Các hộ đói tập trung ở các huyện miền núi và vùng ven biển. Trong đó khu vực miền núi chiếm số đông.” (Văn Hùng,Báo Nông Nghiệp, 08/03/2012)
“Các cụ xưa có câu: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, muốn nhắn nhủ con cháu phải biết tự mình vươn lên, vượt qua gian khó để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Khốn nỗi, người nông dân miền núi không có đất, sinh đẻ vô tội vạ hoặc sa chân vào những tệ nạn xã hội thì đói nghèo truyền kiếp…” (Thái Sinh, Báo Nông Nghiệp, 07/03/2012)
Thái Sinh viết tiếp : “ Nhìn vào những ngôi nhà ở bản tái định cư thuỷ điện Huội Quảng, Bản Chát thì khó tin rằng người dân ở đây đang phải đối mặt với cái đói vàng mắt. Không ruộng vườn, tiền đền bù thì đã tiêu hết, cả bản lũ lượt kéo nhau đi làm thuê hay lên rừng kiếm cái ăn qua ngày. Hy vọng cuộc sống no đủ ở nơi tái định cư hãy còn xa vời lắm…
Bản Pắc Khoa tựa lưng vào núi Khỉ nhìn ra cánh đồng xã Phúc Khoa (Tân Uyên, Lai Châu) có 52 hộ, 306 khẩu. Đây là bản tái định cư của người Khơ Mú mới di chuyển khỏi lòng hồ thuỷ điện Bản Chát từ ngày 18/2/2011. Nhìn những ngôi nhà mới dựng khá khang trang thì khó tin rằng cuộc sống của người dân nơi đây đang phải đối mặt với cái đói rạc dài chưa từng thấy.”
“Đang là mùa đói tháng ba, các cụ xưa có câu “Tháng tám đói qua, tháng ba đói kiệt”. Mùa này ở trên núi dư thừa nắng gió, sương mù và giá rét. Khổ nỗi, những thứ đó chẳng làm vơi đi cái đói đang quằn quại trên nhiều gương mặt người trong những ngôi nhà ẩm thấp và tăm tối trên khắp các miền núi cao, khiến cho tháng ba ở đây như dài vô tận…
Tả Thàng là một trong những xã nghèo nhất huyện Mường Khương (Lào Cai), nằm chênh vênh trên ngọn nguồn của dòng sông Chảy.” (Thái Sinh, 05-03-2012)
SỨC KHỎE CỦA DÂN
Về việc nhà nước chăm lo sức khỏe cho dân như thế nào thì hãy đọc những lời này loan truyền trên các mạng báo điện tử với hy vọng không phải là của “các thế lực thù địch” tạo ra như nhà nước vẫn răn đe : “Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc BV Chấn thương Chỉnh hình (TP.HCM): Trong vòng 26 năm (1985 đến nay) số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại BV Chấn thương Chỉnh hình đã tăng hơn 4 lần (8.310 bệnh nhân vào năm 1985 và năm 2011 là 33.882 bệnh nhân, tính đến tháng 11.2011) nhưng quy mô BV vẫn chỉ có thế.
Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc BV Nhi đồng 1 (TP.HCM): Điều đánh lo ngại hơn là tình trạng quá tải bệnh nhân nặng điều trị nội trú tại BV đang gia tăng. Các phòng cấp cứu, hồi sức tích cực tại bệnh viện đã không đủ chỗ cho bệnh nhân nằm trong thời gian qua. Trong khi đối tượng bệnh nhân này cần được điều trị kỹ thuật cao, điều kiện vô trùng, theo dõi sát sao nên không thể nằm ghép giường hay ghép máy điều trị được. Đặc biệt hiện nay, BV Nhi đồng 1 đang theo dõi và điều trị cho hơn 10.000 trẻ bị tim bẩm sinh chờ phẫu thuật. Còn tại các khoa hô hấp, nhiễm, tiêu hóa, sơ sinh của BV Nhi đồng 1 thì quanh năm luôn “gánh” số lượng bệnh nhân gấp đôi so với quy mô điều trị của BV. BV đã xoay đủ cách như kê thêm dãy giường đôi ở giữa ở tất cả các phòng, thay giường to thành giường nhỏ (thay vì kê 3 giường to thì kê 6 giường nhỏ) để tăng chỗ nằm cho bệnh nhân nhưng giờ thì không thể tăng được nữa. Lãnh đạo các BV cho rằng, quá tải BV ảnh hưởng xấu đến chất lượng điều trị, thái độ phục vụ và y đức của cán bộ y tế; đồng thời làm cho công tác quản lý BV và dịch vụ ngày càng kém, nhếch nhác.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, chẳng có BV nào khác ở các nước Đông Nam Á và châu Á quá tải giống như ở nước ta. Đồng thời người đứng đầu Bộ Y tế cho rằng: “Cả xã hội bức xúc về tình trạng quá tải BV nhưng cuộc sống phải cân bằng giữa cho và nhận. Có cho (ngành y tế) cái gì đâu mà đòi nhận nhiều. Không đầu tư, xây dựng BV mà dịch vụ đòi tốt thì vô lý, bất công vô cùng”.
Đất nước như thế mà Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Lê Lương Minh vẫn không biết ngượng để cho biết Việt Nam sẽ là “ứng cử viên của ASEAN vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016″.
NGƯỜI VIỆT ĐỨNG Ở ĐÂU ?
Riêng phiá người Việt Nam thì ngay trong nước cũng đã có sự “không đồng tình” hoặc “vô cảm” của một số cấp lãnh đạo các Tôn giáo và đòan thể nhân dân về chính sách Cứu đói Gỉam nghèo, Công bằng Xã hội,Nhân quyền và tự do Tôn giáo của nhà nước.
Có những tổ chức Tôn giáo được thừa nhận hay những cá nhân lãnh đạo có mối giao hảo tốt và mật thiết với các cấp lãnh đạo Nhà nước thì nhìn những vị phạm như những vụ việc của cá nhân hay là trách nhiệm của mỗi địa phương nên sức mạnh tranh đấu của một tập thể đã bị chi phối và phân tán đến mức độ gây chia rẽ ngay trong nội bộ.
Vậy tình trạng vi phạm nhân quyền, chống phá tự do tôn giáo cũng như những bất công xã hội ở Việt Nam đã được cộng đồng người Việt ở nước ngòai nhìn và đo lường bằng lăng kính nào ?
Nếu trong nước đã có những nhà lãnh đạo thờ ơ thì ở nước ngòai, trong nhiều năm qua, cũng không thiếu những nhà Lãnh đạo tinh thần và các Tổ chức xã hội chưa ý thức được trách nhiệm của mình đối các tín đồ và đồng bào ở quê nhà.
Ngay trong hàng ngũ tín đồ của các Tôn giáo và các Tổ chức hội đòan trong cộng đồng người Việt ở hải ngọai đây đó, chỗ này chỗ kia, đã có những hành động thiếu đồng thuận hoặc vô cảm trước những mất mát của đồng đạo và đồng bào ở trong nước.
Do đó, một khỏang cách đấu tranh cho nhân quyền và các quyền tự do khác giữa hai bờ đại dương đã mở ra lớn hơn thu ngắn lại để tạo hy vọng và niềm tin cho một tương lai sáng hơn.
Nếu chẳng may mà ở hải ngọai cũng có những Lãnh đạo thiếu trong sáng trong các họat động cho nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam thì tai hại cũng không kém gì hành động quay lưng với đồng đạo của những người có chức vụ nhưng thiếu trách nhiệm ở trong nước.
Vậy khi Chính phủ Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu vá các Tổ chức Quốc tế không phải của người Việt Nam đấu tranh cho nhân quyền, tự do Tôn giáo và tìm cách hàn gắn nỗi thống khổ của đói nghèo, bệnh tật ở Việt Nam thì người Việt chúng ta đứng ở đâu, làm gì?/-
Phạm Trần
(03/012)
(03/012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét