Nguyễn Xuân Nghĩa - Ba nỗi thất kinh của lãnh đạo Bắc Kinh
Trung Quốc có nền kinh tế được tiếp nước biển để đi xe đạp. Xe không lăn bánh là đổ,và đảng lăn. Người viết thường lý luận như vậy nên đã… thành nhàm.
Trung Quốc cũng là một quốc gia mà có ba nền kinh tế. Đó là chuyện “nhất quốc tam kinh”. Trên cột báo này, người viết đã nói về chuyện đó từ nhiều năm nay, nhưng vẫn phải nhắc lại.
Vì địa dư hình thể không lấy chi làm “thiên thời địa lợi”, xứ này có ba khu vực địa dư khác biệt nên đang sợ chuyện… nhân bất hòa.
Thứnhất, vùng duyên hải miền Đông – nơi có độ ẩm đủ cao cho việc canh tác, trởthành khu vực tập trung Hán tộc, đất “Trung Nguyên” – là cửa sổ thông thương ra ngoài sau thời “cải cách” 30 năm trước. Người dân nơi đây có mức sống tương đối cao hơn cả, nhưng ở vào hoàn cảnh “đất chật người đông”. Diện tích canh tác của xứ này chỉ bằng một phần ba của trung bình thế giới cho nên dù có Thượng Hải hay Quảng Châu rất hoành tráng, Trung Quốc chỉ đủ sức vặt mũi bỏ mồm. Và phải nhập cảng lương thực.
Tiến về hướng Tây là khu vực hoang vu bạt ngàn của những tỉnh lạc hậu, đông dân, bịkhoá trong đất liền và thiếu phương tiện vận chuyển. Mức sống rất thấp khiến vựa người lầm than ở đấy vẫn phải Đông tiến để kiếm sống, hay làm loạn, một định nghĩa khác của “cách mạng”.
Cả triệu “dân công”, những người lưu tán từ quê hương nghèo nàn qua các tỉnh thành miền Tây, đang trở thành vấn đề, như đã từng là khi Mao Trạch Đông qua đó vét quân trong cuộc “Vạn lý Trường chinh” để vào làm chủ Trung Nguyên.
Sau cùng là khu vực ngoại biên ở chung quanh, theo chiều kim đồng hồ là từ Cao nguyên Thanh Tạng phía Tây Nam đến Tậy Tạng, tới đất Đông Thổ, hay là Tân Cương theo cách gọi mới từ 1949, rồi vùng Nội Mông và đất Mãn Châu phía Bắc. Khu vực thứ ba này còn nghèo hơn các tỉnh miền Tây, mà cũng là vùng trái độn chiến lược của Trung Quốc. Chữ “đồn điền” được phát minh là cho vùng đó, lính làm lực điền để bảo vệ cái đồn.
Trong lịch sử, bọn “Tứ Di” hay các dị tộc man rợ đã từng từ vùng biên vực này tiến vào làm chủ Trung Nguyên. Chuyện Hung Nô, Tây Hạ, Liêu, Kim, Mông, Mãn vào đội mão Thiên tử là những trang sử lạnh mình – và mất mặt – cho Thiên triều. Vạn lý Trường thành từ thời Chiến quốc đến Cường Tần hay Đại Minh chính là biểu hiện vĩ đại của nỗi sợ hãi đó từ vùng biên vực.
Từ hơn nửa thế kỷ nay, chế độ Cộng sản vẫn chưa giải quyết nổi bài toán hội nhập ba vùng và kinh tế vì vậy vẫn cứ chia ba. Trung ương ở miền Đông tương đối trù phú vẫn phải quăng tiền đấm mõm miền Tây để tránh động loạn, và đưa quân vào kiểm soát khu vực ngoại biên để ngăn ngừa tai họa ngoại nhập.
Nhưng tai hoạ còn nguyên vẹn, vì thế lãnh đạo Bắc Kinh thời nay mới có ba điều kinh hãi….
Nỗi lo số một của các đấng con trời ngày nay là nội loạn.
Việc ngân sách của cảnh sát và an ninh nội chính lại còn cao hơn ngân sách của quân đội là một biểu hiện. Chế độ hộ khẩu tai ác và vô cùng bất lợi cho sinh hoạt kinh tếlẫn đám “dân công” mà vẫn được duy trì cũng là vì mục tiêu kiểm soát. Nơi đáng lo ngại nhất là miền Tây lạc hậu và nghèo nàn, vùng sinh hoạt của các dị tộc trong những đặc khu tự trị hành chánh.
Sau thời mở cửa, kế hoạch “Tây tiến” của thế hệ lãnh đạo thứ ba là Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ cũng nhắm vào việc đầu tư phát triển khu vực nội địa này, mà không thành. Thế hệ nối tiếp, của Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo, đành ráo riết phát triển miền Đông, trưng thu và bù đắp cho miền Tây theo kiểu “tái phân lợi tức” mà cũng không xong. Vì sự chống đối và phá hoại của nhiều đảng bộ ở địa phương.
Nỗi sợ thứ hai của các đấng con trời cũng xuất phát từ nguyên nhân kinh tế của nội dung an ninh.
Thiên triều đỏ phải ráo riết đầu tư bất kể lời lỗ để tạo ra việc làm cho dân chúng. Hiệu suất đầu tư quá thấp, bơm ra bảy tám đồng mới nâng sản lượng được một đồng, khiến kinh tế bị phao phí, và còn thổi lên bong bóng đầu cơ và lạm phát. Nhưng đó là cái giá cho việc ngăn ngừa thất nghiệp để ổn định xã hội.
Kết quả thì toàn dân toàn đảng đã sản xuất thừa và hỳ hục bán ra ngoài với giá rất rẻ. Trung Quốc đã vượt qua Đức rồi Nhật thành đại gia xuất cảng toàn cầu là vì nhu cầu an ninh đó.
Nhưng toàn cầu đang bị suy trầm, và hai nguồn nhập cảng lớn nhất của Hoa lục là Âu và Mỹ lại cứ lắc đầu và họ còn muốn xuất cảng nhiều hơn – vào Trung Quốc – để phục hoạt kinh tế.
Đầu máy xuất cảng mà chậm lại, đà tăng trưởng mà giảm sút, tới mức 7,5% là nhiều, như Kế hoạch năm năm thứ 12 đã đề ta năm ngoái và Quốc hội khoá 11 đang họp vừa mới thông báo, tình hình sẽ rất “căng”. Con số tính nhẩm là tốc độ tăng trưởng an toàn của Trung Quốc phải là 8% trở lên. Dưới mức đó là rất dễ có loạn!
Nay mai, khi Trung Quốc mà bán tháo lượng thép, xi măng hay hóa chất đã sản xuất quá nhu cầu tiêu thụ nội địa thì cả thế giới sẽ hò la về “phép lạ Trung Quốc”. Cũng đáng ghét như khi Bắc Kinh bênh vực các chế độ hung đồ tại Iran và Syria. Chi tiết lạnh mình là Thiên triều có một lượng thép dư thừa bằng sản lượng tổng hợp của Nhật Bản và Nam Hàn, bằng cả khối Âu Châu.
Nỗi kinh hãi thứ ba của lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay là vùng trái độn có thể rung chuyển….
Đây là khu vực ngoại biên mà trung ương phải triệt để kiểm soát, từ thời Tần Thủy Hoàng Đế đến Hán Vũ Đế cho đến Mao Trạch Đông và Hồ Cẩm Đào.
Bây giờ, Tân Cương đã có loạn từ nhiều năm rồi. Rồi từ “khu tự trị Tây Tạng” qua tỉnh Tứ Xuyên, dân Tây Tạng biểu tình ngày một đông hơn và bạo hơn. Tăng ni và thanh niên Tây Tạng theo nhau tự thiêu để phản đối, từ 2009 đến nay đã có 26 vụ như vậy. Dân Mông Cổ ở Nội Mông thì nhìn qua biên giới phía Bắc với sự thèm thuồng: Cộng Hoà Mông Cổ nay là một nước dân chủ, khắng khít hợp tác với Hoa Kỳvà Nhật Bản, lại còn mời đức Đạt Lai Lạt Ma qua đó thuyết pháp!
Ý thức được nhu cầu kiểm soát vùng trái độn để bảo vệ nội an, lãnh đạo Bắc Kinh đã tung tiền đầu tư và mua chuộc các chính quyền Pakistan và Miến Điện, đã mở rộngđịa bàn hoạt động của hạm đội Thiên triều đến các quân cảng của Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh, và Miến Điện, v.v…
Với kết quả là khiến Ấn Độ giật mình! Chính quyền Ấn Độ sẽ không đưa quân vượt Hy Mã Lạp Sơn vào “giải phóng Tây Tạng”, nhưng lại ngó qua Hoa Kỳ và Đông hải, và mở vòng giao kết với Nhật Bản, nói chuyện an ninh với… Hà Nội.
Đâm ra sợ quá hóa dại.
Lãnhđạo Trung Quốc muốn mở rộng khái niệm “vùng trái độn” qua lãnh thổ Bắc Việt mà chẳng ai nói gì – vì Hà Nội nín thinh cúi đầu núp sau 16 chữ vàng. Nhưng khi Bắc Kinh coi vùng biển xanh lục, khu vực cận duyên tại Đông Nam Á – là Đông hải của Việt Nam – thì các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và dĩ nhiên là Hoa Kỳ đều phải quan tâm. Và lặng lẽ phản công.
Nghĩa là chối bỏ quyền bành trướng của Bắc Kinh.
Hoa Kỳ xác định vai trò Á châu của mình và liên kết với Úc, nối lại quan hệ quân sựvới Phi Luật Tân và tăng cường hợp tác với Ấn Độ mà không chỉ vì hồ sơ A Phú Hãn. Rồi Miến Điện bỗng dưng tiến ra con đường dân chủ và khu vực hạ nguồn Mekong lại được nước Mỹ chiếu cố với nỗ lực đối thoại với Miến Điện, Thái Lan, Lào, Miên, Việt….
Nhìn từ Bắc Kinh thì hình như là Thiên triều đang bị bao vây!
***
Ở bên trong, người dân chưa giàu đã già. Lợi tức đầu người của bá tánh Trung Quốc vẫn thuộc loại “BA Bê”, chỉ ngang Belarus, Belize hay Bolivia. Bằng con muỗi. Nhưng với bên ngoài, đây là nền kinh tế hạng nhì thế giới về sản lượng, có đạo quân hùng mạnh của cường quốc cấp vùng. Mà cường quốc đại lục này còn muốn trở thành cường quốc hải dương để bảo vệ luồng giao lưu buôn bán khắp năm châu và giao kết với mọi chính quyền độc tài, từ Bắc Hàn, Việt Nam tới tạn Sudan!
Quốc gia đói ăn và khát dầu này quả là đang làm thiên hạ sợ hãi. Nhưng ở bên trong, hay bên trên, lãnh đạo lại có ba nỗi hãi sợ còn kinh hoàng hơn! Chúng ta nên lạnh lùng nhìn vào ba nỗi thất kinh đó, và nghĩ đến kịch bản nước Tầu có loạn.
Khi nước toàn có lậu, lãnh đạo Hà Nội sẽ đứng ở đâu?
Trung Quốc cũng là một quốc gia mà có ba nền kinh tế. Đó là chuyện “nhất quốc tam kinh”. Trên cột báo này, người viết đã nói về chuyện đó từ nhiều năm nay, nhưng vẫn phải nhắc lại.
Vì địa dư hình thể không lấy chi làm “thiên thời địa lợi”, xứ này có ba khu vực địa dư khác biệt nên đang sợ chuyện… nhân bất hòa.
Thứnhất, vùng duyên hải miền Đông – nơi có độ ẩm đủ cao cho việc canh tác, trởthành khu vực tập trung Hán tộc, đất “Trung Nguyên” – là cửa sổ thông thương ra ngoài sau thời “cải cách” 30 năm trước. Người dân nơi đây có mức sống tương đối cao hơn cả, nhưng ở vào hoàn cảnh “đất chật người đông”. Diện tích canh tác của xứ này chỉ bằng một phần ba của trung bình thế giới cho nên dù có Thượng Hải hay Quảng Châu rất hoành tráng, Trung Quốc chỉ đủ sức vặt mũi bỏ mồm. Và phải nhập cảng lương thực.
Tiến về hướng Tây là khu vực hoang vu bạt ngàn của những tỉnh lạc hậu, đông dân, bịkhoá trong đất liền và thiếu phương tiện vận chuyển. Mức sống rất thấp khiến vựa người lầm than ở đấy vẫn phải Đông tiến để kiếm sống, hay làm loạn, một định nghĩa khác của “cách mạng”.
Cả triệu “dân công”, những người lưu tán từ quê hương nghèo nàn qua các tỉnh thành miền Tây, đang trở thành vấn đề, như đã từng là khi Mao Trạch Đông qua đó vét quân trong cuộc “Vạn lý Trường chinh” để vào làm chủ Trung Nguyên.
Sau cùng là khu vực ngoại biên ở chung quanh, theo chiều kim đồng hồ là từ Cao nguyên Thanh Tạng phía Tây Nam đến Tậy Tạng, tới đất Đông Thổ, hay là Tân Cương theo cách gọi mới từ 1949, rồi vùng Nội Mông và đất Mãn Châu phía Bắc. Khu vực thứ ba này còn nghèo hơn các tỉnh miền Tây, mà cũng là vùng trái độn chiến lược của Trung Quốc. Chữ “đồn điền” được phát minh là cho vùng đó, lính làm lực điền để bảo vệ cái đồn.
Trong lịch sử, bọn “Tứ Di” hay các dị tộc man rợ đã từng từ vùng biên vực này tiến vào làm chủ Trung Nguyên. Chuyện Hung Nô, Tây Hạ, Liêu, Kim, Mông, Mãn vào đội mão Thiên tử là những trang sử lạnh mình – và mất mặt – cho Thiên triều. Vạn lý Trường thành từ thời Chiến quốc đến Cường Tần hay Đại Minh chính là biểu hiện vĩ đại của nỗi sợ hãi đó từ vùng biên vực.
Từ hơn nửa thế kỷ nay, chế độ Cộng sản vẫn chưa giải quyết nổi bài toán hội nhập ba vùng và kinh tế vì vậy vẫn cứ chia ba. Trung ương ở miền Đông tương đối trù phú vẫn phải quăng tiền đấm mõm miền Tây để tránh động loạn, và đưa quân vào kiểm soát khu vực ngoại biên để ngăn ngừa tai họa ngoại nhập.
Nhưng tai hoạ còn nguyên vẹn, vì thế lãnh đạo Bắc Kinh thời nay mới có ba điều kinh hãi….
Nỗi lo số một của các đấng con trời ngày nay là nội loạn.
Việc ngân sách của cảnh sát và an ninh nội chính lại còn cao hơn ngân sách của quân đội là một biểu hiện. Chế độ hộ khẩu tai ác và vô cùng bất lợi cho sinh hoạt kinh tếlẫn đám “dân công” mà vẫn được duy trì cũng là vì mục tiêu kiểm soát. Nơi đáng lo ngại nhất là miền Tây lạc hậu và nghèo nàn, vùng sinh hoạt của các dị tộc trong những đặc khu tự trị hành chánh.
Sau thời mở cửa, kế hoạch “Tây tiến” của thế hệ lãnh đạo thứ ba là Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ cũng nhắm vào việc đầu tư phát triển khu vực nội địa này, mà không thành. Thế hệ nối tiếp, của Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo, đành ráo riết phát triển miền Đông, trưng thu và bù đắp cho miền Tây theo kiểu “tái phân lợi tức” mà cũng không xong. Vì sự chống đối và phá hoại của nhiều đảng bộ ở địa phương.
Nỗi sợ thứ hai của các đấng con trời cũng xuất phát từ nguyên nhân kinh tế của nội dung an ninh.
Thiên triều đỏ phải ráo riết đầu tư bất kể lời lỗ để tạo ra việc làm cho dân chúng. Hiệu suất đầu tư quá thấp, bơm ra bảy tám đồng mới nâng sản lượng được một đồng, khiến kinh tế bị phao phí, và còn thổi lên bong bóng đầu cơ và lạm phát. Nhưng đó là cái giá cho việc ngăn ngừa thất nghiệp để ổn định xã hội.
Kết quả thì toàn dân toàn đảng đã sản xuất thừa và hỳ hục bán ra ngoài với giá rất rẻ. Trung Quốc đã vượt qua Đức rồi Nhật thành đại gia xuất cảng toàn cầu là vì nhu cầu an ninh đó.
Nhưng toàn cầu đang bị suy trầm, và hai nguồn nhập cảng lớn nhất của Hoa lục là Âu và Mỹ lại cứ lắc đầu và họ còn muốn xuất cảng nhiều hơn – vào Trung Quốc – để phục hoạt kinh tế.
Đầu máy xuất cảng mà chậm lại, đà tăng trưởng mà giảm sút, tới mức 7,5% là nhiều, như Kế hoạch năm năm thứ 12 đã đề ta năm ngoái và Quốc hội khoá 11 đang họp vừa mới thông báo, tình hình sẽ rất “căng”. Con số tính nhẩm là tốc độ tăng trưởng an toàn của Trung Quốc phải là 8% trở lên. Dưới mức đó là rất dễ có loạn!
Nay mai, khi Trung Quốc mà bán tháo lượng thép, xi măng hay hóa chất đã sản xuất quá nhu cầu tiêu thụ nội địa thì cả thế giới sẽ hò la về “phép lạ Trung Quốc”. Cũng đáng ghét như khi Bắc Kinh bênh vực các chế độ hung đồ tại Iran và Syria. Chi tiết lạnh mình là Thiên triều có một lượng thép dư thừa bằng sản lượng tổng hợp của Nhật Bản và Nam Hàn, bằng cả khối Âu Châu.
Nỗi kinh hãi thứ ba của lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay là vùng trái độn có thể rung chuyển….
Đây là khu vực ngoại biên mà trung ương phải triệt để kiểm soát, từ thời Tần Thủy Hoàng Đế đến Hán Vũ Đế cho đến Mao Trạch Đông và Hồ Cẩm Đào.
Bây giờ, Tân Cương đã có loạn từ nhiều năm rồi. Rồi từ “khu tự trị Tây Tạng” qua tỉnh Tứ Xuyên, dân Tây Tạng biểu tình ngày một đông hơn và bạo hơn. Tăng ni và thanh niên Tây Tạng theo nhau tự thiêu để phản đối, từ 2009 đến nay đã có 26 vụ như vậy. Dân Mông Cổ ở Nội Mông thì nhìn qua biên giới phía Bắc với sự thèm thuồng: Cộng Hoà Mông Cổ nay là một nước dân chủ, khắng khít hợp tác với Hoa Kỳvà Nhật Bản, lại còn mời đức Đạt Lai Lạt Ma qua đó thuyết pháp!
Ý thức được nhu cầu kiểm soát vùng trái độn để bảo vệ nội an, lãnh đạo Bắc Kinh đã tung tiền đầu tư và mua chuộc các chính quyền Pakistan và Miến Điện, đã mở rộngđịa bàn hoạt động của hạm đội Thiên triều đến các quân cảng của Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh, và Miến Điện, v.v…
Với kết quả là khiến Ấn Độ giật mình! Chính quyền Ấn Độ sẽ không đưa quân vượt Hy Mã Lạp Sơn vào “giải phóng Tây Tạng”, nhưng lại ngó qua Hoa Kỳ và Đông hải, và mở vòng giao kết với Nhật Bản, nói chuyện an ninh với… Hà Nội.
Đâm ra sợ quá hóa dại.
Lãnhđạo Trung Quốc muốn mở rộng khái niệm “vùng trái độn” qua lãnh thổ Bắc Việt mà chẳng ai nói gì – vì Hà Nội nín thinh cúi đầu núp sau 16 chữ vàng. Nhưng khi Bắc Kinh coi vùng biển xanh lục, khu vực cận duyên tại Đông Nam Á – là Đông hải của Việt Nam – thì các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và dĩ nhiên là Hoa Kỳ đều phải quan tâm. Và lặng lẽ phản công.
Nghĩa là chối bỏ quyền bành trướng của Bắc Kinh.
Hoa Kỳ xác định vai trò Á châu của mình và liên kết với Úc, nối lại quan hệ quân sựvới Phi Luật Tân và tăng cường hợp tác với Ấn Độ mà không chỉ vì hồ sơ A Phú Hãn. Rồi Miến Điện bỗng dưng tiến ra con đường dân chủ và khu vực hạ nguồn Mekong lại được nước Mỹ chiếu cố với nỗ lực đối thoại với Miến Điện, Thái Lan, Lào, Miên, Việt….
Nhìn từ Bắc Kinh thì hình như là Thiên triều đang bị bao vây!
***
Ở bên trong, người dân chưa giàu đã già. Lợi tức đầu người của bá tánh Trung Quốc vẫn thuộc loại “BA Bê”, chỉ ngang Belarus, Belize hay Bolivia. Bằng con muỗi. Nhưng với bên ngoài, đây là nền kinh tế hạng nhì thế giới về sản lượng, có đạo quân hùng mạnh của cường quốc cấp vùng. Mà cường quốc đại lục này còn muốn trở thành cường quốc hải dương để bảo vệ luồng giao lưu buôn bán khắp năm châu và giao kết với mọi chính quyền độc tài, từ Bắc Hàn, Việt Nam tới tạn Sudan!
Quốc gia đói ăn và khát dầu này quả là đang làm thiên hạ sợ hãi. Nhưng ở bên trong, hay bên trên, lãnh đạo lại có ba nỗi hãi sợ còn kinh hoàng hơn! Chúng ta nên lạnh lùng nhìn vào ba nỗi thất kinh đó, và nghĩ đến kịch bản nước Tầu có loạn.
Khi nước toàn có lậu, lãnh đạo Hà Nội sẽ đứng ở đâu?
Nguyễn Xuân Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét