Tính đến thời điểm này, vụ việc Đoàn Văn Vươn đã trở thành một hiện tượng hot của truyền thông Việt Nam. Chỉ trong vòng hai tháng (Từ 5-1-2012 đến nay) đã có hơn 800 bài viết (1) trên cả hai báo lề phải và lề trái. Quả là một kỷ lục đáng ghi vào Guiness Việt Nam.
Đoàn Văn Vươn sinh đầu năm 1963, tuổi dần, tuổi đa mưu túc trí nhưng nhiều phen gãy cánh ngang trời. Cũng vì cá tính quyết định số phận mà anh không bao giờ chịu dừng lại. Cứ gãy cánh lần này, vừa kịp dưỡng thương là lại chọc trời như chim báo bão lần khác… cho đến khi đạt được mục đích mới thôi.
Năm 1986, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về nhà với đôi bàn tay trắng, anh quyết tâm chinh phục thần biển, dù Cống Rộc khi đó là nỗi lo lắng ám ảnh nghìn đời của người dân quê anh. Cứ mỗi lần bão lũ là tất cả bị san bằng hoặc cuốn trôi ra biển những gì mà thiên nhiên ban phú cho mảnh đất này. Bàn tay của thần biển vươn ra đến đâu là cuộc sống điêu linh của con người mở ra ở đó.
Không muốn làm nghề chăn vịt suốt đời, dù có là chủ của đàn vịt hàng nghìn con cũng thế, cởi bỏ bộ quân phục là anh lao vào vật lộn với biển. Những tưởng: “Bàn tay ta làm nên tất cả; có sức người sỏi đá cũng thành cơm” (2). Không ngờ thần biển vẫn hung tợn hơn tất cả ý chí làm người của anh, lạnh lùng san bằng hết thẩy… Không sao biến sỏi đá thành cơm trong nồi được(!), anh hiểu cái mà mình còn thiếu ngoài sức mạnh của tuổi trẻ là kiến thức về biển, về các loài cây trồng có thể giữ độ xói mòn của đất.Vì vậy, nếu không có kiến thức là ánh sáng soi đường, anh không thể cải tạo thiên nhiên, làm chủ môi trường được. Vì thế năm 1988, với tuổi đời 25, tràn ngập ước mơ và dự định lớn lao, anh thi vào Đại học Nông Nghiệp, để lấy kiến thức, quyết tâm chinh phục thần biển theo cái tên mà người cha đã đặt: Đoàn Văn Vươn, Vươn ra biển lớn, chứ không phải chỉ lấy tấm bằng con con nhằm giữ ghế làm quan, “vinh thân phì gia” như hầu hết mọi công dân trong thời đảng trị.
Suốt 3 năm trời từ 1992 – sau khi ra trường, có tri thức và hiểu biết khoa học rồi anh bắt tay chinh phục thần biển. Đầu tiên là bán tống bán tháo cả đàn vịt – cũng là nguồn sinh sống duy nhất của cả nhà gồm cha, mẹ, vợ, anh em…sau đó là vay mượn tiền của bạn bè, thầy giáo rồi bà con làng xóm hết lần này lần khác… Cuối cùng liều mình như chẳng có, anh lân la tìm đến ngân hàng nông nghiệp của huyện, thành phố theo khẩu hiệu kêu gọi của lãnh đạo đảng khi đó: “Ngân hàng là mẹ là cha. Muốn mau no ấm cứ ra ngân hàng”.
Suốt cả năm trời quai đê lấn biển, mong có miếng đất nuôi trồng thủy sản thay vì phải nuôi vịt, ấp trứng đắp đổi qua ngày, mà đất đắp buổi sáng thì buổi chiều tan ra thành nước, đổ xi măng, sỏi đá, cốt thép buổi chiều thì sáng hôm sau lại sạch sành sanh cuốn trôi mọi ước mơ. Cả nghìn con vịt, vài trăm triệu đồng, rồi mồ hôi công sức của anh em trong nhà, cùng cả trăm nhân công trong làng đều bị thần biển cuốn sạch. Bà con ảo não bảo nhau:
- Đúng là công dã tràng thật, người xưa nói cấm có sai bao giờ: “Dã tràng xe cát biển đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”.
Còn vợ anh – chị Nguyễn thị Thương thì thầm: – Làm đến đâu đổ đến đó, mới đắp có một con đê đã hệt chuyện An Dương Vương xây Loa Thành ngày xưa thì làm làm gì? An Dương Vương trong huyền thoại còn được thần Kim Quy hiện lên mách bảo, chứ hai anh em nhà anh Vươn chỉ có hai bàn tay không, làm sao chinh phục thần biển được?
Cả bố anh, người ủng hộ ý tưởng và việc làm của hai con trai nhất, bao nhiêu lần thuyết phục vợ bán cả đàn vịt và mọi thứ đáng giá trong nhà đi, để cùng các con quai đê lấn biển, đổi nghề, đổi đời, đến lúc này cũng cạn kiệt niềm tin, bảo vợ con:
- Thôi húc đầu vào sóng mãi rồi mà tiền của thì ngày một trôi dạt đi như thể “đem vàng đi đổ sông Ngô”. Dừng lại thôi, mình có phải bà Nữ Oa “đội đá vá trời” đâu mà làm được những chuyện động biển như thế được. Nghỉ! Nghỉ hết, quay lại nghề nuôi vịt ấp trứng cổ truyền…
Không còn nhân công, không còn tiền của, càng không được vợ, và mẹ cha ủng hộ, chỉ còn hai anh em “trần lực tựu liệt” (3) giữa sóng và gió, có lúc anh cũng nản, nhưng không lẽ lại bỏ cuộc? Kiến thức của 4 năm học ở trường Đại học cùng bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy ngoài đời, chả lẽ lại thành nước lã trôi sông hết? Trong khi một người không quen biết ở tận vùng đất ven biển của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình – lại thách thức anh: “Nếu cậu làm được, tôi sẵn sàng biếu không một chiếc xe máy sịn. Trời ạ, thời đại này mà còn ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm, như dã tràng nghe tôn giáo bể vậy”.
Người vùng biển nói là làm. “Hoặc là tất cả, hoặc là không”. “Trời đày thì phải chịu, chứ người đày thì phải cố mà vượt qua”. Vì thế càng bị diễu cợt, khích bác anh càng quyết tâm làm, dù chỉ là một mình trước biển cũng làm, huống hồ còn người em trai của anh, tuy không đủ trình độ, kiến thức như anh, nhưng luôn tin cậy và ủng hộ anh hết lòng…
Làm dã tràng xe cát mãi không xong, anh lặng lẽ làm dã tràng… nằm nghe tôn giáo biển để hiểu biển hơn, từ quy luật phát sinh của sóng đến những ngày động biển, hàng trăm tiết đoạn của công cuộc chinh phục các con sóng dữ của anh cùng bà con được anh ghi dấu trong đầu… Cuối cùng sau 365 ngày vật lộn cùng sóng dữ, hai anh em nhà “đô vật cởi trần” đã đắp được khu đầm nho nhỏ, vừa để nuôi tôm, nuôi cá, lấy ngắn nuôi dài, vừa trồng những cây sú, vẹt để có thể chắn sóng lâu dài… Đầu năm 1995, niềm vui vỡ òa trong thôn xóm, khi hàng nghìn người dân của xóm Chùa tận mắt nhìn thấy con đê cao sừng sững tạo thành bờ bao quanh vùng đầm rộng lớn 40 ha, cùng hàng ngàn cây sú, vẹt mọc lên tạo thành một cánh rừng chắn sóng. Điều mà chính quyền Hải Phòng bao nhiêu năm không làm được thì hai anh em Đoàn văn Vươn và Đoàn văn Quý đã làm được.
Tiếng lành, điều tốt đồn xa, trong khi người lên tiếng thách thức anh ôm chiếc xe máy “cao chạy xa bay”, thì lãnh đạo xã Quang Vinh, lãnh đạo huyện Tiên Lãng lại hùng hổ tiến vào vùng đầm, quyết ăn thua đủ với mảnh đất đẫm máu, mồ hôi nước mắt của cả đại gia đình anh.
Vốn là người cùng xã, biết nhau từ thưở còn thò lò mũi xanh, anh nhanh chóng nhận ra sự phi lý, lưu manh cũng là bản chất của cái gọi là chính quyền, huyện xã thông qua hai kẻ đứng đầu là Lê văn Hiền và Lê văn Liêm trong việc thu hồi đất, nên không cần “cò cưa kéo xẻ” gì, anh bắn tin tới tai hai kẻ tham tàn, bạo ngược, nhân danh đảng và nhân danh chính quyền huyện, xã này:
- Nếu cố tình cưỡng chế sẽ có đổ máu!
Mặc những lời “hù dọa” cảnh báo của anh, sống giữa thời đảng trị, thời đểu cáng lên ngôi, Lê văn Hiền tự cho mình cái quyền ngồi trên đầu trên cổ dân, muốn làm gì thì làm. Địa vị của y từ anh truyền, em nối, vững như bàn thạch nên cuối cùng ngày định mệnh (5-1-2012) đã đến… Chữ tài liền với chữ tai một vần. 20 năm kiên trì chắn sóng lấn biển cải tạo thiên nhiên, cải tạo môi trường – vừa bắt biển nhỏ lại để vùng đầm rộng ra, vừa có của ăn, của trả nợ ngân hàng, cũng là trả nợ công lao của bà con đóng góp cùng anh suốt thời gian đầu (bất kể nắng mưa, sớm tối), cũng là tạo thêm việc làm trong thôn, xã… rất có thể trở thành số năm mà anh phải ngồi bóc lịch trong tù vì tội “bạo loạn” và “giết người thi hành công vụ”.
Tiếng súng của anh giữa ngày định mệnh, chính là tiếng súng thức tỉnh mọi người dân xóm Chùa nơi anh ở, và lập tức lan ra khắp trong và ngoài nước, hễ nơi nào có người Việt ở là nơi đó tiếng súng của anh vọng tới, bà con người Việt nô nức làm thơ:
Nhâm Thìn khác hẳn mấy năm qua
Súng nổ lăn quay sáu, bảy thằng
Dân Việt khắp nơi bừng tỉnh ngộ
Thương người lấn biển Đoàn văn Vươn
Súng nổ lăn quay sáu, bảy thằng
Dân Việt khắp nơi bừng tỉnh ngộ
Thương người lấn biển Đoàn văn Vươn
Cũng bao nhiêu người uất ức làm thơ bày tỏ tâm trạng, nỗi lòng mình khi nghe tin cả nhà anh 6 người bị bắt:
Mỗi ngày càng lắm chuyện buồn;
Đọc xong tức ngực máu dồn nhói tim!
Bây giờ đáy bể mò kim:
Còn chăng công lý, biêt tìm chốn nao?
Thương anh VƯƠN, thương đồng bào:
Người dân mất đất!…Trời cao có tường!?
Đọc xong tức ngực máu dồn nhói tim!
Bây giờ đáy bể mò kim:
Còn chăng công lý, biêt tìm chốn nao?
Thương anh VƯƠN, thương đồng bào:
Người dân mất đất!…Trời cao có tường!?
Ngay cả hình ảnh mẹ anh cũng được độc giả vô danh khắc họa:
Mẹ giấu nỗi buồn sau nửa chéo khăn
Đêm không ngủ thương con nằm trong trại
Đêm không ngủ thương con nằm trong trại
Cao tay hơn, Tác Giả “Tố Khổ” còn “Nhại bác Tố Hữu”, để viết về việc làm quả cảm của anh trước bọn chó ác công an
Lớp anh trước, lớp em sau,
Đã thành đồng chí, chung câu: dân hành,
Vén mây, hỏi tới trời xanh,
Giun nào bị xéo đã thành nhân dân?
Đã thành đồng chí, chung câu: dân hành,
Vén mây, hỏi tới trời xanh,
Giun nào bị xéo đã thành nhân dân?
Câu thơ vừa được tung lên mạng, người đọc sau đã mượn thơ Nguyễn Du để lẩy Kiều, trả lời tác giả nhại thơ cũng là bày tỏ nỗi lòng uất ức của người dân Việt Nam nói chung, hoặc những anh Pha chị Dậu nói riêng – trong “bước đường cùng” trong cảnh “tắt đèn”, tuyệt vọng:
Vén mây, ngỏ với trời xanh,
Giun nào bị xéo cũng đoành công an
Giun nào bị xéo cũng đoành công an
Với tư cách nhà giáo kiêm nhà văn, nhà thơ, người viết bài này cũng mạo muội góp đôi lời khi nghĩ về hình ảnh anh – người anh hùng mở đất, mở cõi, vất vả gian nan quyết bắt thần biển phải quy phục mình:
Cái dáng lom khom trên bờ biển
Như dấu hỏi treo trong mắt dân làng
Trong giấc ngủ cũng dập rờn tiếng sóng
Anh đã bao năm khóc giữa đầm
Bao nhiêu trận bão tràn qua mặt
Đổi nghìn mưa nắng lấy mùa màng
Giặc về phút chốc tan hoang hết
Cả vùng đầm xanh mướt hóa bùn…
Như dấu hỏi treo trong mắt dân làng
Trong giấc ngủ cũng dập rờn tiếng sóng
Anh đã bao năm khóc giữa đầm
Bao nhiêu trận bão tràn qua mặt
Đổi nghìn mưa nắng lấy mùa màng
Giặc về phút chốc tan hoang hết
Cả vùng đầm xanh mướt hóa bùn…
Tiếng súng của anh cũng là một con sóng ngầm, một đám mây tích điện, một ngòi nổ kích bom, như thơ Nguyễn Chí Thiện từng viết:
“Trong bóng đêm đè nghẹt.
Phục sẵn một mặt trời.
Trong đau khổ không lời.
Phục sẵn toàn sấm sét.
Trong lớp người đói rét.
Phục sẵn những đoàn quân.
Khi vận nước xoay vần.
Tất cả thành nguyên tử“.
Phục sẵn một mặt trời.
Trong đau khổ không lời.
Phục sẵn toàn sấm sét.
Trong lớp người đói rét.
Phục sẵn những đoàn quân.
Khi vận nước xoay vần.
Tất cả thành nguyên tử“.
Đảng Cộng sản đang thực sự lo lắng hốt hoảng khi cưỡi trên lưng hai “con hổ” Đoàn văn Quý và Đoàn văn Vươn, cũng là hàng nghìn con sóng ngầm, hàng nghìn đám mây tích điện, hàng loạt ngòi nổ kích bom (những người từng mất đất, mất nhà) nên lần đầu tiên trong lịch sử đảng, những kẻ đè đầu, cưỡi cổ dân đã phải rời ghế xuống hiện trường để xem xét lại vụ việc, bật “đèn vàng” cho báo chí được phép vào cuộc để phản ảnh, ghi chép, viết bài nhằm “hạ hỏa” những hỏa diệm sơn, cũng là rút ngòi nổ khỏi khối bom nguyên tử, xoa dịu những đám mây tích điện ẩn chứa trong lòng dân (4).
Sự thật tự nó đứng vững, dù đảng có cao siêu thủ đoạn đến mức nào thì hàng triệu người dân uất ức vì mất đất mất nhà, mất quyền làm người đã tình nguyện ướm gót chân bé nhỏ của họ vào đôi bàn chân khổng lồ của anh rồi, làm sao đảng có thể tồn tại được khi những “Thánh Gióng” được hoài thai từ bàn chân anh, vung roi sắt, ngồi trên ngựa sắt đánh thẳng vào sào huyệt của đảng, thay vì những quả mìn tự tạo, những cơn giông cuối trời?
Sacramento 4-3-2012
TKTT
TKTT
1. Thống kê của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trong ngày 10/02/2012 (http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/59770/thu-tuong—ong-vuon-duoc-su-dung-dat-da-giao.html )
2.Thơ Hoàng Trung Thông
3. Trần lực tựu liệt” hiểu theo nghĩa tiếng Việt là: Đô vật cởi trần
4. Cuộc họp của Thủ tướng với các bộ, ngành và thành phố Hải Phòng diễn ra chiều 10-2-2012. http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/59770/thu-tuong—ong-vuon-duoc-su-dung-dat-da-giao.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét