Phạm Khải
“Dân người ta có ý kiến thì phải nghe chứ”. Nói rồi ông trừng mắt: “Tớ là dân. Dân nói cậu không nghe à?”. Đấy, quyền cao đến thế mà cũng vẫn cho mình là “dân”. Thử hỏi, nghe vậy, ông nhà thơ còn biết làm gì hơn?”
Lâu nay chúng ta hay nói đến dân, phải thế này, thế khác với dân, song thực tế, sự biến chuyển trong cung cách, xử sự với dân của các cán bộ, đảng viên có chức có quyền đã cải thiện được là bao? Vả chăng, “dân” ở đây là ai? Đừng nghĩ rằng chỉ mình anh được quyền nhận anh là “dân”. Tôi là quan, nhưng khi cần tôi cũng nhân danh nhân dân đấy. Nhà thơ Vũ Quần Phương từng kể cho tôi nghe một chuyện xảy ra hồi anh làm Tổng biên tập Báo Người Hà Nội. Do không thích cái măngset mới của Báo, một vị lãnh đạo Thành ủy đã cho gọi Tổng biên tập Vũ Quần Phương lên gặp. Vừa chân ướt chân ráo tới nơi, nhà thơ Tổng biên tập đã bị vị lãnh đạo mắng phủ đầu ngay: “Tại sao cậu không cho thay măngset. Cậu bảo thủ bỏ mẹ. Dân người ta có ý kiến thì phải nghe chứ”. Nói rồi ông trừng mắt: “Tớ là dân. Dân nói cậu không nghe à?”. Đấy, quyền cao đến thế mà cũng vẫn cho mình là “dân”. Thử hỏi, nghe vậy, ông nhà thơ còn biết làm gì hơn?
*
Trong bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện nội dung nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng (diễn ra tại Hà Nội từ ngày 27 tới 29 tháng 2 vừa qua), sau khi nêu rõ mối nguy của thực trạng suy thoái đạo đức trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhắc lại yêu cầu mà ông đã đặt ra cách đây ít lâu: “Những việc cần và có thể làm ngay là: Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là từng đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư tự giác, gương mẫu tự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình…”. Ngoài yêu cầu trên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn nêu một số biện pháp về mặt hành chính, tổ chức liên quan đến công tác xây dựng Đảng nhằm hạn chế và đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực…
Thực tình mà nói, trước ý kiến nêu trên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng đã có một số nhân sĩ, trí thức cảm thấy băn khoăn. Mặc dù rất đồng tình và đánh giá cao tinh thần quyết liệt trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực của vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, song họ không mấy tin tưởng vào sự tự giác “biến cải” của những ai đó một khi “tay đã nhúng chàm” (thậm chí, như nhận xét của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, việc “tự ghè vào chân mình, tát vào má mình” là một việc rất khó). Từ đó, họ cho rằng, để có sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, không còn cách nào khác là phải “đưa dân vào cuộc”.
Kể ra thì sự băn khăn trên không phải không có lý. Bản thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho rằng, công cuộc chỉnh đốn Đảng là một việc làm rất khó (khó nhưng không thể không làm). Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, ngoài các biện pháp mang tính tổ chức, hành chính, vẫn không thể không yêu cầu sự tự giác của mỗi người. Điều này nghe có vẻ “cải lương” nhưng nó đúng với thực tế hiện nay của xã hội ta.
Tại sao tôi lại nói vậy? Là vì, lâu nay chúng ta hay nói đến dân, phải thế này, thế khác với dân, song thực tế, sự biến chuyển trong cung cách, xử sự với dân của các cán bộ, đảng viên có chức có quyền đã cải thiện được là bao? Vả chăng, “dân” ở đây là ai? Đừng nghĩ rằng chỉ mình anh được quyền nhận anh là “dân”. Tôi là quan, nhưng khi cần tôi cũng nhân danh nhân dân đấy. Nhà thơ Vũ Quần Phương từng kể cho tôi nghe một chuyện xảy ra hồi anh làm Tổng biên tập Báo Người Hà Nội. Do không thích cái măngset mới của Báo, một vị lãnh đạo Thành ủy đã cho gọi Tổng biên tập Vũ Quần Phương lên gặp. Vừa chân ướt chân ráo tới nơi, nhà thơ Tổng biên tập đã bị vị lãnh đạo mắng phủ đầu ngay: “Tại sao cậu không cho thay măngset. Cậu bảo thủ bỏ mẹ. Dân người ta có ý kiến thì phải nghe chứ”. Nói rồi ông trừng mắt: “Tớ là dân. Dân nói cậu không nghe à?”. Đấy, quyền cao đến thế mà cũng vẫn cho mình là “dân”. Thử hỏi, nghe vậy, ông nhà thơ còn biết làm gì hơn?
Phải khẳng định rằng, xã hội ta đang như một cơ thể ủ bệnh, thậm chí bệnh trầm trọng. Nói không xây dựng, chỉnh đốn Đảng, có thể ảnh hưởng đến “sự tồn vong của chế độ” như nhận xét của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một sự công khai hóa thực trạng này. Vậy mà đây đó, vẫn có người nghĩ rằng cần phải có ai đó “ra tay cứu giúp” mới nên chuyện. Họ cho rằng, con bệnh không thể tự cứu mình được, phải cần đến bác sĩ. Xin hỏi: ở đây, bác sĩ là ai? Và tại sao không nghĩ rằng chính bác sĩ cũng đang mang bệnh, cũng phải tự cứu mình? Sao không nghĩ rằng, sự tiêu cực đang hiện diện ở hầu hết các lĩnh vực, các tầng lớp trong xã hội. Hoặc giả, tại sao không nghĩ rằng, chính mình cũng vừa là bệnh nhân, vừa là bác sĩ? Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong nhiều hội nghị bàn về công tác cán bộ đã phải nhắc đi nhắc lại mấy cụm từ “Hãy tự soi mình xem như thế nào? Đã thực sự gương mẫu chưa?”, thậm chí, làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương, ông còn phải đặt vấn đề “Những người đi giáo dục cũng phải được giáo dục”. Vậy có nghĩa là, công việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải bắt đầu từ việc “soi lại mình” từ chính mỗi cán bộ, đảng viên. Đừng nghĩ rằng tiêu cực chỉ có ở đâu đó, ở bộ phận nào đó “cao xa”, còn mình thì không, hoặc có nhưng không đáng bàn. Bác Hồ nói: “Mỗi người tốt là một bông hoa đẹp”. Nếu không ý thức việc làm tốt từ mỗi người thì làm sao có chuyện “Cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”? Nên nhớ, có những hành vi ngỡ chỉ là ăn vụng vặt, nhưng tác hại của nó đối với cộng đồng đôi khi lại trở nên khôn lường.
Tất nhiên, để xảy tình trạng phải xới bung, chỉnh đốn trên diện rộng là một điều chẳng ai muốn. Nhưng bệnh như vậy, biết làm thế nào?
Để kết thúc bài viết này, tôi xin nêu một ý kiến: Bên cạnh sự trông đợi vào những biện pháp mang tính tổ chức, hành chính của Đảng và Nhà nước, thiết nghĩ về phía báo chí cũng nên vào cuộc với việc thực hiện triệt để định hướng sau đây: Mọi việc đăng tải tin bài phải trên tinh thần xây dựng một xã hội lành mạnh. Phải có tính hướng thiện. Người tốt phải được bảo vệ. Những cách hành xử tốt phải được biểu dương. Cái ác, hành vi xấu phải bị lên án, loại trừ. Làm sao phải để cái ác, cái tham dẫu có cơ tồn tại thì cũng ở dạng ẩn khuất, không dám lộ mặt. Đừng nghĩ hành vi của con người là không thể cải tạo. Ở những nước phát triển, chẳng đã có trường hợp quan chức có hành vi khuất tất, khi bị báo chí phát giác, do xấu hổ đã xin từ chức và hoàn trả tiền đó sao? Nói như thơ Chế Lan Viên, phải làm sao để “Lấn bệnh tật mà đi, máu đỏ lấn da xanh”. Chứ cứ để mọi sự phát triển tự nhiên theo kiểu “mạnh ai nấy phát” thì nguy lắm!
Nguồn: Blog LTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét