Khi Trung Quốc chứng kiến Chủ tịch Hồ Cẩm Đào không còn giữ chức Tổng bí thư đảng và các vị trí cao nhất trong chính phủ, thì giới lãnh đạo cũng sẽ phải đối mặt với một tầng lớp lãnh đạo mới của nhà khổng lồ châu Á.
Trong khi có một số dự đoán thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc hướng tới Mỹ, thì hệ thống Trung Quốc được tạo ra là để khuyến khích sự đồng thuận và cản ngăn những sáng kiến lớn. Cùng lúc đó, có rất ít bằng chứng cho thấy rằng, quân đội Trung Quốc sẽ gánh vác trách nhiệm hoặc thậm chí sẽ trở nên hùng mạnh hơn.
Chính sách đối ngoại của Mỹ hướng trọng tâm về châu Á chỉ có thể thành công nếu đi theo con đường nhất quán với các hành động phù hợp và liên tục, hơn là việc họ hy vọng vào những thay đổi căn bản trong cách hành xử của Trung Quốc. Chính sách đối ngoại của Mỹ nên tuân thủ những nguyên tắc Mỹ và theo đuổi các lợi ích của Mỹ chứ không phải tìm cách thay đổi quá trình hoạch định chính sách đối ngoại mơ hồ của Trung Quốc trong giai đoạn chuyển giao quyền lực này.
ông Tập Cận Bình
Giới hạn các tiền lệ
Để hiểu những giới hạn và phạm vi của chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc, thì điều quan trọng phải hiểu là thực tế mối quan hệ quyền lực trong nước không nằm ở chính phủ, mà là ở đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì thế các vị trí trong đảng (ví dụ như Tổng bí thư) và những chức vụ khác sẽ có liên quan nhiều hơn trong việc đánh giá quyền lực chính trị so với các vị trí chính trị chính thức (ví dụ như thủ tướng).
Trong nhiều cách, ông Tập Cận Bình, người được cho là sẽ kế nhiệm cương vị Tổng bí thư của ông Hồ Cẩm Đào vào mùa thu này và ghế Chủ tịch Trung Quốc mùa xuân 2013, sẽ là khác biệt cơ bản so với những nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc. Ông sẽ là người đầu tiên thăng tiến tới vị trí cao nhất mà không có bàn tay dẫn dắt của một nhân vật thời kỳ cách mạng.
Những trường hợp khác nhau căn bản này làm việc dự đoán quá trình chuyển giao quyền lực trở nên khó khăn hơn. Hơn thế nữa, có rất ít dữ liệu từ các cuộc chuyển giao lãnh đạo trước của Trung Quốc. Thời kỳ của Mao Trạch Đông (1949-1976) và Đặng Tiểu Bình (1976-1992) đều rất phi thường. Mao được xem là động lực dẫn dắt đứng sau thành lập đất nước Trung Quốc và ông tạo ra một hình mẫu cá nhân tiêu biểu. Trong khi Đặng Tiểu Bình lại tìm cách phá bỏ việc sùng bái cá nhân, lịch sử của ông như một nhà lãnh đạo cách mạng, một người cải cách kinh tế thành công đã đem lại cho ông sức mạnh vô biên.
Về quyền hạn và tầm cỡ trong đảng, Tập Cận Bình khó có thể so sánh với Mao và Đặng hay thậm chí là kể cả với Giang Trạch Dân (1992) và Hồ Cẩm Đào (2002). Nhưng thậm chí là như vậy, thì sự so sánh cũng hạn chế, cả Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều hưởng “cơ may” từ Đặng Tiểu Bình. Thực tế là, cá nhân ông Đặng đã chọn lựa Hồ Cẩm Đào để kế nhiệm Giang. Tập Cận Bình theo rất nhiều cách là người đầu tiên khác lạ được chọn lựa làm lãnh đạo Trung Quốc, và vì thế rất khó dự đoán.
Giới hạn vai trò quân sự
Một yếu tố nhất quán trong suốt hai thập niên qua là sự hạn chế tương đối quyền lực của quân đội Trung Quốc (PLA) trong cơ cấu chính trị hiện hành. Dưới thời ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào, đại diện của PLA trong Bộ Chính trị bị hạn chế là 2/24 người. Trong thực tế, đại diện quân đội không có vị trí trong 9 thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị trong suốt 20 năm qua.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama Ảnh: Telegraph
Dĩ nhiên, PLA có đặc quyền tiếp cận với vị trí lãnh đạo hàng đầu: Đó là Quân ủy trung ương(CMC). Chủ tịch Quân ủy là Tổng bí thư đảng. Điều này khẳng định rằng, PLA đầu tiên và trước nhất là một quân đội của đảng, là cánh vũ trang của đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng, họ sẽ gánh vác mọi thứ, PLA đơn thuần đảm bảo rằng, những mối quan tâm của quân đội sẽ hướng tới các nhà lãnh đạo hàng đầu, trong khi sự kiểm soát của chính phủ dân sự vẫn là bất khả xâm phạm. Ông Tập Cận Bình hiện là phó chủ tịch quân ủy và có lẽ sẽ làm chủ tịch quân ủy khi trở thành Tổng bí thư Trung Quốc.
Đa dạng và đồng thuận
“E dè” trước quân đội, Bộ Chính trị phần lớn là các thành viên trong đảng, các cơ quan nhà nước, bộ ngành, các nhà lãnh đạo khu vực (ví dụ như bí thư các tỉnh, khu tự trị, các thành phố trực thuộc trung ương kiểu như Trùng Khánh). Điều này sẽ tiếp tục dưới thời Tập Cận Bình. Đổi lại, nó có nghĩa là hệ thống ra quyết định dựa trên sự đồng thuận của đảng cộng sản Trung Quốc vẫn giữ nguyên, nhưng sự đồng thuận sẽ đòi hỏi việc hòa giải các quan điểm của tổ chức đảng, nhà nước và các mối quan tâm khu vực. Quyết định được ra ra trong nhà nước, không bao giờ là tiến trình nhanh chóng, nó có thể được làm chậm lại.
Xây dựng sự đồng thuận này có thể ngày càng phức tạp hơn bởi sự thay đổi lớn diễn ra trong hàng ngũ cao nhất của đảng. Từ đại hộ đảng 15 (1997) tới 17 (2007), một điều trở nên rõ ràng rằng, các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc (ngoại trừ Tổng bí thư) ngày càng là đối tượng của các quy định và quy tắc. Nó bao gồm giới hạn tuổi nghỉ hưu 68 tuổi với lãnh đạo hàng đầu (với lập luận để tạo điều kiện cho các tài năng trẻ tuổi thăng tiến). Với Đại hội Đảng lần thứ 18 này, khoảng 14 trong số 25 nhà lãnh đạo dự kiến sẽ nghỉ hưu.
Xây dựng sự đồng thuận này có thể ngày càng phức tạp hơn bởi sự thay đổi lớn diễn ra trong hàng ngũ cao nhất của đảng. Từ đại hộ đảng 15 (1997) tới 17 (2007), một điều trở nên rõ ràng rằng, các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc (ngoại trừ Tổng bí thư) ngày càng là đối tượng của các quy định và quy tắc. Nó bao gồm giới hạn tuổi nghỉ hưu 68 tuổi với lãnh đạo hàng đầu (với lập luận để tạo điều kiện cho các tài năng trẻ tuổi thăng tiến). Với Đại hội Đảng lần thứ 18 này, khoảng 14 trong số 25 nhà lãnh đạo dự kiến sẽ nghỉ hưu.
Các hiệu ứng so sánh sẽ được cảm nhận trong quân ủy trung ương, với khoảng 6/10 thành viên sẽ không còn giữ chức. Thành phần lãnh đạo mới của Trung Quốc dường như sẽ bao gồm một số lượng lớn những gương mặt mới. Điều đó không có nghĩa là họ sẽ chưa được kiểm tra, kể khi các thành viên mới được lựa chọn từ một nhóm nhà lãnh đạo cấp cao. Nhưng có thể thấy rằng, rất nhiều người không quen biết lẫn nhau và vì thế sẽ cần khoảng thời gian đáng kể để họ nắm bắt vị thế, sức mạnh và độ nhạy cảm của những người khác.
Những cân nhắc trên cho thấy, các chính sách dưới một thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc mà đứng đầu là ông Tập Cận Bình sẽ khó dự đoán hơn nhiều. Phức tạp hơn nữa là dự đoán các vấn đề cải cách và hoạch định chính sách căn bản.
Giàu có và quyền lực
Thực tế là, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc hiện nay kiểm soát giá trị tài sản nhiều hơn những người đồng nhiệm Mỹ. Theo thống kế của tạp chí Forbes, 70 thành viên giàu có nhất trong quốc hội Trung Quốc có tổng giá trị tài sản gấp 10 lần giá trị tài sản ròng của toàn bộ quốc hội, Tổng thống, nội các và Thẩm phán toà án tối cao Mỹ.
Khi sự giàu có tập trung ở tầng lớp lãnh đạo hàng đầu, thì ở đó cũng là trung tâm quyền lực Trung Quốc. Ông Hồ Cẩm Đào đã tập trung bộ phần lãnh đạo trong một nhóm gọi là Nhóm lãnh đạo nhỏ (LSG), chịu trách nhiệm điều phối giám sát và thực hiện chính sách thông qua đảng và bộ ngành chính phủ giới hạn trong bản thân Uỷ ban Thường vụ Bộ chính trị. Điều này khác biệt hẳn so với quy tắc của ông Giang Trạch Dân – khi một số trong nhóm LSG thuộc Bộ Chính trị nhưng không có chân trong Uỷ ban Thường vụ. Nếu ông Tập Cận Bình tiếp tục xu thế này, thì chuyện tìm hiểu Uỷ ban Thường vụ bộ chính trị Trung Quốc và các cá nhân trong đó sẽ là không thể thiếu được nếu Mỹ muốn có bất kỳ cơ hội nào để ảnh hưởng tới việc ra quyết định của Trung Quốc.
Mỹ cần phải làm tốt hơn trong việc thăm dò tìm hiểu tầng lớp lãnh đạo mới của Trung Quốc. Mỹ nên theo câu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình “tìm sự thật từ các sự kiện”. Hãy nhìn xa hơn Bắc Kinh (và Thượng Hải). Hệ thống trên cơ sở đồng thuận bao gồm sự kết hợp rõ ràng của các nhà lãnh đạo địa phương, có nghĩa là, các quyết định của Trung Quốc không đơn thuần dựa trên các quan điểm chính trị và kinh tế của những trung tâm. Do đó, cần phải nhận thấy rằng, Bắc Kinh và Thượng Hải không phải là những tiếng nói duy nhất trong vấn đề. Đúng hơn nữa, quan trọng là đánh giá cách nhìn nhận vấn đề ở các tỉnh. Trung Quốc dường như đang theo đuổi “một thể chế liên bang với những đặc tính Trung Quốc”.
Vấn đề ở đây là đảng cộng sản Trung Quốc, theo nhiều cách thì quan trọng hơn chính phủ. Nên Uỷ ban thường vụ bộ chính trị Trung Quốc cũng có vai vế hơn Hội đồng nhà nước. Và PLA, là một trong số ít tổ chức nằm giữa dòng. Nó là một tổ chức đảng, lại tham gia việc hoạch định chính sách, tiếp cận với những nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc thông qua Quân uỷ trung ương, nên PLA hoạt động giống như một tổ chức chính phủ. Ngược trở lại, Bộ Ngoại giao lại có mức độ ảnh hưởng thấp hơn và không thể so sánh độ tiếp cận với các nhà hoạch định chính sách kể từ khi ông Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền; Về bản chất là các nhà ngoại giao không có tiếng nói. Nếu điều này vẫn đúng dưới thời Tập Cận Bình, thì các nhà hoạch định chính sách nước ngoài nên tìm cách tiếp cận Trung Quốc cho phù hợp.
Nguyễn Huy theo Onlineopinion
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét