Pages

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Binh Biến – Tạo Phản

Mấy ngày trước, ởTrùng Khánh, Trung quốc có biểu tình trên một vạn người, bị đàn áp dữ dội với 2 người chết và 50 người bịthương. Hôm qua, 17/4/2012, ở Hà Nội, 1500 nông dân, tiểu thương biểu tình phản đối việc cưởng chế đất đai. Dân số Thành phố Trùng Khánh: 33 triệu. Dân số Hà Nội: 6 triệu rưởi. Như vậy, qui mô các cuộc biểu tình ởhai nơi, tính theo tỉ lệ dân số là tương đương.
Ngày 23/3/2012, có tin tức về đảo chánh ở Bắc Kinh giữa phe Quân đội HồCẩm Đào-Ôn Gia Bảo và phe Công an Giang Trạch Dân- Chu Vĩnh Khang. Ở Hà Nội, có tin đồn về gia đình Tể ba Dũng, trùm phe Công an, tính chuyện bỏ chạy vì phe Quânđội Trọng Lú ép đứa con út của ba Dũng, đang học bên Anh về VN giữ chức Bí thư TW Đoàn TNCS để giữ làm con tin. Chuyện khó tin nhưng không phải vô căn cứ, bởi vì dưới triều đại cs, tin tức nội bộ bít kín, không có lửa làm sao có khói, nhất là phe cs Bắc làm sao chịu nhịn để cho phe cs Nam ba Dũng song tàng?

Huống chi, tục ngữthời hiện đại có câu rằng: Anh cả đỏ Tàu làm sao, chú em đỏ An Nam bào hao làm vậy ! Lại cũng có người sốt ruột ghi lời bình: Phải có quân đội nhúng tay vô, việc triệt hạ đảng cướp sạch ố nàm mới sớm thành tựu được.
Nay thì bên Tàu, phe công an Chu Vĩnh Khang đang lâm thế hạ phong. Bên ta, Trọng lú, Tổng tư lệnh QĐ dù fou la tête lẽ nào, có lý đâu giảo quyệt lại được Tàu phù đở đầu như Nguyễn Chí Vịnh lại im lìm thúc thủ?
Cho nên gã nhà quê tui hổng biết lý thuyết cùng lý luận, chỉ kể chuyện xưa, tích cũ để ai đó có tính chuyện gì đó nghe chơi, hổng nở bề ngang cũng nở bề dọc.
BINH BIẾN
Sau chiên thắng bất ngờ Trảng Sụp, Tây Ninh năm 1960, vc thừa thắng xông lên, tính chuyện đánh chiếm tỉnh lỵ Bến Tre, dàn cảnh“Đồng Khởi” phất cờ nửa xanh, nửa đỏ, hoan hô, ra mắt cái gọi là chánh phủ lâm thời cộng hòa miền nam do mặt trận Phỏng giái đạo diễn, giật dây.
Trước khi để nhân vật chủ trì vụ nầy kể lại câu chuyện Đồng khởi lộn ngược, xin mào đầu vài câu giới thiệu nhân vật nầy.
Người hùng Phạm Ngọc Thảo (PNT), vốn theo Việt Minh, làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Bến Tre lừng danh Miền Tây. Hồi đó có giai thoại về cuộc chạm trán nẩy lửa giữa tiểu đoàn Bến Tre và Tiểu đoàn 19 (?) Liên hiệp Pháp do Đại úy Nguyễn Văn Y chỉ huy cũng nổi tiếng như PNT.
Sau ngày thành lập Đệnhất VNCH, PNT hồi chánh và được TGM Vĩnh Long Ngô Đình Thục dẫn kiến Tổng thống Ngô Đình Diệm, được phong cấp bực Thiếu tá Tỉnh đoàn trưởng Tỉnh đoàn Bảo An Bình Dương (Thủ Dầu Một).
Khi được tin về vụ Đồng khởi, chánh phủ cử PNT làm tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre) để lấy gậy ông, đập lưng ông, nghĩa là lấy cựu Tiểu doàn trưởng VM trị Tư lịnh phó quân Phỏng giái Nguyễn Thị Định.
Sau khi đập tan Đồng khởi, PNT được thang cấp Trung tá và đưa về làm sĩquan tùy viên cho Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong một buổi thuyết trình tại Học Viện Quốc gia Hành chánh năm 1961, Phạm Ngọc Thảo kể:
Chi đoàn thiết giáp tỉnh Bến Tre có 6 chiếc thiết giáp Mã Lai ( Một loại Half Track của quân đội Anh), mỗi chiếc trang bị một cặp đại liên Lebel. Hồi đó, hỏa lực như vậy kể là mạnh. Cho nên bọn giải phóng mới tính chuyện gài nội tuyến để dẫn dường lọt vô đánh úp chi đoàn thiết giáp, chiếm nguyên đoàn thiết giáp, kéo ra càn quét, chiếm tỉnh lỵ Trúc Giang. PNT tương kế, tựu kế, đặt kế hoạch “phản nội tuyến”, cho cán bộ An ninh Quânđội nhận làm nội tuyến, thu thập kế hoạch đánh chiếm tỉnh lỵ của vc đầy dủ, rồi bố trí phản kích.
Ngày N, giờ G dến,đội đặc công vc, mặc quân phục VNCH, mang băng đỏ do nội tuyến dẫn dường, tiến vào chiếm chi đoàn thiết giáp, lọt ổ phục kích, bị diệt gọn. Nghe súng nỗ ởchi đoàn thiết giáp, các dơn vị vc mở cuộc tấn côngđồng loạt vào các cứ điểm VNCH cũng lọt vào trậnđịa mai phục sẳn, thiệt hại nặng, chỉ còn chờ đòan thiết giáp nội tuyến kéo ra đánh giải vây. Thiết giáp kéo ra thiệt, nhưng không tấn công vào các vị trí VNCH mà lại khạc đạn vào lưng bọn giải phóng! Cho nên chúng chỉ còn một đường: Chém vè. Mà cũng đâu phải dễ, bị thiết giáp truy kích mãi tận ngả ba Giồng Trôm mới thôi.
Như vậy là “Đồng khởi” thành đồng chuồn, đồng chạy. Vậy mà sau nầy chúng vẫn trơ tráo bô bô Tư lịnh phó dồng khởi Nguyễn Thị Định quang vinh!!!
Vậy đó, ngày nay các quí ông “nón cối, dép râu” mà có tính đem xe tăng T54 ra quảng trường Ba Đình hốt “Bầy Cá Tra” 14 con thì cũng phải coi chừng mấy anh “ Thanh kiếm và lá chắn,” “ chỉ biết còn đảng còn mình” tương kế, tựu kếchơi trò phản gián là tiêu đó ! Nghe nói, Tổng cục 2 hiện nay ở đường Yết Kiêu sắp dọn qua cơ sở Hàng Bài, trang bị điện tử oách hơn thì phải.
Trên đây là binh biến, giờ kể chuyện Tạo Phản.
TẠO PHẢN
Tôi vốn được huấn luyện làm cán bộ hành chánh. Chẳng ngờ rằng nhiệm sở đầu tiên lại là cơ quan an ninh Phủ Tổng thống. Nơiđây gặp người bạn mới NBN, vốn là đệ tử hầu cận Ngô Tổng thống. Một bửa, nhân vui chuyện, nói về cuộcđảo chánh hụt 11/11/1960, anh ta cười bỏ nhỏ: Đêm đó, Dù (Lực lượng nhảy dù QLVNCH) tấn công vào lúc nửađêm. Cho tới gần sáng thì Đại đội Phòng vệ PhủTổng thống hết đạn, mới giá súng, đưa “Ông cụ”vào gầm giường, lấy bàn ghế mây che chắn, chờ Dù vô tiếp quản. Bỗng nhiên thấy lính dù ngưng bắn. Té ra trước đó, ông cụ đã mưu trí làm kế hoãn binh bằng cách yêu cầu mấy ông chánh khứa hám quyền chủ trì đảo chánh cho lịnh dù ngưng bắn để cụ cho đón quí ông vào Dinh để thương thảo, lập chánh phủ liên hiệp đoàn kết quốc gia.
Trong khi lính dù ngưng tấn công thi đoàn thiết giáp cứu giá của Đại tá Trần Thiện Khiêm, Tư lịnh QK5 từ Cần Thơ kéo lên bị nút chặn của Đại đội lính dù ở Phú Lâm ngăn chận. Vềviệc đưa đoàn thiết giáp an toàn vượt qua nút chặn Phú Lâm thì Thiếu tá TCT, Tỉnh trưởng Cần Thơ, người dẫn đầu đoàn thiết giáp cứu viện, kể cho 3 sinh viên QGHC chúng tôi đi tập sự ở Cần Thơ nghe như vầy: Ông dẫn đầu đoàn thiết giáp đến Phú Lâm thì gặp nút chặn của lính dù, ngựa sắt, concertina, bazoka chỉa ra tua tủa. Với hỏa lực như vậy đoàn thiết giáp khó bềvượt qua êm thắm. Vì vậy ông phải bậm gan bước lại bên ngoài công sự phòng thủ tìm cách thương thảo. May sao, viên Trung úy Đại đội trưởng nhảy dù mới chén chú, chén anh với ông trong bửa tiệc mừng chiến thắng của Tiểu đoàn Dù tại tư dinh Tỉnh trưởng Cần Thơmấy bửa trước. Nhờ vậy, ông mới ra vẽ đàn anh, kẻcả bảo: Nghe trong đó có vụ gì lùm xùm. Chú giải tỏa nút chặn để tôi vào xem. Anh sĩ quan dù chắc là chưa nhận được lịnh rõ ràng về địch, bạn, lại thấy Thiếu tá Tỉnh trưởng nói giọng tỉnh bơ nên mở nút chặn để chiếc jeep của Thiếu tá đi qua. Nào ngờ đoàn thiết giáp thừa cơ ào ạt kéo qua, thẳng tiến.
Tới đây thì để cho nhân vật chính yếu của cuộc tấn công Dinh Độc lập kể tiếp. Khi ấy, tôi là Chánh Văn phòng của Trung tá Tỉnh trưởng Biên Hòa TVH. Nhân một bửa vui chuyện, nói về vụ 11/11/1960, ông tỉnh trưởng cười vui, bảo: Tôi là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Dù tấn công Dinh Độc lập đó. Tôi mới thuật ông nghe vụ Phòng vệ Phủ Tổng thống hết đạn, giá súng và tiếp: Phải chi bửa đó Trung tá đánh rấn vô là bắt sống được Tổng thống. Ông lặng nhìn tôi, rồi bảo: Bộ anh tưởng lính dù mìnhđồng, da sắt chắc? Từ nửa đêm tới hừng sáng, tôi hô xung phong mấy bận. Lính của tôi lớp chết, lớp bịthương còn kẹt lại bên trong hàng rào sắt cũng bộn nên khi nghe lịnh ngưng bắn là mừng húm, lo thúc hối bọn nhỏ xúm vô kéo mấy đứa chết và bị thương ra. Mới vừa ngồi nghỉ chưa ráo mồ hôi là thấy đoàn thiết giáp kéo tới. Cứ ngở là phe ta kéo vô tiếp thu Dinh, nào ngờ nó dàn đội hình xong là quay đại liên 12 ly 7 ra nã vào lính dù như pháo Tết. Lính dù đánh vc chưa bao giờ đụng phải một giàn đại liên như vậy nên dù là lính dù thiện chiến, đến nước nầy chỉ còn đường rút chạy tháo thân!
Vậy đó, cuộc tạo phản 11/11/1960 kết thúc như vậy đó.
Nhân chuyện ngày xưa nghĩ đến chuyện ngày nay. Nếu như trong hàng ngủ Quânđội Nhân dân có nhóm nào đó vì bất bình bọn trùm sò Ba Đình “hèn với giặc Tàu, ác với dân” mà muốn cửsự hào kiệt Lương Sơn Bạc cũng nên để ý mấy nhượcđiểm trong câu chuyện kể trên.
Một là thủ đoạn trì hoãn chiến để chờ dịp phản công là nghề riêng của những người làm chánh trị mưu lược.
Hai là chi tiết nhỏnhư trường hơp anh Trung úy dù mà làm hư đại cuộc.
ĐÔI LỜI BÀN MAO TÔN CƯƠNG THAY LỜI KẾT
Tôi vốn gốc nhà quê hiên lành, lớn lên gặp thời chinh chiến điêu linh, cảnh máu đổ, thây phơi cũng trông thấy đủ nhiều nên chuyện binh đao cực chẳng đã phải đem ra luận bàn vì tình thếnước nhà đang trong cơn nghiêng ngả. Chỉ mong rằng với sự can thiệp của phía quân đội, cuộc vận động cách mạng quần chúng sẽ kết thúc mau lẹ và đở tốn xương máu hơn bởi vì tình thế hiện nay trông thấy rõ:
Hiện tại, phong trào nông dân biểu tình đòi lại ruộng đất ngày càng đôngđảo hơn và nhịp độ ngày càng dồn dập hơn.
Mai nầy kinh tế suy sụp, lực lượng công nhân thất nghiệp chắc chắn sẽvùng lên đòi quyền làm việc và trơ cấp thất nghiệp.
Cuối niên khóa năm nay, hàng hàng, lớp lớp sinh viên, học sinh tốt nghiệp mà không kiếm được việc làm đâu thể ngồi yên.
Trong lúc đó bọn vua tập thể Ba Đình mãi lo kèn cựa nhau không ai giải quyếtđược việc gì. Cứ lấy trường hợp cái thông cáo cấm biểu tình hồi tháng 8 năm ngoái, không một ai dám ký tên chịu trách nhiệm thì biết. Trường hợp Đoàn Văn Vươn hồi tháng giêng năm nay cũng vậy. Thủ tướng ra lịnh, bí thư Thành ủy Hải phòng coi như pha. Đã vậy, nó còn nõ mồm chửi đổng cả cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Bên trong cung đình thì như vậy, bên ngoài xã hội càng náo loạn hơn. Công an thay vì bảo vệ dân thì lại xua côn đồ đánh đập cảtrẻ mồ côi và cha xứ đạo. Dân bị ức hiếp cùngđường rượt chém công an rồi tự tử. Những việc nhưvậy xãy ra như chuyện thường nggày ở huyện. Những người di du lịch Hà Nội về kể lại ở nơi đây hầu như không còn tình người. Vào hàng ăn lớ ngớ là bịchủ nhà hàng chửi. Vô thương xá mua hàng, xin thêm cái bao giấy phòng hờ là bị nạt. Lạ nước, lạ cái hỏi nhờ chỉ đường là bị chửi.
Tóm lại, tình cảnh nước nhà thật bi đát. Nếu không kịp thời giải cứu, tương lai dân, nước không biết sẽ trôi giạt về đâu?!
Nguyễn Nhơn
(Tháng Tư buồn, thêm buồn)
19/4/2012

Không có nhận xét nào: