Thanh Quang, phóng viên RFA
Một lần nữa, người nông dân triền miên nghèo khó lại lâm cảnh bị cưỡng chế đất đai bởi lực lượng với “áo mão nặng nề, khiên trắng lạnh lùng”, tạo cảnh “khói lửa mịt mù, máu đổ” ở Văn Giang.
Ai đối đầu ai?
Thưa quý vị, chứng kiến và phẫn nộ trước cảnh công an sắc phục, thường phục được trang bị “tận răng” kiên quyết cưỡng chế cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan trong huyện Văn Giang, bà Lê Hiền Đức, người được thế giới vinh danh về nỗ lực chống tham nhũng tại Việt Nam, đã nhắn nhủ với công an:Họ dùng rất nhiều đạn hơi cay…bắn xối xả hơi cay mù mịt. Họ bắn thẳng vào những người đang ngồi giữ đất. Xong họ dùng lực lượng tới xuađuổi hết.“Hãy cầm súng chĩa vào bọn tham nhũng, chứ đừng cầm súng quay vào phía nhân dân."
Người dân Văn Giang
Nhưng phía lực lượng cưỡng chế đã “cầm súng quay vào phía nhân dân”, như một dân oan Văn Giang mô tả:
“Họ dùng rất nhiều đạn hơi cay…bắn xối xả hơi cay mù mịt. Họ bắn thẳng vào những người đang ngồi giữ đất. Xong họ dùng lực lượng tới xua đuổi hết. Khu vực cánh đồng bị cưỡng chế khói bay mù mịt, không nhìn thấy gì.”
Qua bài “Tôi tưởng là thế”, tác giả Phạm Duy Nghĩa nhận thấy chỉ một vài tờ báo lề phải “rụt rè” đưa tin này, khi ở một miền quê ngoài Bắc có hàng ngàn công an bao vây, cưỡng chế thu hồi đất của dân làng để giao cho một công ty kinh doanh xây những ngôi nhà đẹp, bán cho người có tiền. Và có mùi lựu đạn cay, dùi cui và những tiếng la hét, hơn 20 người bị bắt giữ.
Trước cảnh tượng đó, nhà văn Nguyễn Quang Lập phải thốt lên rằng có những người suốt đời chưa một lần cầm bút viết báo, nhưng họ đã cầm bút vì không thể chịu được nữa biến cố Văn Giang. Trong số những người “cầm bút chẳng đặng đừng” ấy gởi tới blog Quê Choa có một người con trai gởi thư cho bố là phóng viên, cho biết “ con vừa được xem 2 đoạn video clip trên Youtube quay lại cảnh công an Việt Nam đánh đập những người dân Văn Giang, Hưng Yên rất dã man và tàn nhẫn bố ạ”.
Có lẽ thảm cảnh đó khiến tác giả Vũ Xuân Tửu “Hỏi nhà văn” – hỏi nhiều lắm, như viết về đảng, chính phủ ra sao? Viết về Tổ Quốc, về quần đảo quê hương hiện nay, về hàng vạn cô gái Việt bán mình xứ người như thế nào? Và khi tác giả hỏi nhà văn viết về những nông dân bị cướp đất ra sao? thì họ trả lời rằng “chúng tôi khóc”.
Thế là, nói theo lời tác giả Viết Lê Quân qua bài “Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên: Ai đối đầu ai”, thì “ Tiên Lãng chưa qua, Xuân Quan đã đến. Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ?... Nhiều tiếng nói đầy phẫn nộ và phẫn uất bật lên từ những nông dân áo mộc ‘Các anh đi bảo vệ cho ai? Bảo vệ cho những kẻ cướp đất của cha mẹ các anh à?’, đã khiến cho một số cảnh sát và nhân viên an ninh dường như phải quay mặt đi”.
Kẻ thù của nhân dân?
Nhà văn Võ Thị Hảo báo động rằng trong khi “bom nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng chưa dứt thì gạch đá, khói lửa, máu đổ ở Văn Giang, Hưng Yên đã dâng lên”. Theo nhà văn Võ Thị Hảo, nếu so với biến cố Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, thì sự cưỡng chế lần này ở Văn Giang có “quy mô lớn gấp cả chục lần” và “ không kém phần thù nghịch chống dân” của giới cầm quyền qua chủ trương “ra tay lấy đất của dân có tuyên bố trước, đầy dõng dạc”. Nhà văn Võ Thị Hảo xót xa rằng sự thù nghịch ấy đã tạo nên “tiếng kêu khóc xé ruột, thấu trời của hàng trăm hộ nông dân tại 3 xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, Hưng Yên”.Nhắc tới chuyện cưỡng chế đất ở Văn Giang, tác giả Đông A nhìn những hình ảnh người dân bị đưa vào thế phải cầm gầy gộc đối mặt với công an hung hãn dàn hàng ngang mà tác giả không khỏi nêu lên nghi vấn rằng “tại sao chính quyền lại trở thành kẻ thù của nhân dân đến thế?”
Blogger Cu Làng Cát bày tỏ nỗi niềm trĩu nặng rằng chưa bao giờ ông lại thấy cảnh người dân phải đứng tiếp trước mặt mình là những áo mão nặng nề từng lớp, chưa bao giờ lại thấy những tấm khiên trắng lạnh lùng đè lên đất, hất đi những tấm lưng bán mặt cho đất bán lưng cho trời, chưa bao giờ tác giả thấy thương những bà mẹ già lưng khòm ra giữa trời tháng hạ để nói với những đứa cháu, đứa chắt trong đoàn binh cưỡng chế những lời gan ruột.
Khi cả ngàn người hùng hổ dữ dằn kéo đến cưỡng chế dân lành ở Văn Giang như vậy, tác giả nhớ lại chính họ đã từng lớn lên nhờ ngọn lúa, củ khoai để có điều kiện ra sống phố phường, để lại sau lưng làng quê muôn đời nghèo khó; nhưng rồi rạng sáng 24 tháng Tư ấy, họ đã trở về giày xéo tan nát làng quê khiến tác giả nêu lên câu hỏi “cái hiếu ở đâu hỡi những đứa con lớn lên từ đồng rơm cỏ rạ?”
Biến cố Văn Giang khiến nhà thơ Vũ Quốc Uy, qua bài “Đêm Văn Giang”, đã nhắc tới “đêm trắng Văn Giang, ngực tứa máu hồng”. Nhưng, sau cùng, nhà thơ quả quyết:
Đêm Văn Giang
Ủi sạch làng thôn
Không ủi được nỗi hờn non nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét