Pages

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Bruce Gale – Các ngân hàng Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn


Danluan

Bruce Gale, The Nation/The Straits Times
Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Tình hình ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay nghiêm trọng đến mức nào? Vấn đề là không ai thực sự biết chính xác. Uy tín của ngành ngân hàng bắt đầu lung lay kể từ ngày 20 tháng Tám khi nhân vật nổi bật Nguyễn Đức Kiên bị bắt về tội tham nhũng.
 
Một chi nhánh Ngân hàng Thương mại Á châu (Asia Commercial Bank) tại Hà Nội. Ảnh: AFP/Getty Images
Nhiều ngân hàng tại Việt Nam được cho là có quá nhiều các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề này thì không phải là điều dễ dàng.

Bản chất của vụ bắt giam Kiên với các cáo buộc phạm tội cũng rất mơ hồ. Lúc đầu vụ bắt giữ được báo cáo là “hoạt động kinh doanh bất hợp pháp”. Kiên là người đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại châu Á (ACB), một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất nước trong đó có 15% thuộc sở hữu của ngân hàng Anh Standard Chartered.
Theo dữ liệu của ngân hàng trung ương, tính đến ngày 31 tháng Năm thì tổng cộng khoản nợ xấu chiếm 4,47%, tăng lên từ mức 3,07% vào thời điểm cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, vào tháng Tám vừa qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận rằng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có thể cao lên đến 10%, tệ hơn nhiều so với những báo cáo của các ngân hàng địa phương.
Bi quan hơn, các nhà phân tích của Fitch Ratings tin rằng khoảng 15% các khoản cho vay này không được đầu tư hiệu quả. Một báo cáo gần đây của Barclays đề nghị số này ở mức 20%.
Hồi thứ Sáu tuần trước, Moody’s đã hạ xếp hạng tín dụng của Việt Nam vì các khoản nợ xấu. Việc này có thể làm nhiều người khó hiểu vì gần đây Standard & Poor đã nâng cấp tín dụng các ngân hàng Việt Nam, cho rằng tình hình kinh tế đã phần nào được cải thiện.
Hiện tại thì Việt Nam không thiếu các dự án xây dựng hay bị đình trệ hoặc thậm chí bị bỏ rơi trong tại các đô thị lớn – đặc biệt hai thành phố chính là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nhiều nhà phát triển địa phương đã bắt đầu các dự án trong thời điểm bất động sản bùng nổ cao độ trong năm 2009 và hiện đang gặp một số khó khăn, buộc phải giảm giá để đẩy mạnh doanh số bán các văn phòng và căn hộ. Tỷ lệ phá sản cũng tăng cao trong thời gian qua, đặc biệt các công ty thép và các cửa hàng bán lẻ vì phải vật lộn để cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài.
Sau nhiều năm lạm phát tăng cao và cho vay thiếu thận trọng, Việt Nam đã bước vào thời kỳ mà các ngân hàng không muốn tiếp tục cho vay vốn, gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư. Kết quả là tăng trưởng trở nên chậm lại, do đó khó cho các doanh nghiệp trả nợ. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng mạnh trong những tuần gần đây vì khách hàng rút tiền hàng loạt tại các ngân hàng. Tuy nhiên cho đến nay thì chưa có ngân hàng nào bị sụp đổ.
Điều rõ ràng có thể thấy là Việt Nam cần có kế hoạch cụ thể để tái cơ cấu ngành ngân hàng.
Một đề xuất được xem như ý tưởng tốt là cho phép các ngân hàng nước ngoài nâng cao và sở hữu cổ phần lớn hơn trong các ngân hàng địa phương. Nhưng với nhiều ngân hàng phải đối mặt với các vấn đề như hiện nay thì chương trình này không thể thu hút thêm vốn.
Một lựa chọn khác là chính phủ đưa ra các gói cứu trợ dành cho ngành ngân hàng. Động thái này hiện nay có vẻ thực tế hơn một vài năm trước đây. Thâm hụt ngân sách của chính phủ hiện nay chỉ ở mức 4% GDP so với 9% hồi năm 2009. Các số liệu khác tương đối cũng khá tốt. Tiền tệ cho đến thời điểm này đã phần nào ổn định, lạm phát được kiểm soát và thâm hụt thương mại cũng đã được thu hẹp đáng kể so với năm ngoái.
Và trong khi tỷ lệ nợ GDP của chính phủ ở mức 44%, con số này dù sao vẫn tốt hơn nhiều so với các nước châu Âu.
Tuy nhiên, các nhà quan sát nước ngoài dường như chỉ tập trung vào các nhược điểm của Việt Nam. Một bài báo trên The Wall Street Journal hồi tháng trước lưu ý rằng nếu Barclays ước tính đúng rằng 20% vốn cho vay của ngân hàng không hoạt động hiệu quả thì lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam phải gánh khoản nợ xấu lên đến 16 tỷ USD. Con số này tương đương với gần 12% GDP.
Ở khoản đó thì gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế gần như không thể tránh khỏi.
Trong khi đó, các vụ bê bối tại ACB có vẻ như chưa có hồi kết. Ngày 27 tháng Chín vừa qua công an đã thông báo ý định truy tố bốn lãnh đạo cao cấp khác trong ngành ngân hàng. Công an cáo buộc cựu Chủ tịch ACB Trần Xuân Giá, Phó Chủ tịch Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang là đồng phạm với Kiên và Giám đốc điều hành ngân hàng Lý Xuân Hải.
Nhưng thực sự thì mọi việc có xấu như những gì đang diễn ra hay không? Một cách giải thích khác cho rằng vụ Kiên bị bắt phần nhiều có liên quan đến cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền hơn là so với bất kỳ vấn đề nào tại ACB.
Một số các ông trùm nổi tiếng khác tại các địa phương được cho là có liên kết đến các thành viên cao cấp của Đảng Cộng sản và công an đã tiếp tục bắt giữ họ trong những tuần gần đây. Kiên có mối quan hệ chặt chẽ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được biết có những bất đồng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về các chính sách kinh tế. Ngoài việc tranh giành quyền lực giữa hai chính trị gia này thì câu hỏi khác được đặt ra rằng liệu chính phủ phải đối phó như thế nào đối với các vấn đề như tham nhũng và sự hoạt động thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.
Trần Xuân Giá, cựu chủ tịch ACB, cũng có thể bị liên quan đến cuộc xung đột chính trị đang diễn ra tại Việt Nam. Ông là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 1996 để 2002.
Các điều đó nói lên rằng, ngành ngân hàng của Việt Nam rõ ràng đang gặp nhiều rắc rối. Tình hình này đòi hỏi phải theo dõi cẩn thận.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
******************************************************************
Bản tiếng Anh :

Vietnam’s banks are clearly in trouble

Bruce Gale
The Straits Times October 5, 2012 1:00 am

How serious are the problems in Vietnam’s banking sector? Problem is, no one really knows. Confidence in the banking sector has been shaky since August 20, when prominent banker Nguyen Duc Kien was arrested on corruption charges.

Many Vietnamese banks are widely believed to be suffering from bad debts. Assessing the seriousness of the issue, however, is proving difficult.
The exact nature of the crimes Kien allegedly committed has also been vague. The initial arrest was reportedly for “conducting business illegally”. Kien is the co-founder of Asia Commercial Bank (ACB), the biggest private-sector bank in the country. It is 15-per-cent owned by British banking group Standard Chartered.
According to central bank data, non-performing loans totalled 4.47 per cent of total lending as of May 31 this year, up from 3.07 per cent at the end of last year.
But in August, central bank governor Nguyen Van Binh admitted that bad debt in the banking system could be as high as 10 per cent, much worse than local banks are reporting.
Analysts at Fitch Ratings are even more pessimistic, believing that about 15 per cent of loans could be non-performing. A recent report by Barclays suggested 20 per cent.
Last Friday, Moody’s downgraded Vietnam’s sovereign credit rating because of bad debts. Somewhat confusingly, however, Standard & Poor’s recently upgraded Vietnamese banks, arguing that the situation was improving.
There is certainly no shortage of stalled or abandoned construction projects in the nation’s urban areas – notably Ho Chi Minh City and Hanoi. Many local developers who began projects during the height of the property boom in 2009 are now suffering from the need to cut prices in order to boost sales of office and apartment blocks. Bankruptcies are also rising, particularly among local steel companies and retail stores struggling to compete with foreign chains.
After years of high inflation and allegedly reckless bank lending, the country has entered a period in which banks are unwilling to lend, making it difficult for businesses to invest. The result is slower growth, which in turn makes it difficult for companies to pay back loans. Overnight inter-bank rates have surged in recent weeks in response to a spate of deposit withdrawals. But so far, there have not been any bank runs.
Some sort of restructuring plan for Vietnam’s banks is clearly needed.
A proposal to allow foreign banks to increase their shareholdings in local banks and even permit eventual majority ownership seems like a good idea. But with many such banks already facing problems at home, the scheme may not attract the necessary capital.
One alternative is some form of government-financed bailout. Such a move certainly seems more practical now than it would have been a few years ago. The government’s budget deficit, which was equal to 9 per cent of GDP in 2009, now stands at less than 4 per cent. Other numbers are also looking good. The currency has stabilised, inflation is under control and trade deficit has narrowed significantly compared to last year.
And while the government’s debt to GDP ratio stands at 44 per cent, this is considerably better than that of many financially stressed European states.
Foreign observers, however, seem focused on the downside. An article in The Wall Street Journal last month noted that if Barclays is correct in estimating that 20 per cent of bank loans are non-performing, Vietnam’s banking sector would be carrying up to US$16 billion in bad loans. This is equal to almost 12 per cent of GDP.
At that level, an International Monetary Fund-financed bailout seems almost inevitable.
The scandal at ACB, meanwhile, seems far from over. On September 27, police announced their intention to prosecute four more senior bank executives. Police described former ACB chairman Tran Xuan Gia and vice-chairmen Le Vu Ky and Trinh Kim Quang as co-conspirators with Kien and bank CEO Ly Xuan Hai.
But are things really as bad as they seem? An alternative interpretation is that Kien’s arrest had more to do with a power struggle within the ruling Communist Party than any problem in ACB.
Several prominent local tycoons with links to senior members of the Communist Party have been arrested in recent weeks. Kien is closely associated with Prime Minister Nguyen Tan Dung, who is known to be at odds with President Truong Tan Sang over economic strategy. Among the issues dividing the two politicians is how the government should deal with problems such as corruption and the unproductive state enterprise sector.
Gia, the former ACB chairman, may also be caught up in all the politicking. He was minister for planning and investment from 1996 to 2002.

Không có nhận xét nào: