Pages

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Chính quyền Trung Quốc đã gây ra vấn nạn an toàn thực phẩm như thế nào? (Phần 2)

2 nông dân lùa 5000 con vịt qua đường ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc (Ảnh: Imaginechina / Rex)
2 nông dân lùa 5000 con vịt qua đường ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc (Ảnh: Imaginechina / Rex)

Đâu là căn nguyên dẫn đến thực trạng các loại thực phẩm của Trung Quốc có chất lượng đáng lo ngại như vậy?

 Trong hơn 60 năm cầm quyền, ĐCSTQ đã áp chế người dân Trung Quốc và làm méo mó các giá trị truyền thống, thay thế đạo đức bằng tham nhũng, lừa dối và chủ nghĩa tư lợi. Với nhiều chính sách tai hại, ĐCSTQ đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động thương mại vô đạo đức, trong khi các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm lại được quản lý lơi lỏng.

Tiếp theo  phần 1

4. Cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã nuôi dưỡng một nền văn hóa tham nhũng

Một số người nghĩ rằng tình hình kinh tế và xã hội của Trung Quốc đã được cải thiện trong vài chục năm gần đây, sau khi ông Mao Trạch Đông qua đời và các phong trào cách mạng dưới thời ông này kết thúc. Về một số khía cạnh, điều đó là đúng, nhưng lại có những vấn đề mới nổi lên.

Cựu lãnh đạo chính quyền Giang Trạch Dân tham dự phiên bế mạc Đại hội Toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 14/11/2012 tại Bắc Kinh. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)
Cựu lãnh đạo chính quyền Giang Trạch Dân tham dự phiên bế mạc Đại hội Toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 14/11/2012 tại Bắc Kinh. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Khi lên nắm quyền lực vào năm 1989, trở thành Tổng Bí thư của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đã làm trầm trọng thêm các vấn đề này. Ông Giang đã tiến hành thăng chức cho người thân lên các chức vụ cao cấp và kiểm soát giới truyền thông nhà nước nhằm che giấu các hoạt động tham nhũng và phạm pháp của họ.

Bản thân ông Giang đã giành được quyền lực bằng các cách thức không minh bạch, thông qua việc lấy lòng các quan chức cấp cao hơn để nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Ngay cả khi ông Giang kết thúc nhiệm kỳ và ông Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền vào năm 2002, ông Giang vẫn nắm quyền kiểm soát các hoạt động trên chính trường Trung Quốc nhờ cài cắm những người ủng hộ vào các vị trí chủ chốt.

Hiện nay, tình trạng tham nhũng, tham ô, hối lộ và các hoạt động phi pháp khác diễn ra tràn ngập khắp nơi ở Trung Quốc, trong tất cả các ngành nghề của xã hội, từ giới sỹ quan an ninh, giới quan chức trong ngành tư pháp, tới các doanh nhân giàu có. Việc hối lộ diễn ra một cách dễ dãi trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an toàn thực phẩm. Các quan chức quản lý an toàn thực phẩm phớt lờ các vi phạm với lý do rằng Trung Quốc quá rộng lớn và nguồn lực của họ còn quá hạn chế.

Khi một nhà sản xuất thực phẩm ở Trung Quốc bị phát hiện có hành vi sai trái, doanh nghiệp này ngay lập tức hối lộ chính quyền và giới truyền thông để che đậy vụ việc.

Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew (một tổ chức nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Mỹ) công bố vào năm 2014 cho thấy Trung Quốc đứng đầu về tỷ lệ những người tin rằng việc hối lộ sẽ giúp họ vượt lên trong cuộc sống. Một cuộc khảo sát vào tháng 10 năm 2011 đối với hơn 20.000 người trên khắp Trung Quốc cho thấy gần một nửa số người được hỏi cho rằng đạo đức không phải là một yếu tố cần thiết thành công tại xã hội Trung Quốc.

Vì vậy, không có gì lạ khi nông dân Trung Quốc sử dụng quá mức thuốc trừ sâu và phân bón, còn các nhà sản xuất thịt lại trộn thịt thối với thịt tươi, và các nhà máy chế biến lại cố tình dán nhãn thực phẩm hữu cơ đối với các loại thực phẩm thông thường.

5. Các quan chức ĐCSTQ có nông trại riêng

(Ảnh: Praziquantel/Flickr)
                                                           (Ảnh: Praziquantel/Flickr)

Trong khi người dân Trung Quốc phải chịu đựng các loại thực phẩm độc hại, các quan chức ĐCSTQ có các nông trại riêng chuyên sản xuất thực phẩm sạch cho họ. Do các quan chức này không phải tiêu thụ các loại thực phẩm độc hại, họ không có mấy động lực để đối phó với vấn đề này.

Ngay từ thời ông Mao Trạch Đông, chính quyền Trung Quốc đã thành lập các trung tâm sản xuất đặc biệt để tạo ra các thực phẩm lành mạnh cho các quan chức cấp cao, theo Đài Á Châu Tự Do, một đài phát thanh có trụ sở tại Hoa Kỳ. Tập quán này được lan rộng và giờ đây không chỉ các quan chức hàng đầu Bắc Kinh mới có thực phẩm sạch cho riêng họ, bất kỳ quan chức nào có đủ quyền lực để làm như vậy đều đã bí mật xây dựng nông trại cho bản thân mình.

Chính quyền Trung Quốc biết rằng Trung Quốc có vấn đề về an toàn thực phẩm, nhưng các quan chức lại chỉ quan tâm đến sức khỏe của riêng họ, còn phớt lờ sức khỏe của quần chúng. Khi các vụ bê bối về an toàn thực phẩm vỡ lở trên khắp cả nước, họ lại cố gắng xoa dịu người dân bằng cách tuyên bố sẽ thắt chặt các quy định quản lý.

6. ĐCSTQ chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài thịnh vượng của Trung Quốc

Trong nhiều năm qua, ĐCSTQ đã cho thấy rằng họ chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài thịnh vượng của nền kinh tế, chứ không chú trọng phát triển bền vững và cải thiện đời sống cho quảng đại quần chúng. Đất nước Trung Quốc có vẻ như đang thịnh vượng hơn, nhưng thực chất chứa đầy bất ổn: bong bóng trên thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán bất ổn định, thực trạng chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, vấn nạn an toàn thực phẩm ngày càng đáng lo ngại.

Một cuộc điều tra kỹ lưỡng về tất cả các vi phạm thực phẩm sẽ vô cùng tốn kém, tốn thời gian và sẽ dẫn đến hàng loạt vụ đóng cửa nhà máy và thu hồi giấy phép hoạt động trên khắp Trung Quốc, mà việc này sẽ gây tổn hại lớn cho nền kinh tế của Trung Quốc.

Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chính quyền Trung Quốc đối phó với vấn đề này bằng cách che giấu vụ việc. Năm 2008, một vụ bê bối về việc sữa bột của Tập đoàn Tam Lộc có trụ sở tại thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đã bị phát hiện có chứa melamine, một loại chất độc được thêm vào để giả mạo tăng hàm lượng protein. Loại sữa độc hại này đã gây bệnh cho 300.000 trẻ sơ sinh, và khiến ít nhất 6 trẻ chết vì sỏi thận.

Tuy nhiên, bi kịch này lẽ ra đã có thể tránh được. Trước khi vụ bê bối trên bị phơi bày trên toàn quốc, ông Hà Phong, một nhà báo của tờ Southern Weekend của tỉnh Quảng Đông, đã bắt đầu điều tra loại sữa bột này khi biết tin có các trẻ sơ sinh bị ốm sau khi uống loại sữa này. Tuy nhiên, báo cáo của ông Hà đã bị chính quyền vùi dập, cấm không cho công bố với lý do sắp diễn ra Thế vận hội Olympics Bắc Kinh. Giới truyền thông Trung Quốc đã được lệnh chỉ “đưa tin tích cực” và tránh đưa bất kỳ tin tức khó chịu nào. Một trang web do phụ huynh của các trẻ bị uống sữa có chứa melamine lập ra đã bị chặn đứng, một số phụ huynh cố gắng tổ chức một cuộc họp báo đã bị cảnh sát bắt giữ.

Nhưng tin tức về vụ sữa nhiễm độc đã lan truyền nhanh chóng và lên trang nhất của giới truyền thông quốc tế, điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng lòng tin đối với các sản phẩm sữa của Trung Quốc ở trong nước và nước ngoài. Chính quyền Trung Quốc nhận ra rằng họ không thể che giấu vấn đề này thêm được nữa, nên đã trừng trị thẳng tay những người phạm tội, tử hình một số người, kết án tù nhiều năm đối với những người khác, sa thải và đình chỉ công tác đối với các quan chức chính phủ có liên quan. (Mặc dù một số quan chức sau đó đã được đưa trở lại nắm quyền).

Cảnh sát Trung Quốc đang tiêu hủy sữa nhiễm độc, ảnh không ghi ngày tháng (Nguồn: EPA)
       Cảnh sát Trung Quốc đang tiêu hủy sữa nhiễm độc, ảnh không ghi ngày tháng (Nguồn: EPA)

Sữa bột ở Trung Quốc đã bị phát hiện có chứa melamine, một loại hóa chất nguy hiểm. (Ảnh: Marketingtochina.com)

Gần đây, chính quyền Trung Quốc đã sửa đổi luật an toàn thực phẩm năm 2009, trong đó bổ sung thêm 50 điều nhằm thiết lập hình phạt cứng rắn hơn đối với các hành vi vi phạm, các sửa đổi này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2015. Tuy nhiên, với những vấn đề có gốc rễ sâu xa như vậy trong ngành sản xuất thực phẩm của Trung Quốc, không rõ liệu những thay đổi này sẽ đem lại hiệu quả nào hay không.

 Irene Luo, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Mai Lan tổng hợp

Không có nhận xét nào: