Vừa rồi ông Tây ngu dốt ảo tưởng chẳng biết cái gì này được (hay bị) một tập chí tên là Current History (tạm dịch Lịch sử hiện tại) mời viết bài với chủ đề “Việt Nam: 40 năm sau ngày 30/4/1975.” Dù tôi đã đồng ý viết từ đầu tháng 5, nhưng tôi đã không viết một từ nào cho đến những ngày cuối tháng 7 (Có lẽ vì chủ đề quá lớn hay là vì tôi có tâm trạng lười vào mùa hè hay cả hai?)
Vậy, tuần trước bài đã được xuất bản với tên (do tập chí chọn) “Is Vietnam on the Verge of Change?” (Việt Nam sắp thay đổi?, tiếp cận tại đây). Kết quả không khiến tôi bất ngờ là tôi không được hài lòng với những gì tôi viết cho lắm nhưng bình thường khi làm ẩu thì người ta sẽ đưa ra kết quả tệ như vậy đấy.
Rất tiếc, hiện nay tôi không có thời gian để dịch bài viết dài bảy trang này và cũng không có thời gian để chia sẻ những ý tưởng một cách chi tiết. Tôi chỉ xin nêu vài nét dưới đây:
- Nhìn một cách chung chung, việc thực hiện của Việt Nam dù ấn tượng về một số mặt NHƯNG đã chưa đạt được một kết quả hài lòng… Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 4-6 phần trăm một năm là chưa ổn so với tiềm năng của đất nước ở giải đoạn này …
- Việt Nam có thể và nên có tăng trưởng nhanh hơn nếu tiến hành những cải cách mà bao nhiêu chuyên gia trong và ngoài nước đã nêu;
- Dù TPP chưa hoàn tất, việc Việt Nam đang tham gia vào hiệp định này cũng như đang kết thúc những hiệp định thương mại khác nữa (đối với EU, chẳng hạn) dự báo rằng Việt Nam sẽ có những cơ hội tốt để mở rộng và phát triển kinh tế;
- Việc cả TPP lẫn Hiệp Định thương mại VN-EU có những yêu cầu đặc biệt về hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam thì đây nên được xem là cơ hội tốt để giúp Việt Nam tiến hành một quá trình “nâng cấp công nghiệp” (industrial upgrading);
- Về chính trị xã hội, quá trình quan trọng nhất theo tôi (hoặc chỉ là cái tôi thấy thú vị nhất?) là những thay đổi trong nền văn hóa chính trị của Việt Nam. Rõ ràng không nên phóng đại những thay đổi này nhưng cũng nên thấy ở Việt Nam ngày nay, những “công luận” lớn về chính trị đang hình thành. Điều đó rất đáng hoan nghênh;
- Xong, người dân vẫn còn chờ “được hưởng” các quyền đã được hứa 70 năm…. Phải tìm cách để thực hiện các lời hứa đó, nên giải phóng ngành báo chí, cho phép nó đóng một vài trò tích cực hơn;
- Về chính trị cấp cao, đất nước đang chờ kết quả về nhân sự cho ĐH12…Dù không dám đoán trước kết quả, ĐH này sẽ mang lại một số thay đổi về thế hệ trong giới lãnh đạo. Việc có thế hệ chính trị mới chẳng đảm bảo sẽ mang lại tiến bộ nào (hãy xem Kim Jong Un). (Dù không viết trong bài này, tôi cũng nghi ngờ khi thấy một số trong lớp trẻ này có vẻ đang nỗ lực giành sự ủng hộ bằng cách xây đài tượng…)
- Về quan hệ quốc tế… rõ ràng đã có những thay đổi rất lớn. Dù chỉ nói là “quan hệ hợp tác toàn diện”, nhưng trên thực tế Mỹ đã trở thành một đối tác chiến lược của Việt Nam.
Cho các bạn biết tên của bài “Việt Nam sáp thay đổi” là do tập chí chọn. Như bình thường, cũng nhờ các bạn vui lòng nhớ rằng khi tôi viết bằng tiếng Anh thì thường tôi đang viết cho những người ít biết về Việt Nam. Vậy, đây chỉ là việc chia sẻ những ý tưởng này của tôi cho đến toàn bài được dịch
JL
(Xin lỗi Ông Blog)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét