Pages

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Cảnh sát đại lục thay đổi thái độ sau “làn sóng kiện Giang Trạch Dân”

Đến ngày 27/8 đã có hơn 166.000 học viên Pháp Luân Công trong và ngoài Trung Quốc kiện cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân lên Tòa án và Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao. Trong ảnh là lễ diễu hành của các học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông vào 2 ngày 18 - 19/7.
Từ đầu tháng 5 đến ngày 27/8, hơn 160.000 học viên Pháp Luân Công kiện ông Giang Trạch Dân lên Tòa án Tối cao; rất nhiều nơi trên các con đường lớn nhỏ, công viên, khu dân cư… ở Trung Quốc đại lục, gồm cả Bắc Kinh, có thể trông thấy những biểu ngữ “Toàn dân khởi kiện Giang Trạch Dân”, “Dừng ngay bức hại Pháp Luân Công, lôi ngay Giang Trạch Dân ra tòa”…
Các đơn kiện cáo buộc ông Giang tội bỏ tù phi pháp, tước quyền tự do tín ngưỡng được Hiến pháp bảo hộ, lạm dụng quyền lực và nhiều tội danh khác. Ông Giang đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, và đã thành lập Phòng 610, chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công và trao cho nó quyền lực vượt trên cả hệ thống tư pháp và công an để thi hành mệnh lệnh của ông ta.



Hơn 16 năm qua, theo trang tin Minh Huệ của Pháp Luân Công đã có hơn 3.800 học viên được xác nhận đã bị tra tấn đến chết. Con số thực tế có thể cao hơn bởi vì những thông tin như vậy bị kiểm duyệt nghiêm ngặt ở Trung Quốc.

Không chỉ thế, vào ngày 20/6 vừa qua, Tổ chức Thế giới Điều tra đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã cho công bố kết luận điều tra: “ĐCSTQ dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng”.

Gần đây cùng với làn sóng khởi kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân ngày càng dâng cao, nhiều cảnh sát đại lục từng tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công đã có những thay đổi lớn tích cực: có dấu hiệu hối cải, tuyên bố chấm dứt mọi liên quan đến các tổ chức của chính quyền Cộng sản Trung Quốc như Đảng, Đoàn và Đội, có biểu hiện khâm phục các học viên Pháp Luân Công, có cảnh sát còn khuyến khích các học viên Pháp Luân Công hãy cùng nhau kiện Giang Trạch Dân, có người thậm chí còn đến nhà học viên trả lại tiền đã cưỡng đoạt trước đó.

Trên các con đường lớn nhỏ, công viên, ngã tư, khu dân cư… tại thị trấn  Lang Phường tỉnh Hà Bắc, người ta thường trông thấy các loại khẩu hiệu  “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân – Thiện – Nhẫn hảo”, “Toàn dân khởi kiện  Giang Trạch Dân”, “Dừng ngay bức hại Pháp Luân Công, lôi ngay Giang  Trạch Dân ra tòa”…

Cảnh sát huyện Diêm Sơn tỉnh Hà Bắc tới tận nhà người dân hoàn tiền

Ngày 23/8, trang mạng Minh Huệ của Pháp Luân Công đưa tin, đầu tháng Giêng năm 2015, 2 học viên Pháp Luân Công là Lưu Ái Hoa (huyện Diêm Sơn tỉnh Hà Bắc) và Lưu Quế Phương (thôn Tiểu Lư) trong lúc đang nói chuyện về Pháp Luân Công thì bị báo cảnh sát, rồi bị trạm cảnh sát địa phương Mạnh Điếm do Đỗ Chí Cường cầm đầu bắt giữ. Tuy nhiên sau nửa ngày thì phía cảnh sát thả người nhưng thu của gia đình hai người mỗi nhà 2000 tệ (khoảng 7 triệu Việt Nam đồng). Sau đó người nhà của học viên này đi đòi lại tiền nhưng cảnh sát không trả, yêu cầu đưa 2 tấm hình rồi nói hai người ấn dấu vân tay mới trả.

Cùng với làn sóng kiện Giang Trạch Dân lên cao, ngày 11/8 vừa qua, chị Lưu Ái Hoa cùng với 2 học viên Pháp Luân Công khác lại đến trạm cảnh sát địa phương Mạnh Điếm đòi tiền. Khi đó cảnh sát nắm quyền Đỗ Chí Cường không ở cơ quan, 3 học viên Pháp Luân Công đã kể lại cho những cảnh sát có mặt về tình hình “tố Giang” hiện nay, sau đó lại tìm tới viên cảnh sát tham gia đợt bức hại Pháp Luân Công năm 2001 đòi lại tài sản trước đây đã cướp đoạt. Viên cảnh sát này sợ hãi nói: “Tôi chỉ là tên lính quèn làm theo mệnh lệnh, tôi không biết gì cả.”

Các học viên Pháp Luân Công lại tìm đến người tiếp họ lúc mới vào. Chị Lưu Ái Hoa hỏi anh ta: “Buổi chiều các anh làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ, chúng tôi muốn gặp anh Đỗ Chí Cường, xin hãy chuyển lời cho anh ta là có cô Lưu Ái Hoa đến đòi tiền.”

Khoảng 3 giờ chiều ngày hôm đó, không chờ chị Lưu Ái Hoa đến đồn cảnh sát, cảnh sát Đỗ Chí Cường đích thân đến nhà trả lại tiền.

Cảnh sát thành phố Phủ Thuận tỉnh Liêu Ninh: Tôi khâm phục các bạn

Ngày 16/8 trang Minh Huệ đưa tin, cảnh sát trạm Tân Tân thành phố Phủ Phuận gọi điện thoại cho một học viên Pháp Luân Công thẩm tra xem có tham gia “tố Giang” hay không, học viên Pháp Luân Công này đã thẳng thắn thừa nhận có tham gia. Cuối cùng người cảnh sát kia nói: “Thực sự chúng tôi rất khâm phục các bạn, tôi gọi bao nhiêu cuộc điện thoại nhưng không ai không thừa nhận!”

Mấy viên cảnh sát đều cười

Trung tuần tháng 7, một cụ bà nông dân 70 tuổi ở đại lục cả đêm dán chữ “khởi kiện Giang Trạch Dân”, vài ngày sau bà bị cảnh sát địa phương bắt giữ.

Sau khi con gái cụ biết đã lập tức đến đồn cảnh sát lớn tiếng nói với mẹ: “Mẹ, tại sao không nói con một tiếng để con giúp một tay, buối tối mẹ nhìn không rõ sao dán chính xác được”. Mấy viên cảnh sát trong phòng đều cười rồi đến ngày thứ sáu liền thả người.

Cảnh sát đến quấy rối lại bị lung lay ý chí

Ngày 12/8 trang Minh Huệ đưa tin, vào sáng ngày 6/8, một học viên Pháp Luân Công ở nhà cùng con gái, khi nghe có tiếng gõ cửa nhẹ nhàng, học viên Pháp Luân Công không nhìn qua lỗ mắt mèo, chỉ hỏi “ai đó” rồi mở cửa, cửa vừa mờ đã thấy thì ra là 2 viên cảnh sát.

Vào ngày 30/7 trước đó, 2 cảnh sát này từng đến gõ cửa, khi đó chị học viên Pháp Luân Công không mở cửa. Lần này chị biết bọn họ đến làm phiền vì chuyện kiện Giang Trạch Dân, trước tiên chị kể cho họ biết tại sao lại kiện Giang.

Sau khi hiểu được những việc làm tà ác của ông Giang cùng chính quyền, 2 cảnh sát này đã tuyên bố không muốn liên can đến các tổ chức của chính quyền Cộng sản Trung Quốc nữa. Trước khi rời đi, họ còn cảm ơn vì chị đã cho họ biết được chân tướng sự thật.

Cảnh sát quận Thiết Tây, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh không còn muốn liên quan đến các tổ chức của chính quyền như Đảng, Đoàn, Đội

Trang Minh Huệ đưa tin ngày 16/8, cảnh sát tên Trần Tục ở quận Thiết Tây, thành phố Thẩm Dương vào ngày 7/8 gọi điện cho học viên Pháp Luân Công có tham gia “tố Giang”, mời đến đồn thẩm vấn. Việc mời đến đồn thẩm vấn được thực hiện dưới nhiều hình thức: có cảnh sát gọi điện đến nhà, có cảnh sát gọi trực tiếp cho học viên Pháp Luân Công, thậm chí có cảnh sát gọi lúc nửa đêm 11h, yêu cầu học viên Pháp Luân Công hôm sau lên đồn xác minh.

Nhiều học viên Pháp Luân Công trả lời với cảnh sát: “Tố Giang là quyền mà Hiến pháp trao cho chúng tôi, các anh không có quyền ngăn cấm”. Có học viên nói: “Cáo trạng là chính tôi viết, tôi không có trách nhiệm đến đồn cảnh sát.”

Có học viên sau khi đến đồn cảnh sát đã kể lại tại sao mình luyện Pháp Luân Công cùng những thay đổi sau khi luyện công… Họ không ngại nói thẳng thắn: Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công là phạm tội, tước đoạn quyền tự do tín ngưỡng là phạm tội, xâm phạm nhà dân không có lý do chính đáng là phạm tội.

  Nhiều cảnh sát cho biết bản thân họ cũng không muốn làm chuyện này, chẳng qua vì lệnh trên phải làm. Có cảnh sát không còn muốn liên quan gì đến các tổ chức của chính quyền như Đảng, Đoàn và Đội.
Cảnh sát Hắc Long Giang: Chị nên tiếp tục kiện

Ngày 22/8, trang mạng Minh Huệ đưa tin cho biết, sáng 22/7, có học viên Pháp Luân Công ở Hắc Long Giang đến trạm bưu điện ở bên phải bến xe thành phố Giai Mộc Tư gửi thư kiện Giang Trạch Dân. Đang lúc gửi thì bị cảnh sát bắt giữ.

Khi bị thẩm vấn trong đồn công an Giai Mộc Tư, vị học viên Pháp Luân Công này không ngại trình bày mọi chân tướng sự việc cho cảnh sát và khuyên họ không nên làm chuyện xấu nữa, cần cho mình con đường rút lui. Thiện ác báo ứng là luật trời, làm việc xấu sẽ bị quả báo. Học viên Pháp Luân Công đưa ra ví dụ: Nhậm Trường Hà là minh chứng, bà ta ngồi ở vị trí an toàn nhất, người trong xe đều không sao, chỉ mình bà ta chết, sau khi bà ta chết một năm thì người chồng cũng xuất huyết não rồi chết, để lại người con mồ côi. (Nhậm Trường Hà trước là cảnh sát trưởng thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, được chính quyền công nhận là một “tấm gương xuất sắc” vì tích cực bức hại Pháp Luân Công. Trong một tai nạn giao thông, bà ấy đã bị văng ra khỏi xe hơi và chết một cái chết bi thảm, nhưng tất cả mọi người khác trong xe lại không bị chấn thương gì.)

Một cảnh sát nói: Chúng tôi cũng thường xuyên vào mạng Minh Huệ.

Học viên Pháp Luân Công nói: Công an đàn áp Pháp Luân Công nhiều người gặp báo ứng, trên mạng đều có thông tin, các anh cũng đều biết.

Thế rồi có cảnh sát quay người bỏ đi, người trong phòng im lặng không nói gì. Lúc này bước vào một vị lãnh đạo, nghe nói là Cục trưởng.

Học viên Pháp Luân Công nói: “Chào Cục trưởng, nếu ngày mai Giang Trạch Dân bị xử lý thì các anh sẽ thế nào? Các anh đã nghĩ chưa?” “Nhất định phải cho mình một lối thoát!”

Người này tiếp tục nói: “Tôi bị Giang Trạch Dân bức hại làm gia đình tan nát. Phòng 610 từng xử oan tôi 3 năm; chồng tôi vì thấy tôi 2 lần bị bắt vô cớ thì tâm lý cũng ảnh hưởng nặng nề, mỗi lần nghe tiếng cảnh sát là căng thẳng. Vì không chịu nổi áp lực nên đã ly hôn với tôi; con tôi cũng vì chồng tôi theo người khác mà thành đứa trẻ bơ vơ; nhà tôi còn lại mẹ già, vì thấy tôi lâu ngày không về nhà, cũng không biết tôi đi đâu, đau buồn quá độ mà qua đời.

Các anh cũng có cha mẹ anh chị em, vợ con, nếu đổi lại các anh cả 1, 2 năm không về nhà thì cha mẹ các anh sẽ như thế nào?”

Lúc đó cả 3 cảnh sát đều chỉ biết cúi đầu im lặng.

Học viên Pháp Luân Công lại nói: “Tất cả chỉ vì tôi luyện Pháp Luân Công, còn Giang Trạch Dân lại là tên đầu sỏ bức hại Pháp Luân Công, đương nhiên tôi phải kiện ông ta.”

Lúc này học viên Pháp Luân Công thấy thư chuyển phát nhanh kiện Giang Trạch Dân của mình nằm trong tay một viên cảnh sát.

Học viên Pháp Luân Công nói: “Công dân có quyền tự do thông tin, các anh tùy tiện mở thư của tôi ra, như vậy là chấp pháp mà phạm pháp”. Phía cảnh sát đã gật đầu thừa nhận.

Trong quá trình ghi chép, cảnh sát hỏi học viên Pháp Luân Công: “Mấy ngày qua liên hệ với ai ở Giai Mộc Tư? Thư này ai đánh máy…”

Học viên Pháp Luân Công nói: “Những điều này tôi không thể nói, các anh chỉ biết đi bức hại người khác, làm chuyện xấu sẽ bị quả báo, cứ tiếp tục như vậy sẽ không tốt cho các anh.”

Một cảnh sát nói: “Người đang làm, trời đang xem, có nhân tất có quả”.

Trên đường áp giải đi trại tạm giam, một cảnh sát sau khi xem qua thư kiện Giang của học viên Pháp Luân Công viết đã nói: “Chị phải kiện, khi ra tù tiếp tục kiện”.

Sau khi bị giữ vài ngày thì học viên Pháp Luân Công được thả về.

Cảnh sát thành phố Giao Châu tỉnh Sơn Đông không còn kiêu ngạo như trước

Vào khoảng 10h sáng một ngày đầu tháng Tám, gia đình ông Trần Tùng Khuê ở thôn Tây Môn, trấn Giao Tây, Giao Châu, Sơn Đông, bất ngờ có 2 vị khách không mời. Hai vị khách đứng ngoài cửa hỏi:

Có phải đã gửi thư kiện Giang Trạch Dân không?”

Ông cụ 70 tuổi bình thản trả lời: “Đúng vậy”.

Hai người kia nói: “Đừng ra ngoài, ở nhà xem truyền hình là được rồi”.

Người con của ông cụ nghe thấy liền đi ra hỏi: “Các anh ở đâu đến?”

Một người nói là người của chính phủ, một người nói là ở trạm cảnh sát địa phương.

Con của ông cụ vặn hỏi tên tuổi, người của chính phủ nói tên là Triệu Huy, người kia nói tên Thạch Thụ Lâm, sau khi nói tên xong họ lại quay sang nói với cụ Trần Tùng Khuê: “Cụ đừng ra ngoài”. Nói xong thì quay người bỏ đi.

Người con kia chất vấn: “Các người có tư cách gì mà nói người ta không ra ngoài?”
Hai người kia không trả lời, vội chui vào xe rồi phóng đi.

Cảnh sát đành chịu phải thả người

Sáng 20/8/2015, hai cảnh sát thuộc trạm cảnh sát địa phương Khánh Hoa thuộc thị xã Bắc An, Hắc Long Giang mặc thường phục đến nhà con của bà Vương Huệ Quân tìm bà Vương Huệ Quân, yêu cầu đến đồn cảnh sát, còn nói con của bà Vương đi theo.

Khi đến đồn cảnh sát thì bị chất vấn: “Bà khởi kiện Giang Trạch Dân không? Ông ấy là Chủ tịch nước mà cũng dám kiện à? Ai giúp làm đơn kiện? In ở đâu? Gửi bưu điện nào?”

Bà Vương Huệ Quân nói: “Đúng là tôi kiện, vì ông ta bức hại tôi. Hiện ông ta không còn là Chủ tịch nước, những câu hỏi của các anh tôi không thể nói, các anh không nên bức hại Pháp Luân Công, nếu tiếp tục sẽ không tốt cho các anh, kẻ đầu sỏ Phòng 610 là Lý Đông Sinh đã bị quả báo. Sư phụ Pháp Luân Công muốn chúng tôi thực hành theo ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ để làm người tốt, ‘đả không hoàn thủ, mạ không hoàn khẩu’ (bị đánh không đánh trả, bị mắng không mắng trả). Trước đây tôi nhiều bệnh tật, nhờ luyện Pháp Luân Công mà khỏe mạnh, nếu tôi không luyện thì chắc đã chết lâu rồi, bây giờ cũng không thể ngồi đây nói chuyện thế này được nữa”. Bà Vương Huệ Quân còn kể thêm cả tiếng đồng hồ về sự thực Pháp Luân Công cho mấy viên cảnh sát nghe.

(Thứ trưởng công an phụ trách Phòng 610 là Lý Đông Sinh đã bị bắt giữ vào tháng 12/2013 để điều tra vì tội tham nhũng.)
Cảnh sát nói bà Vương Huệ Quân xem lại ghi chép rồi ký tên, ấn vân tay, nhưng bà Vương Huệ Quân đều từ chối. Cuối cùng cảnh sát đành thả bà về.

Người thưa kiện có ở tất cả các tỉnh

Từ cuối tháng 5 đến ngày 20/8, mạng Minh Huệ đã tổng kết được 157,851 học viên Pháp Luân Công cùng người nhà họ đã gửi cáo trạng lên Tòa án, Viện kiểm sát tối cao, Bộ Công an và các ban ngành có liên quan.

Địa phận cư trú của người khiếu kiện gồm có: 34 khu hành chính cấp tỉnh, trong đó có 23 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc, 2 khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Macau.

Trong số các học viên Pháp Luân Công kiện Giang Trạch Dân bao gồm những người hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như: thẩm phán, cán bộ văn phòng pháp luật, quan chức chính phủ, quân đội, cảnh sát, giáo sư đại học, giảng viên, nghệ sĩ, kỹ sư, bác sĩ, nhân viên công ty, công nhân, nông dân…

Ngày 20/7/1999, cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân điên cuồng phát động bức hại Pháp Luân Công, với các học viên Pháp Luân Công thực hành theo tín ngưỡng “Chân – Thiện – Nhẫn”, ông ta cho thi hành chính sách “đánh chết xem như tự sát, bôi nhọ danh dự, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”… Nghiêm trọng hơn, ông ta còn tổ chức ra hệ thống cướp mổ nội tạng sống, bị thế giới xem là hành vi tàn ác chưa từng có trong lịch sử loài người.

Tháng 9/2014, “Tổ chức quốc tế điều tra Pháp Luân Công” đã tiến hành điều tra hoạt động phạm tội liên quan đến cướp mổ nội tạng sống học viên Pháp Luân Công và buôn bán cấy ghép của Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế phụ trách Tổng Cục Hậu cần trực thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Bạch Thư Trung. Bạch Thư Trung thừa nhận là Giang Trạch Dân đã ra chỉ thị lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công để cấy ghép.

Ngày 13/9/2006, Bạc Hy Lai khi còn là Bộ trưởng Bộ Thương mại đi theo Thủ tướng đương nhiệm Ôn Gia Bảo thăm thành phố Hamburg ở Đức, từng chính miệng thừa nhận “Giang Trạch Dân đã hạ lệnh cướp mổ nội tạng sống học viên Pháp Luân Công”.
Giấy không thể gói được lửa cũng như cây kim trong bọc lâu ngày sẽ lòi ra, với làn sóng khởi kiện phát triển quá nhanh và mạnh mẽ này, người dân Trung Quốc và thế giới đang dần hiểu ra sự thật mà chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã và đang nỗ lực che giấu. Sớm muộn gì ông Giang cùng phe cánh của ông tham gia vào cuộc đàn áp sẽ phải chịu sự xét xử trước pháp luật và trả lời trước nhân dân Trung Hoa về tội ác ông đã gây ra cho các học viên Pháp Luân Công.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Tinh Vệ biên dịch

Không có nhận xét nào: