Pages

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Điều gì đang xảy ra với nền kinh tế TQ?

Chứng khoán toàn cầu đã hứng chịu một đợt bán tháo mạnh mẽ vào phiên giao dịch 'Ngày thứ hai đen tối' hôm 24.8 do các nhà đầu tư thế giới lo lắng trước tình trạng suy yếu của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Một nhà đầu tư Trung Quốc đang theo dõi bảng điện tử cập nhật giá cổ phiếu tại một công ty môi giới chứng khoán ở Thượng Hải - Ảnh: Reuters
Sau đây là những giải đáp cho các câu hỏi mà nhiều người đang muốn biết về chuyện gì đang xảy ra trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, theo bài viết đăng ngày 25.8 của AFP:

1. Trung Quốc đã làm gì để ngăn chứng khoán sụt giảm?
Trung Quốc đã ban hành nhiều biện pháp vào tháng 7 sau khi giá cổ phiếu trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm hơn 30% tính từ giữa tháng 6. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ tác động giúp tăng giá cổ phiếu trong ngắn hạn, nhưng hiện chúng đã không còn hiệu quả.
Chỉ số SSE của sàn Thượng Hải đã tăng khoảng 17% trong 2 tuần sau khi các biện pháp hỗ trợ thị trường được ban hành, nhưng sau đó đã giảm toàn bộ phần tăng này, rồi tiếp tục mất thêm gần 21%.
Sàn Thượng Hải là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ 5 thế giới tính theo quy mô vốn hóa thị trường vào tháng 5.2015. Khác với sàn giao dịch Hồng Kông, sàn Thượng Hải vẫn chưa được mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư quốc tế và thường xuyên chịu sự điều phối của chính phủ Trung Quốc.
2. Diễn biến sắp tới của thị trường chứng khoán và tiền tệ Trung Quốc?
Đợt sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 24.8 đã khiến giá cổ phiếu trên sàn Thượng Hải rơi xuống dưới mức đạt được vào ngày 8.7, thời điểm chính phủ Trung Quốc can thiệp và giúp thị trường tăng điểm trở lại.
Ngoài ra, sau “Ngày thứ hai đen tối”, chỉ số SSE cũng đã nằm dưới mức chốt phiên ngày 31.12.2014 và điều này có nghĩa là toàn bộ đợt tăng tính từ đầu năm đến nay đã “bốc hơi”.
Bất chấp việc chính phủ Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực lớn để vực dậy thị trường, nhưng các nhà phân tích dự đoán giá cổ phiếu nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm sâu do đợt sụt giảm của hàng loạt thị trường trên thế giới cũng đang tác động đến Trung Quốc.
Đồng nhân dân tệ được dự đoán sẽ tiếp tục suy yếu so với đồng USD, mặc dù Ngân hàng Trung ương Trung Quốc được kỳ vọng sẽ ra tay can thiệp.
Nomura, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản, dự báo tỉ giá nhân dân tệ/USD, hiện đang ở mức 6,4 nhân dân tệ/USD, sẽ ở mức 6,6 nhân dân tệ/USD vào cuối năm nay.
3. Vì sao thị trường tài chính thế giới quá bi quan đối với kinh tế Trung Quốc?
Điều gì đang xảy ra với nền kinh tế Trung Quốc? - ảnh 2
Kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại - Ảnh minh họa Reuters
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở mức 7,4% hồi năm 2014, mức tăng trưởng chậm nhất tính từ năm 1990, và tăng trưởng đã chậm thêm trong năm nay, vào khoảng 7% mỗi quý.
Mặc dù đây là tốc độ tăng nhanh hơn rất nhiều so với hầu hết các nền kinh tế lớn khác, nhưng việc đồng nhân dân tệ suy yếu làm dấy lên hoài nghi rằng “sức khỏe” của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tệ hơn so với số liệu được công bố chính thức.
Việc GDP trong quý 2.2015 trùng khớp hoàn toàn với mục tiêu toàn năm của chính phủ (7%) khiến nhiều chuyên gia phân tích đặt câu hỏi về độ chính xác của số liệu này, vốn được Bắc Kinh thông báo sau khi có một vài số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.
AFP bình luận rằng Trung Quốc từ trước đến nay vẫn luôn bị cáo buộc là thay đổi các số liệu về kinh tế theo hướng tích cực trong lúc kinh tế suy thoái.
4. Vì sao kinh tế Trung Quốc suy thoái lại là vấn đề mang tính toàn cầu?
Trong bối cảnh kinh tế châu Âu suy yếu và Mỹ lại đang chuẩn bị nâng lãi suất, thế giới trông chờ vào sức tiêu thụ nguyên liệu thô mạnh mẽ từ Trung Quốc nhằm giúp thị trường tài chính tiếp tục tăng trưởng. Với dân số hơn 1,3 tỉ người, Trung Quốc là một thị trường khổng lồ cho nhiều loại hàng hóa, chẳng hạn như xe cộ. Vì thế, bất kỳ sự suy yếu nào trong tiêu dùng cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất.

Không có nhận xét nào: