Pages

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Nan đề của Nga - Thân Trung, mất Ấn?

VietnamDefence - Những điều tưởng tượng và việc không hiểu hết những thực tế của tình thế địa-chính trị tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình xây dựng quân đội ở Nga.

Việc mở rộng hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự với Trung Quốc không được tất cả các chuyên gia Nga tán thành

Cuộc khủng hoảng Crimea-Ukraine đã dẫn đến việc cần phải thay đổi nhiều văn kiện học thuyết của Nga. Tiếp sau phiên bản mới của Học thuyết quân sự, đã ra đời phiên bản mới của Học thuyết Biển của Liên bang Nga. Phần quân sự của Học thuyết cho thấy, Nga sẽ đặc biệt chú trọng đến đối kháng với NATO ở Đại Tây Dương và Bắc Cực.

Kẻ thù cũ mà mới

Các sự kiện Crimea và Ukraine đã là cái cớ (chứ không hề là nguyên nhân?) để chuyển sự căng thẳng tăng lên từ lâu trong quan hệ giữa Nga và phương Tây sang hình thức đối đầu công khai. Tuy vậy, những sự kiện này lại khẳng định sự bất lực liên tục tăng và hoàn toàn của NATO, đúng hơn là của nhóm nước NATO ở châu Âu. Phản ứng cuồng loạn đối với các hành động của Nga đã cho thấy, người châu Âu không thể và không muốn đánh nhau đến mức nào.

Một lần nữa đã xác nhận được rằng, mối đe dọa quân sự từ phía NATO chẳng qua là điều tuyên truyền tưởng tượng. Bởi vậy, cứ phản ứng mãi với điều tưởng tượng này là hơi lạ. Hoặc là cần nói về sự đối kháng cụ thể với Mỹ, trong đó về mặt quân sự, châu Âu hôm nay là gánh nặng hơn là sự trợ giúp với Mỹ.

Liên quan đến Bắc Cực, thì ở khu vực này, tiềm lực quân sự Nga hiện tại mạnh hơn tất cả các nước Bắc Cực còn lại (tất cả họ đều là thành viên NATO) cộng lại. Hơn nữa, xu hướng hiện nay vẫn đi theo hướng Nga tiếp tục tăng cường sức mạnh so với các nước  này.

Thiếu sót chiến lược

Trong bối cảnh ấy, hướng Thái Bình Dương xem ra là bị xem nhẹ rõ ràng. Mặc dù là dường như các tác giả của học thuyết hiểu rõ tầm quan trọng của nó: “Tầm quan trọng của hướng khu vực Thái Bình Dương đối với Liên bang Nga là to lớn và tiếp tục tăng. Khu vực Viễn Đông của Nga có nguồn tài nguyên khổng lồ, nhất là tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đồng thời, nó lại có ít dân cư và khách tách biệt với các tỉnh công nghiệp phát triển của Liên bang Nga. Những yếu tố này đang trầm trọng thêm với sự phát triển vũ bão của các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gây ảnh hưởng rất lớn đối với các quá trình kinh tế, nhân khẩu học, quân sự và các quá trình khác trong khu vực”.

Hoàn toàn chính xác. Chỉ cần bổ sung rằng, khu vực này mà thực chất ngay hôm nay đã là một trung tâm kinh tế và quân sự của thế giới sắp tới tất yếu sẽ trở thành cả một trung tâm chính trị của thế giới, khi các nước châu Á-Thái Bình Dương cuối cùng sẽ nhận thức được châu Âu là “một đối thủ đang hết thời” và chỉ được coi là “đồng nghĩa của văn minh” là do người ta có thói quen nghĩ thế thôi.

Trong Học thuyết Biển của Nga còn nói rằng, “biên chế số lượng và chất lượng của các hạm đội và phân hạm đội Caspie đang được duy trì ở mức tương xứng với các mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia và an ninh củ Liên bang Nga trên hướng khu vực cụ thể, và được bảo đảm bằng các cơ sở hạ tầng đồn trú, đóng tàu và sửa chữa tàu tương ứng”. Đáng tiếc là tình trạng đó không mở sang Hạm đội Thái Bình Dương.

Hiện tại, trong biên chế của Hạm đội Thái Bình Dương chỉ có 2 tàu ngầm nguyên tử lớp Projekt 949А, 5 tàu ngầm điện-diesel Projekt 877, 1 tàu tuần dương tên lửa Projekt 1164, 1 tàu khu trục Projekt 956, 3 tàu chống ngầm cỡ lớn lớp Projekt 1155, 3 tàu đổ bộ cỡ lớn (2 tàu lớp Projekt 775, 1 tàu lớp Projekt 1171 đưa vào biên chế năm 1974). Ngoài ra, còn 8 tàu ngầm nguyên tử và 2 tàu ngầm điện-diesel, 1 tàu tuần dương tên lửa nguyên tử, 2 tàu khu trục, 1 tàu chống ngầm cỡ lớn và 1 tàu đổ bộ cỡ lớn đang được sửa chữa hay niêm cất, một phần các tàu đó chắc chắn sẽ không bao giờ trở lại đội ngũ.

Về tiềm lực chiến đấu, Hạm đội Thái Bình Dương là yếu nhất trong tất cả các liên binh đoàn chiến dịch-chiến lược của Hải quân Nga trên chiến trường của mình, nó chưa chắc lọt vào nhóm 10 hạm đội mạnh nhất châu Á-Thái Bình Dương, trong khi cả 3 hạm đội ở châu Âu ít nhất đang nằm trong nhóm 3 hạm đội hùng mạnh nhất, còn phân hạm đội Caspie là thủ lĩnh đương nhiên trên chiến trường của mình. Điều ngạc nhiên gấp đôi là Hạm đội Thái Bình Dương ngày nay thực chất vẫn là liên binh đoàn duy nhất không chỉ của Hải quân, mà của cả quân đội Nga nói chung mà quá trình trang bị lại bằng vũ khí trang bị mới đang chạy hết tốc lực đến nay vẫn chưa đụng chạm đến.

Tất cả những tàu ngầm và tàu nổi đã đưa vào biên chế và đang xây dựng vẫn đang hay sẽ vẫn ở lại phần châu Âu của nước Nga. Ngoại lệ chỉ là 3 tàu corvette lớp Projekt 20380 đang đóng ở Komsomolsk trên sông Amur cho Hạm đội Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tốc độ đóng các tàu này chậm hơn nhiều việc đóng các corvette tương tự ở hãng đóng tàu Severnaya verf ở St. Petersburg, hơn nữa, đó là các tàu viễn dương với năng lực tấn công dư thừa, nhưng khả năng phòng thủ rất yếu. Khi nào Hạm đội Thái Bình Dương sẽ nhận được các tàu ngầm mới hay các tàu nổi “bình thường” thì không thể biết được.

Tình hình là như thế kể cả khi mà Viễn Đông được mô tả đúng trong học thuyết là “ít dân cư và khá tách biệt với các tỉnh công nghiệp phát triển của Liên bang Nga”. Nói một cách đơn giản, một khi nổ ra cuộc khủng hoảng địa-chính trị nào đó, sẽ gần như không thể tăng cường Hạm đội Thái Bình Dương bằng các tàu từ các hạm đội khác hay đóng “tại chỗ” được. Tuy nhiên, các hạm đội ở phần châu Âu của Nga đang được tăng cường trong bối cảnh NATO suy thoái về quân sự, còn Hạm đội Thái Bình Dương thì suy thoái trong bối cảnh các hạm đội châu Á đang mạnh lên nhanh chóng và Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ mà nay chính thức sẽ chiếm không dưới 60% tiềm lực của Hải quân Mỹ nói chung.

(Còn nữa)

(VietnamDefence)

Không có nhận xét nào: