Pages

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

VNTB - ASEAN "thực sự lo ngại" đến vấn đề khai hoang ở Biển Đông

Thái Thịnh (VNTB) Ngoại trưởng các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết họ đã "quan tâm nghiêm túc " về cải tạo đất ở Biển Đông, nơi một số quốc gia thành viên tổ chức này nằm trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.


Tuyên bố chung được đưa ra cuối ngày thứ Năm, sau vài ngày diễn ra thảo luận đầy căng thẳng về vùng biển tranh chấp, nơi Trung Quốc đã và đang cải tạo đảo, bất chấp sự phản đối từ các quốc gia có liên quan đến yêu sách lãnh thổ.

Khai hoang đất và cải tạo đảo ở Biển Đông "đã làm xói mòn lòng tin và gia tăng căng thẳng, dẫn đến phá hoại hòa bình," các bộ trưởng ngoại giao cho biết trong tuyên bố chung tại Kuala Lumpur. Tất cả các bên nên "kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp."

Các ngoại trưởng Asean đã cố gắng làm việc với nhau bằng sự ngôn ngữ đồng thuận để đi tới một tuyên bố chung, theo Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam. ASEAN đã từng bị chỉ trích trong quá khứ vì thiếu một lập trường thống nhất trong vấn đề mà tổ chức này phải đối mặt, , bao gồm cả những căng thẳng ở Biển Đông.

Trung Quốc, dù không phải là thành viên của ASEAN, nhưng nước này cùng với Mỹ và một số quốc gia khác đã được mời tham dự Hội nghị. Và tại đây, Bắc Kinh đã phải đối mặt với chỉ trích về hoạt động khai hoang 2.000 ha đất ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, theo các quan chức Mỹ. 

Một đường băng dài 3km, có khả năng hạ cánh một loạt các máy bay quân sự, cũng được Trung Quốc xây dựng trên đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef).

Cẩn thận

Các thành viên ASEAN đã cảnh giác hơn với Trung Quốc trong thương mại, đầu tư và với tuyên bố 80% vùng biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc theo một bản đồ có từ năm 1940. Sự quyết đoán của Trung Quốc trong yêu sách Biển Đông gần đây đã gợi nhớ lại các cuộc biểu tình phản đối từ Việt Nam, Philiphines. 

Trong khi Hoa Kỳ kêu gọi tất cả các bên có liên quan dừng các hoạt động cải tạo, khai hoang trên Biển Đông lại. Thì Philippines đã tìm cách đưa tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc.

Tuyên bố chung của ASEAN lần này “tương tự” như tuyên bố trước đó trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng Tư. Mặc dù, tuyên bố tháng Tư không đề cập tên cụ thể, nhưng Trung Quốc đã phản ứng lại bằng cách "quan ngại nghiêm trọng".

Trung Quốc đã đồng ý đàm phán với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông vào năm 2013, mặc dù rất ít tiến bộ được thực hiện. Tuyên bố hôm thứ Năm cũng kêu gọi đẩy nhanh tiến trình thực hiện quy tắc ứng xử.

“Xói mòn niềm tin”

Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho biết hôm thứ Tư rằng, hoạt động khai hoang đất trên biển đã làm phức tạp thêm tình hình.

"Nó làm xói mòn lòng tin trong khi tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề này," ông nói. Tuy nhiên, ASEAN coi Trung Quốc như một "đối tác thương mại rất quan trọng và chúng tôi có những mục tiêu đầy tham vọng nhằm đạt được giá trị thương mại lên đến 500 tỷ USD vào cuối năm 2015 và 1 nghìn tỷ USD vào năm 2020. ASEAN cũng đã có kế hoạch đầy tham vọng để làm việc với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác. "

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi cũng đã đến dự Hội nghị tại Kuala Lumpur lần này.


Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh "sự sẵn sàng của Trung Quốc để giải quyết một số vấn đề, mặc dù tôi nghĩ rằng, nó không hẳn là quá đáng như nhiều người trong chúng ta nhìn thấy." 

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

ASEAN NGU HƠN CON BÓ THẾ NÀY THẰNG TÀU CỘNG BẮT NẠT LÀ PHẢI RỒI .CÁI GÌ CŨNG RÕ RÀNG CỤ THỂ LÀM SAO NÓ DÁM