Pages

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

VNTB- DongA Bank: Bị đình chỉ, ông Trần Phương Bình có 'hạ cánh cứng'?

Thường Sơn (VNTB)- Liên tục trong những ngày gần đây, địa bàn TP.HCM trở nên xáo trộn mạnh: ở nơi đang vận động để trở thành 'đặc khu kinh tế' và có 'luật riêng', Chủ tịch UBNDTP Lê Hoàng Quân vừa bị Thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra và quy kết trách nhiệm về nhiều sai phạm 'khó tin' (từ ngữ của một tờ báo trung ương); còn Ngân hàng DongA với cổ phần của Văn phòng thành ủy TP.HCM cũng vừa bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt do nhiều vi phạm tài chính, TGĐ Trần Phương Bình bị cách chức và chưa biết số phận sẽ ra sao. Hai hiện tượng 'nhân sự' này lại xuất hiện vào thời điểm sắp diễn ra đại hội đảng bộ TP.HCM để chuẩn bị bầu đại biểu đi dự đại hội đảng toàn quốc vào đầu năm 2016.
Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có thông tin gì hay phản hồi nào từ phía người đứng đầu khối đảng TP.HCM - Ủy viên bộ chính trị, Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải. 
Một số nguồn tin cho hay trong thời gian tới, ông Lê Thanh Hải có thể 'ra' Hà Nội với tư thế tiếp tục 'lên'. 


----------------

Tin liên quan:

Ông Trần Phương Bình bị đình chỉ chức Tổng giám đốc DongA Bank


Ông Trần Phương Bình bị đình chỉ chức Tổng giám đốc DongA Bank
Ông Trần Phương Bình


NHNN vừa có quyết định đình chỉ ông Trần Phương Bình khỏi chức vụTổng Giám đốc DongABank và bà Nguyễn Thị Ngọc Vân khỏi chức vụ Phó Tổng giám đốc.

Theo nguồn tin của TBKTSG, ngày 20/8, NHNN đã công bố Quyết định số 01/QĐ-BKSĐB-DAB đình chỉ chức danh Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank). Cụ thể, ông Trần Phương Bình, Tổng Giám đốc, và bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Phó Tổng giám đốc bị đình chỉ khỏi các chức vụ này.
Ông Võ Hải Nam, Giám đốc Ban Quản lý rủi ro BIDV hội sở chính được NHNN chỉ định chức vụ Tổng giám đốc DongA Bank thay thế ông Bình. Còn ông Phạm Thế Nguyên, Phó Giám đốc Chi nhánh Sở Giao dịch 2 BIDV sẽ giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc thay bà Vân.
Trước đó, NHNN đã phát đi thông báo công bố kết luận thanh tra với Ngân hàng TMCP Đông Á và quyết định kiểm soát đặc biệt với ngân hàng này từ ngày 13/8/2015. Theo đó, nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt của DongA Bank sẽ bị miễn nhiệm.
Kết quả thanh tra cho thấy từ năm 2012 trở về trước DongA Bank đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của DongA Bank.
Theo đó, NHNN cũng sẽ miễn nhiệm đình chỉ nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt của DongA Bank và phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật, xử lý nghiêm minh các tập thể cá nhân vi phạm pháp luật gây thất thoát tài sản của nhà nước và nhân dân ở đây.
Cơ quan quản lý cũng sẽ cử những cán bộ có năng lực trình độ chuyên môn từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đảm nhiệm vị trí lãnh đạo chủ chốt của Ngân hàng Đông Á để thực hiện điều hành quản trị và kiểm soát đối với ngân hàng này.
Mai Ngọc
Theo Trí thức trẻ

---------------------------------


Ẩn số nợ xấu tại DongABank


Nếm quả đắng từ đẩy mạnh cho vay bất động sản, DongABank đã rơi vào diện kiểm soát đặc biệt với con số nợ xấu vượt quá vốn điều lệ.


Chiều 20/8/2015, NHNN đã công bố Quyết định số 01/QĐ-BKSĐB-DAB đình chỉ chức danh Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank). Cụ thể, ông Trần Phương Bình, Tổng Giám đốc, và bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Phó Tổng giám đốc bị đình chỉ khỏi các chức vụ này.
Trước đó, từ 13/8, DongABank bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, và thông tin này đã được công bố rộng rãi.
Một ngân hàng có nền tảng tốt về bán lẻ, về công nghệ, ở top ngân hàng tầm trung lại có thể dễ dàng rơi vào tình cảnh này là câu hỏi được không ít người đặt ra. Có ý kiến cho rằng giai đoạn những năm 2008-2012, DongABank đã chĩa mũi nhọn sang cho vay bất động sản và gánh chịu hậu quả nặng nề khi thị trường bất động sản đóng băng.
Nợ xấu của DongABank liên tục trên 3% trong 3 năm gần đây, theo như báo cáo của ngân hàng. Trước đó, cuối năm 2011, tỷ lệ này chỉ ở mức 1,69% rồi đột ngột lên 3,95% vào năm 2012 và 3,99% cuối năm 2013. Cuối năm 2014 tổng số nợ xấu mà ngân hàng công bố là 1.947 tỷ đồng, giảm 170 tỷ đồng so với năm trước nhưng vẫn ở mức 3,76% trên tổng dư nợ cho vay, trong đó nợ có khả năng mất vốn là 869 tỷ đồng.
Trong năm qua, DongABank đã thu hồi từ khách hàng 716 tỷ đồng, số dự phòng đã sử dụng để xử lý rủi ro trong năm 2014 là 329 tỷ đồng; cơ cấu nợ 3.545 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân hàng đã thu hồi nợ ngoại bảng 31,9 tỷ đồng. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/nợ xấu đến cuối năm 2014 là 49%.
Nói nợ xấu trong năm 2014 giảm so với năm 2013 chỉ là giảm về mặt kỹ thuật do đã đẩy cục nợ lớn cho VAMC. Số nợ xấu ban đầu bao gồm cả 3.921 tỷ đồng nợ bán cho VAMC sẽ lên tới 5.868 tỷ đồng, gấp 2,8 lần số nợ xấu 2.117 tỷ đồng cuối năm trước. Trong khi đó, vốn điều lệ của ngân hàng hiện chỉ là 5.000 tỷ đồng. Và tỷ lệ nợ xấu thực sự sẽ dâng lên 11,3% chứ không phải là 3,76%.
Đó là chưa kể nếu theo cách tính của NHNN thì những khoản cho vay do vướng mắc chính sách khiến thủ tục giấy tờ chưa hoàn thiện dẫn đến khoản vay trở thành không có tài sản đảm bảo thì vẫn bị coi là nợ xấu. Với cách tính này, theo một số nguồn tin, thì tổng số nợ xấu của DongABank tới mười mấy nghìn tỷ đồng. "Điểm huyệt" nợ xấu này là nguyên nhân khiến cho DongABank bị rơi vào kiểm soát đặc biệt, dù theo lãnh đạo ngân hàng đa số các khoản nợ sau 31/7/2014 đã được giải quyết.
Theo thuyết minh BCTC quý III/2014, DongABank cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước vay 51.865 tỷ đồng, trong đó có 6.945 tỷ đồng nợ quá hạn và nợ tiềm ẩn là 6.657 tỷ đồng. Từ đó đến nay, số liệu về nợ tiềm ẩn không được cập nhật.
Vậy ai "ôm" nợ của DongABank nhiều nhất? Theo kết luận của thanh tra NHNN, DongABank đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng trong giai đoạn 2012 trở về trước. Báo cáo tài chính của ngân hàng cho thấy, cuối năm 2014, về cơ cấu cho vay tại DongABank, tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân ở mức 30% và dư nợ cho vay doanh nghiệp ở mức 70%.
Câu hỏi khiến nhiều người đặt ra, công ty nào đang ôm nợ của DongABank nhiều nhất? Nhiều luồng thông tin cho rằng khoản nợ lớn của DongABank hiện nay rơi vào nhóm doanh nghiệp bất động sản, trong đó có CTCP Bất động sản Phát Đạt (PDR) vì công ty này có nhiều khoản vay trùng hợp về thời gian. Tại ĐHĐCĐ DongABank tổ chức cuối tháng 7 vừa qua, nhiều cổ đông đã lên tiếng chất vấn ban lãnh đạo ngân hàng về khoản nợ tại Địa ốc Phát Đạt.
Giải trình vấn đề này, ông Trần Phương Bình khi ấy là Tổng giám đốc DongABank cho biết, Phát Đạt hiện có dư nợ tại DongA Bank và ngân hàng đang trong quá trình thu hồi nợ, nhưng do thủ tục phát mãi chậm, vì vậy đến nay vẫn chưa xong. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2015 của Địa ốc Phát Đạt, PDR nợ dài hạn ngân hàng Đông Á 619 tỷ đồng, trong đó có 581 tỷ đồng là nợ đến hạn phải trả. Tuy nhiên vấn đề của PDR là công ty có lượng tồn kho lớn từ các dự án bất động sản, trong khi tiền và tương đương tiền cuối quý 2 chỉ còn chưa đến 66 tỷ đồng.
Một ngày trước khi bị NHNN công bố kết quả thanh tra, ông Trần Phương Bình cũng đã chính thức thừa nhận với báo giới rằng thời gian qua, nhà băng này gặp nhiều khó khăn đặc biệt, giới tài chính rất quan tâm đến chuyện nợ xấu. DongABank muốn xin NHNN thêm khoảng thời gian và để xử lý nợ xấu ngân hàng nhanh nhất là tái cơ cấu. Tuy nhiên câu chuyện đã diễn ra không theo ý muốn của cựu ông chủ nhà băng này.


Kim Tiền
Theo Trí thức trẻ

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

TẠI SAO BÍ THƯ LÊ THANH HẢI KG LÊN TIẾNG VỀ VỤ ĐÁ BANK, LỖI TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2012 TẠI SAO KG THAY NHÂN SỰ VÀ QUY TRÁCH NHIỆM TỪ ĐÓ ĐẾN NAY MỚI LÀM. CÓ PHẢI TRUNG ƯƠNG ĐẢNG ĐANG ĐÁNH VƠ VÉT TÀI SẢN KIỂU MỚI KG ? NHÂNDÂN HẢY RÚT TIỀN VỀ NGAY THÔI.

Nặc danh nói...

THẰNG HẢI MUỐN CHỨC LỚN Ở TRUNG ƯƠG NÊN ĐÃ BÁN ĐỨNG ĐỒNG CHÍ MÌNH VÀ BẦU SỬA NUÔI NÓ Ở ĐÔG Á BANK.