Pages

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Kiến nghị về yêu cầu ngừng biểu tình

Những người biểu tình chống Trung Quốc
Các cuộc biểu tình đã diễn ra nhiều tuần lễ nay
Một số nhân sỹ trí thức gửi kiến nghị lên giới chức Hà Nội để ‘phản đối thông báo trái pháp luật cấm thực hiện quyền biểu tình theo Hiến pháp’.
Hôm 18/8, Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội đã ra thông báo gây tranh cãi, chỉ ba ngày trước khi một cuộc biểu tình khác có thể sẽ diễn ra.


Danh sách dẫn đầu bản kiến nghị cũng như tên người gửi trên bì thư là Tiến sỹ Nguyễn Quang A và nhà văn Nguyên Ngọc. Tiếp theo là những tên tuổi như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Giáo sư Chu Hảo... và cả Nguyễn Chí Đức - người đã bị khiêng lên xe buýt trong một lần biểu tình trước.


Bản kiến nghị lần này tập trung vào việc phản đối thông báo của UBND TP Hà Nội, nói thông báo này đã ‘cản trở quyền công dân’ theo điều 69 Hiến pháp 1992.
Kiến nghị cũng cáo buộc thông báo này đi ngược lại với tuyên bố của Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Hà Nội, nói hôm 2/8/2011, rằng nhà chức trách "không chủ trương đàn áp người biểu tình yêu nước".

Nhẹ tay hơn?

Thông báo của UBND Hà Nội được đưa ra trong bối cảnh giới chức dường như ‘nhẹ tay’ hơn với người biểu tình chống Trung Quốc trong hai lần biểu tình gần đây nhất, sau khi có cáo buộc công an đánh người hôm 17/7.


Nhóm nhân sỹ trí thức đã kịch liệt phản đối ý kiến của UBND TP Hà Nội khi cho rằng hoạt động biểu tình 'đã bị lợi dụng' và 'các thế lực chống đối trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở Thủ đô.’

Bản kiến nghị viết: “Chúng tôi khẳng định không một thế lực thù địch nào của nước Việt Nam có thể lợi dụng lòng yêu nước của chúng tôi, như suy diễn trong thông báo của Ủy ban.

Họ cũng yêu cầu chính quyền làm rõ “ý mập mờ có tính chất chụp mũ rất nguy hiểm rằng những cuộc biểu tình yêu nước của quần chúng có liên quan tới “các thế lực chống đối nhà nước” .
Hồi tháng Sáu, một nhà hoạt động luật pháp nhiều năm kinh nghiệm, luật sư Trần Vũ Hải cũng gửi một bản kiến nghị lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giải thích Điều 69 Hiến pháp về quyền biểu tình.

Điều 69 Hiến pháp 1992 của Việt Nam có quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Theo luật sư Hải, công dân Việt Nam có quyền biểu tình "vì đây là quyền công dân cơ bản", và để thực hiện quyền này, chỉ cần thông báo công khai về mục đích và địa điểm biểu tình.
Tuy nhiên, có cáo buộc rằng một số người đã bị ngăn chặn, thậm chí đe dọa bị không cho tham gia biểu tình.

Không có nhận xét nào: